Mâm cơm cúng gia tiên ngày Tết theo chuẩn truyền thống
Năm hết tết đến – lại chuẩn bị một năm cũ qua đi đón năm mới đến với bao điều tươi mới. Từ xa xưa dân tộc ta luôn có truyền thống thờ cúng tổ tiên – mong được tổ tiên ban phước lành phù hộ độ trì. Để tỏ lòng thành kính mâm cúng gia tiền ngày Tết thường được chuẩn bị hết sức cẩn thận và tươm tất. Tùy theo vùng miền mỗi nơi lại có những phong tục và các món ăn khác nhau.
1. Mâm cơm cúng gia tiên theo phong tục miền Bắc
Miền Bắc Việt Nam từ trước tới nay vẫn nổi tiếng với nề nếp gia phong, miền quê miền Bắc vẫn giữ được những nét mộc mạc từ xa xưa. Với mâm cơm cúng gia tiên theo tục lệ người Bắc bao gồm các món ăn cơ bản như:
– Bánh chưng + bát cơm tẻ
– Thịt gà luộc
– Nem rán
– Canh miến hoặc canh măng
– Món xào
– Giò xào hoặc giò thịt
– Đĩa rau
Một số món ăn cơ bản trong mâm cơm cúng gia tiên ngoài Bắc
Một số lưu khi cúng lễ ngày tết:
– Tuyệt đối không được nếm hoặc ăn thử các món ăn được dùng để thắp hương lên bàn thờ trong ngày giỗ.
– Trong mâm cơm cúng, không được đặt những món như gỏi hay thức ăn sống có mùi tanh bởi nó sẽ làm ô uế ý nghĩa tâm linh trong thờ cúng.
– Bát, đĩa dùng để bày thức ăn trên mâm cơm cúng giỗ phải là đồ mới, không sử dụng những loại bát đĩa dùng thường ngày.
– Đèn nhang trên bàn thờ phải được thắp trước khi bày thức ăn lên và gia chủ phải ăn mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, kín đáo.
Các món ăn có thể biến tấu cho phù hợp và đẹp mắt hơn
2. Mâm cơm cúng gia tiên ngày tết theo phong tục miền Trung
Với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt, mâm cỗ cúng tất niên của nhiều gia đình cũng vì thế càng phải đầy đủ hơn.
Theo phong tục miền Trung thì mâm cơm tất niên đầy đủ các món như: bánh chưng, bánh tét, giò lụa huế, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua… Gia đình nào tươm tất thì có thêm đĩa bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả huế, đĩa dưa món, bát canh măng khô, đĩa cá chiên…
Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).
Khác với miền Bắc – mâm cơm cúng gia tiên trong miền Trung thường có thêm cá hoặc tôm
3. Mâm cúng gia tiên Theo phong tục miền Nam
Trong miền Nam có nhiều sản vật phong phú, xưa kia lại là vùng đất của dân di cư, nên cỗ Tết của phương Nam có phần phong phú và ít nặng về nghi thức như miền Bắc. Nếu bánh chưng là linh hồn của Tết miền Bắc thì bánh tét lại là thứ quà không thể thiếu trên mâm cỗ của miền Nam. Bánh tét miền Nam rất đa dạng về cả hương vị lẫn màu sắc.
Mỗi một loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa… để cho ra đời những mẻ bánh có màu sắc bắt mắt. Đặc biệt hơn cả là mâm cơm cúng gia tiên tại Miền Nam phải có nồi thịt kho. Món ăn này tượng trưng cho sự no đủ của cả 1 năm.
Ngoài ra còn có các món Nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi gà xé phay trộn củ hành, củ kiệu chua, tôm khô kiệu chua cũng là những món ăn Tết thường có.
Các món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm cúng gia tiên của người Miền Nam trong ngày tết
Mỗi một vùng miền lại có một phong tục riêng độc đáo – nhưng những nét đẹp trong văn hóa của người Việt vẫn sẽ mãi được duy trì như một điều không thể thiếu được. Mâm cơm cúng gia tiên luôn là điều được các gia đình chú trọng trong những ngày tết với mong muốn 1 năm mới ấm no, vạn sự an lành.
Nguồn: Tổng hợp
Mâm cơm cúng gia tiên ngày Tết theo chuẩn truyền thống
Đánh giá bài viết
Đánh giá bài viết