Mâm ngũ quả ngày Tết: Ý nghĩa & Cách bày ở miền Bắc – Nam
Mục lục
Mâm ngũ quả ngày Tết dâng cúng trên bàn thờ gia tiên dịp Tết là phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của người Việt đã truyền từ xưa cho đến nay.
Trong không khí náo nức những ngày cuối năm, những khu chợ trái cây luôn tấp nập người ra vào, bởi lẽ nhà nhà đều muốn chuẩn bị tươm tất những mâm ngũ quả đẹp nhất.
Vậy ý nghĩa thật sự của mâm trái cây cúng lễ này là gì và cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam như thế nào, cùng Thiên Hòa tìm hiểu nhé!
1. Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì?
Mâm ngũ quả là biểu tượng văn hóa đã hình thành và lưu truyền từ lâu trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Việt.
Là mâm trái cây với 5 loại hoa quả khác nhau, mỗi trái cây có một ý nghĩa nhất định, có thể là ý muốn của gia chủ cho một năm mới đủ đầy và sung túc hơn.
Mỗi vùng miền sẽ có cách bày mâm ngũ quả khác nhau, và cách chọn những loại quả cũng khác nhau mang đặc trưng của miền đó.
Ngũ là mấy? Từ ngũ trong mâm ngũ quả có ý nghĩa là con số 5, 5 loại trái cây khác nhau. Trong Kinh Vu Lan Bồn cũng nhắc đến hình ảnh 5 loại trái cây khác màu.
Và con số 5 cũng là con số tượng trưng cho Ngũ Phúc Lâm Môn, bao gồm Phú, Quý, Thọ, Khang và Ninh.
Từ Phú trong Ngũ Phúc Lâm Môn có nghĩa là sự giàu có, nhiều của cải tài sản. Qúy có nghĩa là phẩm chất sang trọng.
Từ Thọ trong Ngũ Phúc Lâm Môn tượng trưng cho sự sống lâu trăm tuổi của gia chủ. Và Khang nghĩa là mong cầu sức khỏe và Ninh (một cuộc sống bình an).
Và ý nghĩa của mâm quả ngày Tết trong Phật Giáo là “ngũ thiện căn”, bao gồm tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
Trong đó, tín căn là lòng tin, tấn căn là ý chí kiên trì, niệm căn có nghĩa là ghi nhớ, định căn là tâm không loạn và huệ căn nghĩa là sự sáng suốt.
Và đó chính là ý nghĩa của mâm ngũ quả trưng bày ngày Tết cúng Tổ Tiên, gia chủ mong cầu những điều tốt đẹp cho gia đình vào những năm mới.
Trong những ngày Tết, tùy điều kiện gia đình, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả tùy ý nhưng vẫn đảm bảo đủ 5 loại trái cây cúng Tết.
2. Ý nghĩa những loại trái cây cúng Tết
Mâm ngũ gồm những quả gì? Cách xếp mâm ngũ quả đẹp, đúng cách vẫn thuộc vào thẩm mỹ và văn hóa vùng miền của mỗi gia đình.
Nhưng nhìn chung thì những loại trái cây thường được dùng để xếp mâm ngũ quả bao gồm trái cây có ý nghĩa như:
Trái bưởi hay dưa hấu luôn được bán tại các khu chợ hay quầy trái cây ở nước ta. Bởi chúng là trái cây nhiệt đới có quanh năm. Ý nghĩa của sự tròn trịa, tươi mát, hứa hẹn một năm mới luôn tràn đầy năng lượng, may mắn.
Trái Lê trong mâm ngũ quả thể hiện cho sự ngọt ngào. Mong muốn mọi việc được hanh thông, suôn sẻ vào năm mới.
Trái Lựu có nhiều hạt, quả mọng nước thể hiện cho sự may mắn, mong muốn sự đông vui con cháu, thể hiện niềm vui sum vầy trong gia đình.
