Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán ở 3 miền khác nhau như thế nào?
Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán ở 3 miền khác nhau như thế nào?
MTXD – Mâm ngũ quả là vật không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình vào dịp Tết. Tuy nhiên mâm ngũ quả có ý nghĩa như thế nào không phải ai cũng biết.
MTXD – Mâm ngũ quả là vật không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình vào dịp Tết. Tuy nhiên mâm ngũ quả có ý nghĩa như thế nào không phải ai cũng biết.
Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Số 5 tượng trưng cho 5 điều là Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Thông thường người ta chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.
Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau.
Mâm ngũ quả là vật không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình vào dịp Tết (Ảnh minh họa).
Ngũ quả được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài mà người nông dân muốn dâng lên tổ tiên, ông bà.
Ngũ quả cũng bày tỏ mong mỏi, hy vọng của người dân về một năm mới no đủ, sung túc, hạnh phúc, vui vẻ. Vì thế, mỗi loại quả bày trên mâm ngũ quả đều chuyển tải một thông điệp.
Tuy nhiên ở hai miền Bắc, Nam mâm ngũ quả lại có ý nghĩa và những loại quả khác nhau.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại quả như: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Thông thường sẽ bày theo cách là nải chuối đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật.
Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Mâm ngũ quả miền Trung
Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Mâm ngũ quả miền Nam
Người dân Nam Bộ rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên trên mâm ngũ quả của miền Nam không bao giờ có chuối.
Thông thường, trong mâm ngũ quả ngày Tết của người Nam bộ sẽ có các loại quả như: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (vì quan niệm “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Điều đặc biệt mâm ngũ quả ở miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh.
Minh Anh (t/h)