Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì và cần sắp xếp thế nào?

Nếu mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, miền Nam được sắp xếp cầu kỳ thì người miền Trung đơn giản hơn. Cùng tham khảo cách chọn trái cây và cách sắp xếp mâm ngũ quả ở mỗi miền để phù hợp với phong thủy.

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 18/01/2023

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phong tục được đặc biệt quan tâm trong mỗi gia đình Việt khi Tết đến xuân về. Bởi theo quan niệm, việc chọn lựa và sắp xếp ngũ quả phù hợp phong thủy là mang tới may mắn, tốt lành cho cả năm.

Ý nghĩa của truyền thống bày mâm ngũ quả ngày Tết

Tại sao lại gọi là mâm ngũ quả, thì theo dân gian, ngũ quả là 5 loại quả khác nhau – trái cây 5 màu, có màu sắc rực rỡ để tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và mong cầu đạt được trong năm mới. Ngoài ra, mâm ngũ quả ngày Tết còn tương trưng cho nguồn của cải cả năm để kính báo và dâng cúng tổ tiên. Đó cũng là ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết.

Vậy mâm ngũ quả gồm những gì? Tùy theo gia đình sẽ có những lựa chọn loại quả phù hợp để trưng bày. Tuy nhiên, cần phải chú ý tránh những loại quả mang năng lượng xấu, đồng thời cần biết cách sắp xếp mâm ngũ quả sao cho hài hòa, đẹp mắt.

Mâm ngũ quả gồm những gì?

Ở mỗi miền sẽ cách lựa chọn loại quả để trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau.

Cụ thể, mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm các loại quả: chuối xanh, bưởi vàng, Phật thủ, dứa, quất cảnh, ớt đỏ. Chuối xanh tượng trưng cho sự sum vầy, quây quần. Bưởi vàng là biểu tượng của giàu có, sung túc. Quả dứa (thơm) thể hiện mong muốn khỏe mạnh, an lành. Phật thủ để lưu giữ thần Phật. Những trái quất cảnh vàng đỏ là tô điểm thêm sắc vàng, sắc đỏ rực rỡ để may mắn, tài lộc.

Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung gồm cam, xoài, đu đủ, thanh long, quýt, dừa, dưa hấu… Cam là biểu tượng cho sự thành đạt, dừa nghĩa là không thiếu, đu đủ là biểu tượng của thịnh vượng, quýt là thành công, thanh long nghĩa là rồng mây gặp hội…

Với người miền Nam, mâm ngũ quả ngày Tết không chọn theo màu sắc mà chọn theo cách phát âm “cầu sung vừa đủ xài” và thêm trái thơm để củng cố sự vững chãi, mong muốn con cháu đầy nhà. Theo cách phát âm đó thì các loại trái cây được người miền Nam trưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ thường là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, thơm. Ngoài ra còn có thêm cặp dưa hấu thể hiện mong muốn viên mãn, đủ đầy. Họ kiêng các loại quả như sầu riêng (vì có chữ sầu, buồn; không trưng chuối vì gần chúi chúi, không làm ăn lên)…

Cách sắp xếp mâm ngũ quả ở mỗi miền

Miền Bắc

Người miền Bắc thường sắp xếp mâm ngủ quả như sau: chuối xanh đặt ở dưới cùng như bàn tay nâng đỡ. Trái Phật thủ, bưởi vàng được sắp xếp ở chính giữa. Còn các loại khác được bày xung quanh hài hòa cân đối. Các loại trái cây thường chọn theo số lẻ.

Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung

Cách trang trí của người miền Trung khá đơn giản. Họ sẽ đặt những quả to, nặng ở dưới cùng, xếp bên trên là những quả nhỏ hơn để tạo nên sự hài hòa.

Người miền Nam chưng mâm ngũ quả như thế nào?

Người miền Nam thường xếp mâm ngũ quả giống như hình tháp. Phía dưới là các quả nặng, bự và còn xanh. Bên trên là xen kẽ những quả nhỏ, quả chín. Hai bên sẽ là cặp dưa hấu đẹp mắt.

Một số lưu ý khi chọn quả chưng ngày Tết

Không nên chọn quả đã chín nẫu, quả có hình thù dị dạng, mùi quá nồng hoặc gai nhọn. Bởi đây là những loại quả mang năng lượng không tốt. Đồng thời không chưng trái cây giả trên mâm ngũ quả ngày Tết.

Dịp Tết, Dacsan.com có các món ngon và đồ uống đặc sản ba miền để các gia đình ăn tết tại Tp Hồ Chí Minh thưởng thức. Các sản phẩm bán chạy nhất của Dacsan.com là rượu mơ, rượu táo mèo, rượu sâm sây, bò một nắng, thịt trâu gác bếp, thịt heo gác bếp, dồi sụn, nem chua rán, giò chả Ước Lễ (chả cốm, chả cua, chả ốc, chả sụn…); đặc sản Đà Lạt hồng treo gió, các gia vị thượng hạng như tương ớt Hà Nội.

Xem chi tiết sản phẩm trên website Dacsan.com hoặc gọi 0901.486.486 để được tư vấn và biết thông tin về chính sách giao hàng.