Táo đỏ thể hiện phú quý, trái đào thể hiện sự thăng tiến, trái thanh long mang ý nghĩa rồng mây gặp hội. Và trái dừa tươi thể hiện cho sự đủ đầy, không thiếu thốn.
Trái Sung mang ý nghĩa là sự sung túc. Đu đủ tượng trưng cho sự đầy đủ, phồn thịnh. Trái xoài trong mâm ngũ quả tượng trưng cho một năm kinh tế luôn dồi dào.
Và một số vùng chọn 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành như chuối, bưởi, táo đỏ, quả roi (quả mận), nho đen.
>> Tìm hiểu thêm: Bảng màu phong thủy 2022 hợp mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
3. Tìm hiểu 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành
Trong Triết học phương Đông, mâm ngũ quả cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Ý nghĩa thế giới được tạo nên bởi 5 yếu tố, bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
5 yếu tố ngũ hành ấy thể hiện 5 màu sắc cơ bản nhất, bao gồm màu trắng, màu xanh lục, màu xanh dương, màu đỏ và màu vàng.
Và tương tự như thế, mâm ngũ quả ngày Tết tượng trưng cho các yếu tố tạo nên thế giới, ngũ hành. Với ý nghĩa của sự sung túc, đủ đầy và ấm êm.
5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành bao gồm nải chuối, quả bưởi, quả táo đỏ, quả mận và quả nho đen.
Trong mâm ngũ quả, nải chuối chín là loại trái cây không thể nào thiếu để cúng gia tiên hay thần Phật vào ngày Tết. Chuối xanh mang hành Mộc, nải chuối tượng trưng cho sự đùm bọc, gắn kết gia đình.
Quả bưởi có màu xanh lục hoặc vàng tượng trưng cho hành Thổ, cầu mong phúc lộc. Một số nơi có Phật Thủ, gia chủ có thể thay thế loại này cho Bưởi.
Quả táo đỏ có màu đỏ, mang hành Thổ, tượng trưng cho sự may mắn, đầm ấm, sung túc, phát tài.
Quả Roi hay còn gọi là quả Mận, Mận trắng này tượng trưng cho hành Kim, màu của sự tiền tài công danh sự nghiệp như ý.
Nho đen tượng trưng cho hành Thủy, ý nghĩa của sự phong phú của vật chất gia đình. Cũng mang ý nghĩa của sự thành công, sự may mắn.
Việt Nam có nền nông nghiệp rất phát triển, trái cây nhiệt đới có theo mùa và rất tươi ngon theo miền. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà tự chuẩn bị mâm ngũ quả phù hợp.
4. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết
Mỗi vùng miền sẽ có sự đa dạng về trái cây, cách gọi cũng như mang suy nghĩ khác nhau về văn hóa địa phương, dân tộc.
Thế nên không có tiêu chuẩn gì quá khắt khe với cách bày mâm ngũ quả ngày Tết, ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có cách riêng.
4.1 Bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Miền Bắc Việt Nam là cái nôi của nền văn minh sông Hồng, có hàng ngàn năm văn hóa. Và có những phong tục tập quán từ lâu vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Nhất là về lối sống của gia đình, luôn tôn thờ những giá trị tốt đẹp của gia tiên, đặc biệt chú ý đến lễ nghĩa.
Trong những ngày lễ Tết cũng thế, mâm ngũ quả cực kỳ quan trọng. Gia chủ chuẩn bị đầy đủ các loại trái cây tươi xanh để dâng lên bàn thờ ngày Tết miền Bắc.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc được trình bày theo thuyết Ngũ hành. Nhưng mâm ngũ quả của miền Bắc sẽ có quả chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Nải chuối xanh được đặt ở dưới cùng, quả bưởi vàng ở giữa, hoặc có thể thay thế quả bưởi bằng quả Phật Thủ. Xm hình ảnh đẹp hơn với Tivi Sony chính hãng tại Điện Máy Thiên Hòa nhé.
