Mâm cơm ngày Tết đủ đầy hương vị của 3 miền đất nước

Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người trong gia đình sum vầy bên mâm cơm ấm nồng. Chính vì vậy mà mâm cơm ngày Tết có vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Hãy cùng Bazanland tìm hiểu về ý nghĩa cũng như cách chuẩn bị mâm cơm đặc trưng của 3 miền đất nước nhé.

Ý nghĩa của mâm cơm ngày Tết

Vào dịp đầu năm mới, mọi gia đình người Việt đều chuẩn bị một mâm cơm ngày Tết thật đầy đủ. Mâm cỗ này được dùng để thờ cúng tổ tiên và thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới.

Một mâm cỗ ngày Tết ý nghĩa thì phải có đa dạng các món ăn, được trình bày đẹp mắt và ngon miệng. Mâm cơm đoàn viên không chỉ tượng trưng cho mong muốn một năm mới may mắn, sung túc mà còn thể hiện sự gắn kết, hòa thuận của các thành viên trong gia đình.

Chính vì vậy mà việc chuẩn bị mâm cơm gia đình đã trở thành một phong tục ngày Tết truyền thống của dân tộc ta. Những mâm cỗ đủ đầy hương vị, màu sắc sẽ khiến mùa Tết thêm phần ý nghĩa và ấm áp.

Mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa cầu mong cho những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới

Mâm cơm ngày Tết 3 miền gồm những món gì?

Mâm cơm ngày Tết của mỗi vùng miền tương đối giống nhau, nhưng nhìn chung vẫn có nét đặc trưng của nơi người dân sinh sống. Hãy cùng tìm hiểu mâm cơm ngày Tết 3 miền gồm những gì qua các thông tin dưới đây nhé.

Mâm cơm ngày Tết miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc sẽ được xếp đối xứng theo quy tắc 4 bát 4 dĩa, 6 bát 6 dãi hoặc 8 bát 8 dĩa tương trưng cho sự phát tài phát lộc và bốn mùa yên vui. Tuy số lượng bát dĩa có vẻ nhiều nhưng mỗi phần chỉ chứa một lượng thức ăn nhỏ nên mâm cỗ vẫn rất gọn gàng, đẹp mắt.

Mâm cơm ngày Tết miền Bắc truyền thống

Khí hậu mùa xuân ở miền Bắc tương đối lạnh. Chính vì vậy mà các món trên mâm cỗ phần lớn là món mặn giúp cung cấp nhiều năng lượng. Mâm cơm ngày Tết miền Bắc bao gồm các món:

  • Măng hầm chân giỏ
  • Canh bóng thả
  • Canh miến
  • Gà tần
  • Gà trống luộc
  • Thịt đông
  • Giò lụa, chả quế
  • Bánh chưng ngày Tết
  • Dưa hàng
  • Xôi gấc
  • Nem rán
  • Nộm su hào

Mâm cơm ngày Tết miền Trung

Miền Trung là nơi giao thoa của hai miền Bắc Nam, có thời tiết rất khắc nghiệt nên mâm cỗ nơi đây cũng đơn giản hơn miền Bắc. Tuy vậy, mâm cơm của người dân miền Trung vẫn đầy đủ các món ngon ngày Tết đặc trưng và đậm đà gia vị.

Mâm cỗ đơn giản nhưng vẫn đầy đủ các món ăn của người miền Trung

Mâm cơm ngày Tết miền Trung bao gồm các món:

  • Gà luộc
  • Thịt heo ngâm nước mắm
  • Bánh chưng, bánh tét
  • Ram cuốn
  • Nem chua
  • Chả bò

Mâm cơm ngày Tết miền Nam

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam rất phong phú như tài nguyên thiên nhiên ở vùng đất này. Người miền Nam không cầu kỳ và nhiều quy tắc như của miền Bắc, và cũng không giản dị như của miền Trung.

Mâm cơm ngày Tết miền Nam đa dạng và phong phú

Các món ăn ngày Tết vô cùng đa dạng và bạn có thể thay đổi tùy theo điều kiện của mình. Tuy nhiên, có hai món không thể thiếu chính là thịt kho trứng và canh khổ qua.

Mâm cơm ngày Tết miền Nam bao gồm các món:

  • Thịt kho trứng
  • Canh khổ qua
  • Miến xào rau củ
  • Bánh tét ngày Tết
  • Củ kiệu
  • Chả giò
  • Gà luộc
  • Gỏi ngó sen

Sự khác biệt giữa mâm cơm ngày Tết xưa và nay

Sự khác biệt lớn nhất giữa mâm cơm cúng ngày Tết xưa và nay không phải nằm ở các món ăn, mà là khâu chuẩn bị. Người xưa thường sẽ làm những món ăn để được lâu ngày như thịt heo ngâm nước mắm hay thịt đông một hai tháng trước đó. Ngoài ra, mọi người cũng lo tìm mua nguyên liệu làm bánh chưng, bánh tét từ sớm chứ không đợi đến ngày cận Tết.

Xem thêm: Ý nghĩa của hộp mứt Tết ngày xưa trong văn hóa Việt Nam

Mâm cỗ xưa mang đậm phong vị Tết cổ truyền

Các thành viên trong gia đình sẽ cùng chuẩn bị đầy đủ thực phẩm Tết cũng như hỗ trợ nhau trong việc nấu nướng. Cho nên mâm cỗ ngày xưa đại diện cho hình ảnh sum vầy, hạnh phúc bên nhau của gia đình.

Trong thời đại bây giờ thì các món ăn truyền thống cũng được làm sẵn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bạn chỉ cần mua đồ trong siêu thị hoặc các tiệm thực phẩm để bày trên mâm cỗ. Điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn, nhưng đồng thời cũng làm phong vị ngày Tết cổ truyền dần phai nhạt đi.

Việc chuẩn bị mâm cỗ trong thời hiện đại có phần dễ dàng và tiện lợi hơn

Mặc dù mâm cơm ngày Tết hiện đại không đủ đầy, không trọn vẹn niềm vui như ngày xưa, nhưng khoảnh khắc cả gia đình cùng ngồi quanh bàn ăn vẫn là điều mà ai cũng mong đợi mỗi dịp Tết đến xuân về. Mâm cơm ngày Tết sẽ luôn là điều thiêng liêng và đáng trân trọng nhất trong tim người dân Việt Nam.

Hình ảnh mâm cỗ ngày Tết truyền thống đẹp nhất
Mâm cơm ngày Tết đẹp và đủ đầy các món ăn
Mâm cỗ đơn giản nhưng không kém phần bắt mắt
Mâm cỗ ngày Tết được trang trí độc đáo
Mâm cỗ ngày Tết ngũ sắc

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được sự khác biệt giữa mâm cơm ngày Tết của ba miền, để từ đó nấu được một mâm cỗ đẹp mắt và tươm tất. Chúc bạn và gia đình có một mùa Tết thật ấm áp và tràn đầy niềm vui.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm mua hộp quà Tết dành tặng cho những người thân yêu thì hãy liên hệ với Bazanland nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P.14, Tân Bình, TP. HCM
  • Điện thoại: (+84) 0938 887 171
  • Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00 (Thứ 2 – Thứ 7)
  • Email: [email protected]
  • Website: https://bazanland.com/