Đặt các loại quả như đào, hồng, quýt xung quanh sao cho đẹp mắt. Nhớ chuẩn bị phần đế đỡ chắc chắn và đẹp để dâng cúng lên bàn thờ cho trang nghiêm.
4.2 Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung không quá cầu kỳ và đa dạng các loại trái cây như miền Bắc hay miền Nam.
Bởi lẽ miền Trung không trồng được nhiều loại trái cây, cũng khó khăn trong việc phân phối hoa quả trái cây dịp Tết.
Thế nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua đầy đủ, chủ yếu là có gì cúng nấy mà vẫn đảm bảo mang ý nghĩa mong cầu cho năm mới thêm đủ đầy.
Thường thì mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung có chuối, dưa hấu, cam quýt, mãng cầu, dừa, dứa,…
Vì mâm ngũ quả ngày Tết hướng đến việc thờ cúng tổ tiên. Thế nên cần chú ý sự tươm tất trang nghiêm khi dâng cúng.
Không quá chú trọng chọn mua những loại trái cây nhập khẩu đắt tiền quá với điều kiện kinh tế gia đình. Vì chung quy lại thì mong cầu sự yên ấm và vui vẻ hạnh phúc của gia đình.
4.3
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Mâm ngũ quả cúng Tết ở miền Nam rất đa dạng và đủ đầy như miền Bắc, thế nhưng ở mâm quả miền Nam không bao giờ có chuối.
Bởi theo ý nghĩ của người Nam, chuối có âm đọc giống từ “chúi”, nghĩa là sự đi xuống, không ngẩng lên được.
Người miền Nam cũng không chưng quả cam trong mâm ngũ quả ngày Tết. Mà sẽ chuộng những loại trái cây như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,…ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”, là mâm ngũ quả cầu vừa đủ xài.
Cách bày mâm ngũ quả đẹp ở miền Nam cũng có thêm những trái dứa hay dưa hấu xanh để cầu mong may mắn, sự sum vầy con cháu.
Nhìn chung mỗi vùng miền sẽ có cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau nhưng đều có ý nghĩa bày tỏ lòng thành với gia tiên và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới.
5. Lưu ý cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa
Để chuẩn bị một mâm ngũ quả đẹp cho ngày Tết đẹp và dâng cúng được trong nhiều ngày đầu năm mới thì bạn nên nhớ chọn những quả tươi, chưa chín hẳn.
Chọn những quả chắc tay, không bị trầy dập, héo úa và nên chọn những quả tươi và có cuống lá xanh thì bày mâm ngũ quả sẽ đẹp hơn.
Không nên mua quá sớm, thường bày mâm ngũ quả ngày 30 Tết sẽ là thời điểm phù hợp nhất. Không rửa trái cây trước khi đặt vì quả sẽ nhanh hỏng.
Thường thì mâm ngũ quả được lựa chọn các loại trái cây đa dạng phụ thuộc vào điều kiện của gia đình và trái cây từng mùa.
Thế nên chỉ cần trái cây có màu sắc hài hòa, hợp với văn hóa của vùng miền và tươi thì có thể lựa chọn để bày mâm ngũ quả cúng.
Thông thường thì miền Bắc sẽ chú ý đến lựa chọn số lượng trái lẻ trong mâm ngũ quả ngày Tết còn miền Nam sẽ chú ý đến ý nghĩa của các loại trái cây đó.
Lưu ý mâm ngũ quả chỉ bày trái cây chứ không nên bày thêm hoa vào, không bỏ nước uống hay các loại thực phẩm.
Và chú ý mâm quả chắc chắn, không bị rơi rớt trên ban thờ hay có thể để khăn giấy thấm nước phía dưới mặt mâm để tránh trái quả bị hỏng thối nhanh.
6. Những món cần chuẩn bị ngày Tết
Những ngày Tết thì tất bật bộn bề nhiều việc vừa sắp xếp công việc năm cũ vừa chuẩn bị những món đồ cho Tết thêm đủ đầy.
Thế nên chúng ta cần lên danh sách các món đồ cần thiết cho gia đình để đầu năm luôn có sẵn đồ dùng và không mất thời gian chạy vạy đầu năm nữa.
Ngoài mâm ngũ quả ngày Tết, bạn nên chuẩn bị đồ cúng. Đây là thứ không thể nào quên trong ngày trước Tết và ngày đầu năm mới.
Đồ cúng Tết bao gồm nhang đèn, quần áo cúng, vàng mã, rượu, trà cúng,hoa cúng,..Nên mua trước sớm những đồ cúng ông Công ông Táo, cúng đất, cúng trời, cúng gia tiên,…
Hoa cúng được đặt bàn thờ từ ngày 30 Tết cho đến ngày 3 Tết, nhưng muốn hoa luôn tươi xanh thì bạn phải có cách chọn hoa và cách cắm hoa, chăm sóc hoa chuẩn.
Loại hoa cúng Tết phù hợp là hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng, hoa lay ơn, hoa cúc đồng tiền, hoa tulip, hoa sen hay hoa ly.
Hoa cúng Tết là hoa thật, tươi. Không nên chọn hoa nhựa hoa giả sẽ không đẹp và không phù hợp để dâng cúng Thần Phật và tổ tiên.
Chú ý không chọn hoa hồng nhạt hay phớt đỏ mà nên chọn hoa màu vàng hay sắc đỏ sẽ có ý nghĩa trong thờ cúng Phật.
Thực phẩm ngày Tết vô cùng quan trọng, nên chuẩn bị đầy đủ đồ tươi và đồ khô để nấu cỗ cúng và dọn mời khách, để nấu cơm cho gia đình nhiều ngày.
Có thể làm các món ăn để lâu ngày như giò thủ, thịt kho tàu, dưa muối, dưa chua, cải chua, bánh chưng, bánh giò hay thịt đông.
Bạn cũng đừng quên mua sắm những loại thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng cho gia đình như nước rửa chén, lau nhà, đồ vệ sinh nhé.
7. Tổng kết cách làm mâm ngũ quả ngày Tết
Một mùa Xuân mới, một mùa Tết mới lại đến, giữa những tất bật của cuộc sống bộn bề. Chuẩn bị những mâm cỗ cúng thần Phật, gia tiên quả thật rất quan trọng.
Chúng thể hiện cho lòng thành của người còn sống với gia tiên của mình, là những nét đẹp văn hóa trong tiềm thức người Việt.
Dù cuộc sống có bao khó khăn, gia đình vẫn luôn là điểm tựa, những yếu tố tâm linh vẫn là niềm tin của con người.
Thế nên, trong văn hóa của người Việt, chúng ta vẫn luôn có niềm tin tôn thờ và cần được lưu truyền qua nhiều thế hệ mai sau.
Chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết là ý nghĩa tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài sau một năm bộn bề. Cũng là ý nghĩa cho những ước nguyện của gia đình trong năm mới.
Một mâm ngũ quả đẹp có nhiều loại trái cây khác nhau có màu sắc đẹp, tươi. Tùy thuộc vào ý niệm cũng như các loại trái cây từng vùng miền để làm mâm cỗ phù hợp.
Bên cạnh mâm ngũ quả ngày Tết, bạn cũng nên chuẩn bị bánh chưng, mứt, trà rượu hay bánh kẹo, hoa mai đào cho ngày Tết thêm trọn vị.
Vậy là Thiên Hòa chia sẻ về mâm ngũ quả ngày Tết cần chuẩn bị gì và ý nghĩa của chúng như thế nào.
Rất mong những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn và gia đình có một năm mới thật đủ đầy, thật nhiều niềm vui và hạnh phúc bên người thương!
Mời bạn xem thêm: