Mâm cỗ ngày tết: toàn tập cách bày cỗ 3 miền Bắc – Trung – Nam, chay mặn

Mâm cỗ ngày Tết với cách bày biện, trang trí cầu kì dường như đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào dịp đầu năm. Trải dọc theo đất nước hình chữ S, mỗi miền Bắc – Trung – Nam đều có cách làm cỗ khác nhau với những món ăn đặc thù hấp dẫn. Thế nhưng, làm thế nào để mâm cỗ không bị ngán khi có quá nhiều món? Dưới đây là tất tần tật gợi ý cho bạn!

Nội Dung Chính

1. Ý nghĩa mâm cỗ ngày tết

Tết cổ truyền là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quay về bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Chính vì thế, mâm cơm ngày tết bao giờ cũng đầy đủ món và được chuẩn bị long trọng hơn ngày thường. Trong văn hóa người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, những suy nghĩ, việc làm trong dịp đầu năm luôn có sự tác động đến kết quả của cả năm đó. Mâm cỗ được sắp xếp, bày biện đủ món với ý nghĩa mong cầu một năm mới ấm no và hạnh phúc.

Bên cạnh đó, mâm cỗ ngày tết còn mang ý nghĩa thể hiện lòng tri ân đến Ông Bà, Tổ Tiên, những người đã có công xây dựng đất nước. Vì thế, vào đêm Giao thừa và 3 ngày đầu năm, các gia đình truyền thống người Việt đều cố gắng nấu cơm thật tươm tất để dâng cúng gia tiên.

Mâm cỗ ngày tết có gì

Mâm cỗ ngày Tết luôn được người ta khéo léo bày biện để dâng cúng gia tiên, ông bà

2. Các loại mâm cỗ thường gặp trong ngày tết

2.1 Mâm cỗ Tất niên  

Tất niên có nghĩa là cuối năm. Mâm cỗ Tất niên là bữa cơm được dọn ăn trong ngày cuối năm. Không ngẫu nhiên mà người ta lại chú trọng bữa ăn vào dịp này như vậy. Sau một năm bận rộn, làm việc vất vả, thậm chí có người phải tha hương cầu thực ở nhiều nơi, đây là thời điểm hiếm hoi để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng ăn một bữa cơm thật đủ đầy. Ngày tất niên thường được chọn vào ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp. Tuy nhiên, ở một số gia đình hoặc công ty, tiệc cuối năm có thể được làm sớm hoặc muộn hơn, tùy vào tình hình thực tế.

Mâm cỗ tất niên

Mâm cỗ tất niên trước để mời ông bà đã khuất về hưởng, sau là để con cháu có dịp tụ họp bên nhau

mam-com-chay-ngay-tet

Mâm cơm chay ngày tết cũng được bày biện hấp dẫn không kém

2.2 Mâm cỗ Giao thừa đón Tết

Vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (giao thừa), mỗi gia đình đều bày biện ra trước nhà một mâm cơm thật tươm tất để “tống cựu nghinh tân”. Mâm cơm cũng là để dâng lời tác bạch đến thánh thần trời đất, cầu mong một năm mới thuận hòa. Mâm cỗ giao thừa nhang đèn, trái cây, rượu, vàng mã, người ta còn không quên nấu những món thật ngon để bày biện. Tùy vào quan niệm của từng nhà, người ta sẽ làm món chay hoặc mặn tùy ý. 

Mâm cỗ đón giao thừa ở miền Nam cũng khác so với miền Bắc, được thể hiện qua mâm ngũ quả, những món ngon ngày tết và cặp bánh tét nhân ngọt. 

mam-co-giao-thua

Mâm cỗ giao thừa phải có đủ bánh chưng, thịt luộc, gà trống

Món ăn ngày Tết

Món ăn ngày Tết lúc nào cũng được chuẩn bị khá tươm tất

2.3 Mâm cỗ ngày Tết cúng gia tiên

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, coi trọng tình nghĩa, gian thờ là nơi thể hiện rõ nhất tình cảm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã khuất. Bữa cơm ngày tết cúng gia tiên bao giờ cũng do người con hiền dâu thảo trong nhà đảm trách, cố gắng nấu nướng thật kĩ lưỡng để trình bày những món ăn không những ngon mà còn phải thật đẹp mắt.

Ngày tết, người Việt thường làm cơm cúng ông bà tổ tiên trong4 ngày quan trọn,g, đó là Tất niên, mồng 1, mồng 2 và mồng 3 tết.

Ở những người dày dạn kinh nghiệm, bữa cơm sẽ được sắp xếp và chọn lựa nguyên liệu chế biến sao cho âm dương hài hòa, tượng trưng cho sự phát triển thuận tự nhiên.

mam-co-cung-gia-tien

Bài trí cúng gia tiên

mam-co-dep

Bài trí mâm cỗ đẹp mắt là yếu tố vô cùng quan trọng

2.4 Mâm cơm ngày Tết

2.4.1 Mâm cơm ngày mồng một Tết

Mồng một Tết là ngày đầu tiên bắt đầu một năm mới. Trong dịp này, người ta luôn chọn mặc đồ mới và dành cho nhau những lời chúc tụng thật tốt đẹp. Sáng mồng một Tết, thông thường những người con dâu và con gái trong nhà sẽ có trách nhiệm bày biện mâm cơm cúng gia tiên. Trong đó, có bốn thứ không thể thiếu được trên gian thờ, đó là bánh chưng, dưa hành, thịt lợn và cơm tẻ. Ở miền Nam, người ta có thể thay thế bánh chưng bằng bánh tét. 

Ngoài ra, trên mâm cỗ ngày mồng một tết, sẽ thiếu đi hương vị tết rất nhiều nếu không có các món như: giò thủ, nem rán, chân giò hầm măng, thịt luộc, giò chả, nem chua, xôi chè, rau cau, rượu, bánh,.. Sau thời cơm sáng, buổi chiều người ta tiếp tục dọn mâm cỗ thứ hai, gọi là Tịch điện (cúng cơm chiều). Theo quan niệm của người Việt, 3 ngày Tết là thời gian vong hồn các người đã khuất được trở về với con cháu trong nhà, chính vì thế các gia đình luôn cố gắng làm mâm cỗ ngày Tết thật ngon để dâng cúng, hệt như ông bà vẫn còn sống.

Bánh chưng ngày tết

Bánh chưng là thứ không thể thiếu được trong ngày tết

mut-tet

Các loại mứt tết cũng được bài trí công phu, tạo nên hương vị tươi mới cho ngày đầu năm

2.4.2 Mâm cơm ngày mồng hai Tết

Mâm cỗ cúng vào ngày mồng hai tết cũng có hai thời, đó là vào buổi sáng và buổi chiều. Thông thường, khi bày cỗ, người ta sẽ cố gắng đặt lên bàn ít nhất 1 chén nước chấm, 4 cái tô và 4 dĩa đựng thức ăn. Bởi lẽ với nhiều gia đình, 4 là con số đẹp, tượng trưng cho sự vuông vắn và vững chãi, giống như 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Ngoài ra, chọn chén và dĩa có mặt đủ trong mâm tượng trưng cho sự hài hòa giữa các yếu tố âm dương, tạo điều kiện cho vạn sự phát triển.

Bữa cơm cúng ngày mồng hai tết cũng được tính toán thật cẩn thận sao cho có đầy đủ các món ngon nhưng không bị trùng lặp với ngày một, tránh gây cảm giác ngán.

Mâm cơm mồng hai Tết

Mâm cơm ngày mồng hai tết với những món ăn truyền thống đặc biệt

Bữa cơm ngày tết

Bữa cơm ngày tết là cơ hội để gia đình sum họp sau một năm làm việc

2.4.3 Mâm cơm ngày mồng ba Tết

Mồng ba được cho là ngày cuối cùng trong ba ngày tết, vì thế người ta thường làm mâm cỗ dâng lên bàn thờ, gọi là cúng ông Vải. Trong mâm. ngoài các món ăn tự tay nấu nướng, người ta còn chuẩn bị thêm một chai rượu trắng, xem như rượu mời ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Ngoài ra, nếu chọn ngày hóa vàng (tiễn người đã khuất đi) là ngày mùng 3 tết thì trên mâm sẽ có thêm một ít giấy tiềng vàng mã.

mam-com-mung-ba-tet

Mâm cơm mùng ba Tết cùng sự sum họp bên gia đình

Múa Lân Tết: Bảng Báo Giá Dịch Vụ Cho Thuê Múa Lân Giá Rẻ 2021

Múa Lân Tết: Bảng Báo Giá Dịch Vụ Cho Thuê Múa Lân Giá Rẻ 2021

Múa lân tết là hoạt động truyền thống khá quen thuộc vào dịp đầu năm. Thông qua màn biểu diễn này, gia chủ cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng và thật nhiều phước lộc. Xuất phát từ

2.5 Mâm cơm hóa vàng đưa Ông Bà

Những người con hiền, dâu thảo sẽ không thể nào không biết đến cách làm mâm cơm hóa vàng, tiễn ông bà tổ tiên về trời. Tục lệ hóa vàng bắt đầu từ người Trung Quốc, sau đó truyền sang Việt Nam đã từ lâu. Người ta thường chọn ngày hóa vàng từ mùng 3 đến mùng 10 âm lịch. Trong ngày hóa vàng, con cháu làm một bữa cơm thật trọng đại để đãi người đã khuất, hệt như lúc còn sống. Đây được xem là bữa ăn cuối cùng trong dịp Tết để cúng gia tiên, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu.

Trên mâm cỗ hóa vàng có đặt thêm bình hoa tương, nhang đèn, vàng mã và văn khấn tiễn đưa ông bà.

3. Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền cần có những gì? Ý nghĩa từng món trong mâm cỗ

3.1 Các món ăn trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc

Nền ẩm thực Việt Nam có thể coi là một trong những nền ẩm thực lâu đời với nhiều món ăn phong phú nhất. Các món ăn được lựa chọn đem chế biến không đơn thuần chỉ mang lại cảm giác ngon miệng mà có thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau. Trải dài từ Bắc vào Nam, mỗi nơi đều có cách làm mâm cỗ ngày Tết khác nhau, thể hiện nét đẹp văn hóa của từng vùng miền.

mam-co-ngay-tet-mien-bac

Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc luôn được bày biện vô cùng chỉnh chu

3.1.1 Món mặn trong mâm cỗ Tết miền Bắc

  • Giò thủ: đây là món ăn ngày Tết khá quen thuộc đối với các gia đình ở miền Bắc. Khác với chả lụa, giò heo, giò thủ là sự kết hợp khá thú vị giữa tai, mũi, lưỡi heo cùng nấm mèo, hành tỏi và các vị gia vị. Khoanh giò thủ được đánh giá là ngon khi có độ dai giòn sần sật vừa phải từ mộc nhĩ và sụn heo. Bên cạnh đó, việc nêm nếm gia vị vừa ăn cũng là yếu tố cực kì quan trọng.

Giò thủ có hình tròn, tượng trưng cho tính dương trong mâm cơm ngày tết cổ truyền.

giò thủ

Giò thủ được cắt miếng, khi ăn có độ dai giòn sần sật khá hấp dẫn

  • Nem rán: còn có tên gọi khác là chả ram, chính là món ngon ngày tết không thể thiếu trong mâm cơm ở miền Bắc. Nem rán được người chế biến gói ghém khéo léo trong lớp bánh tráng mỏng, bên trong là thịt heo, mộc nhĩ, miếng, cà rốt, khoai lang và các loại gia vị.

Nem rán sau khi được cuốn xong sẽ đem chiên cho chín vàng trên bếp lửa. Khi ăn món ăn này, nhất định phải có bát dưa hành bên cạnh để kích thích vị giác mạnh mẽ hơn.

Nem rán miền Bắc

Nem rán hay còn gọi là chả ram là món không thể thiếu trong mâm cỗ ở miền Bắc

  • Gà luộc: nếu luộc gà để làm mâm cỗ ngày Tết cúng gia tiên, người ta thường chọn gà trống hoa mơ. Ở miền Bắc, gà là món ăn dường như đã quá quen thuộc mỗi độ xuân về. Muốn thịt gà da, người ta thường chọn những con gà ta không quá già, sau đó đem làm sạch và chế biến thành nhiều món khác nhau. Gà luộc nhất định phải có muối tiêu chanh thơm phức, vừa đem 

Gà luộc trong mâm cơm ngày tết

Gà luộc trong mâm cơm ngày tết phải là loại gà ta, thịt dai, da giòn, vừa thơm vừa béo

  • Bánh chưng: So với bánh tét, bánh chưng là loại bánh có phần phổ biến hơn ở miền Bắc. Loại bánh có lịch sử lâu đời, tương truyền vào đời Hùng Vương thứ sáu đã được chọn làm cống phẩm dâng cúng tổ tiên. Bánh chưng được làm bằng gạo nếp, phía bên trong là lớp nhân thịt mỡ, đậu xanh được tẩm ướp kĩ lưỡng. Công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm, kĩ năng. Người góp phải buột chặt dây lạt, biết cách đóng khuôn để bánh không bị vô nước nhiều hoặc chín không đều. Ngày tết, bánh chưng được bày lên gian thờ Ông Bà, mâm cúng Giao Thừa như một món ăn rất đỗi gần gũi và quen thuộc.

Bánh chưng

Bánh chưng ngon phải có màu xanh bắt mắt, hạt nếp dẻo, nhân bánh vừa có thịt mỡ vừa có thịt nạc

Chân giò hầm măng: tết là phải đủ đầy, vì thế trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc, người ta luôn cố gắng sắm ít nhất một cái chân giò. Chân giò heo có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như hầm măng, nấu miếng dong hoặc hầm rau củ. Tuy nhiên, ở phía Bắc món chân giò hầm măng được xem là một trong những món sang nhất, ăn không bị ngán và phù hợp cho các dịp đặc biệt.

Chân giò hầm măng

Chân giò béo ngậy, được nấu với măng để quân bình hương vị

mam-co-tet-mien-bac

Mâm cỗ tết miền Bắc lúc nào cũng được bày biện thật tươm tất với nhiều màu sắc khác nhau

  • Giò lụa: Nếu như giò thu được làm từ tai, lưỡi và mũi heo cùng với mộc nhĩ, thì giò lụa được làm từ thịt heo nguyên chất. Miếng giò lụa trắng hồng, cắn vào có mùi thơm đặt trưng của thịt heo. Ngày tết, người ta luôn cố gắng vài cây giò lụa để làm cỗ, cúng ông bà hoặc đem biếu họ hàng. giò lụa có thể thái khúc chấm mắm, hoặc đem kho để ăn dần

Bên ngoài giò lụa

Lớp vỏ bên ngoài giò lụa được chọn gói bằng lá chuối, có màu xanh vô cùng đẹp mắt

giò lụa

Giò lụa nguyên chất phải có màu hồng, khi cắt ra có mùi thơm đặc trưng của thịt heo

3.1.2 Món chay trong mâm cỗ Tết miền Bắc

  • Nấm xào rau củ: Một số gia đình theo đạo Phật vẫn giữ truyền thống cúng đồ chay vào ngày 30 và mồng 1 Tết. Vì thế, các món chay trên mâm cơm ngày Tết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi chế biến các món chay, rau củ, nấm và đậu hũ được xem là những nguyên liệu phục vụ đắc lực. Nấm có nhiều loại khác nhau như nấm đông cô, nấm kim châm, nấm đùi gà,… được xào hoặc nấu canh đều rất ngon.

Nếu không sử dụng thịt, dùng nấm cũng mang đến vị ngọt khá hấp dẫn cho các món xào, nấu xanh

Nấm xào thập cẩm

Nấm xào thập cẩm thanh đạm trong ngày tết


  • Lẩu nấm chay: nếu ăn thịt hoặc các chế phẩm làm từ động vật, người Bắc hoàn toàn có thể biến ngày Tết trở nên trọn vẹn hơn với những món chay đa dạng, hấp dẫn. Một chiếc lẩu nấm chay vào tối mồng Một có thể là gợi ý siêu hay ho nếu bạn muốn chuẩn bị một mâm cỗ dâng lên bàn thờ, sau đó cả con cháu cùng hưởng vui chung. 

lau-nam-chay

Lẩu nấm chay thanh đạm, có màu sắc vô cùng bắt mắt

  • Bánh chưng nhân chay: Thay vì gói nhân thịt mỡ, bánh chưng chay chỉ có lớp nhân đậu xanh. Hoặc, một vài người kĩ hơn có thể dùng thịt giả chay để thêm vào cho đẹp mắt. Bánh chưng chay qua bàn tay khéo léo của người chế biến có hương vị và hình thức không khác gì mấy so với bánh chưng thịt.

Bánh chưng chay

Bánh chưng chay được gói từ nhân đậu xanh

3.2 Mâm cỗ ngày Tết miền Trung có gì?

Miền Trung – khúc ruột của đất nước hình chữ S luôn là nơi giao thoa với nhiều nét văn hóa thú vị. Trong văn hóa ẩm thực, món ăn ngày tết của người miền Trung không quá cầu kì như miền Bắc, cũng không mộc mạc như miền Nam, nhưng vẫn đủ sức cuốn hút, khiến những người con đi xa phải nhớ bởi những món ăn chỉ nơi đây mới thuộc lòng bí quyết chế biến ngon nhất. Bên cạnh các món ăn nhất định phải có trong mâm cỗ như bánh chưng, bánh tét, dưa hành, thịt heo,… người dân nơi đây còn có rất nhiều món ăn khác:

  • Thịt ngâm nước mắm: ngày tết, có rất nhiều món ăn sử dụng nếp và dầu mỡ, ăn nhiều sẽ rất ngán. Chính vì thế, người ta thường đem thịt bò hoặc thịt heo đã luộc sạch, ngâm với mắm trong một chiếc hũ thủy tinh cho thấm đều. Để thịt không quá mặn, người ta đường để trung hòa. Thịt sau khi ngâm có vị mặn và mùi thơm mắm đặc trưng. Ngày tết, người ta thái lát thịt mỏng, đem cuộn bánh tráng dưa hành rồi chấm vào chén mắm ớt cay cay, dẻo quẹo cũng rất ngon.

Thịt ngâm nước mắm

Thịt ngâm mắm được bày trong bình thủy tinh trong khá đẹp mắt

Thịt heo ngâm nước mắm

Thịt ngâm mắm đem cuộc với rau ăn rất vừa miệng

  • Bánh Tổ: món ăn có cái tên khá lạ tai này lại là món ngon gây thương nhớ của người miền Trung. Không cần chế biến quá cầu kì, bánh tổ được làm từ bột nếp sống, pha với đường rồi đổ vào khuôn tròn. Phía trên bánh, người ta rắc thêm mè cho thơm. Trên mâm cỗ ngày Tết, bên cạnh chiếc bánh chưng hình vuông, người ta đặt thêm bánh Tổ hình tròn cho thuận lý âm dương. Bánh tổ có thể đem cất lánh để nhâm nhi uống trà hoặc nướng lên than hồng, chờ cho có mùi thơm rồi thưởng thức.

banh-to

Bánh tổ

  • Chả Bò: tết Cổ truyền, bên cạnh rất nhiều món ăn được làm từ thịt heo,  chả bò là món ăn hấp dẫn có hương vị đặc trưng vô cùng cuốn hút. Chả bò miền Trung có màu đỏ sẫm, được làm từ thịt bò nguyên chất và tẩm ướp gia vị kĩ lưỡng nên có mùi thơm vô cùng đặc trưng. Ngày nay, chả bò không những là món ngon ngày tết mà còn là món quà tặng biếu khách khá thú vị. Ngày tết, khách tới chơi nhà, bên cạnh khay mứt bánh kẹo phổ biến, gia chủ có thể mời khách vàimiếng chả bò ăn chơi.

  • Nem Chua: Bình Định hay Huế đều là những vùng đất nổi tiếng với những món ăn cực kì hấp dẫn. Ngày tết, bên cạnh các món ăn nhiều dầu mỡ, dễ gây ngán, thưởng thức ném chua là cách thay đổi khẩu vị khá hay. Nem ngoài cách ăn không còn có thể đem cuốn rau, bánh tráng cũng rất ngon.

Nem chua

Nem chua là đặc sản của Bình Định cực kì hấp dẫn

Ý nghĩa các món ăn trong mâm cơm ngày tết của miền Trung

Trong 3 miền Bắc, Trung, Nam, miền Trung được xem là vùng đất chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi nằm ngay vùng rốn lũ. Thế nên, đức tính cần kiệm, lo trước bọc sau cũng được thể hiện ngay cả trong văn hóa ẩm thực của người dân vùng này. Ngày tết, trong khi nhiều nơi chuẩn bị linh đình cách loại nem chả, bánh trái thơm ngon nhất, dân miền Trung vẫn không quên tạo nên một cặp bánh tổ để dâng cúng ông bà tổ tiên. Chiếc bánh với hình tròn và vị ngọt độc đáo có thể cất dùng được qua rằm, lại là thức quà thể hiện mong ước về một năm mới bình an và ấm no.

Bên cạnh đó, các món nem chua, chả bò hay bánh ít lá gai đều là những đặc sản được chế biến khéo léo, thể hiện sự trân trọng trong những bữa cơm ngày tết.

3.3 Mâm cỗ Tết miền Nam 

So với miền Bắc, mâm cỗ ngày tết của người miền Nam khá giản dị và mộc mạc. Những món ăn được lựa chọn đưa vào mâm cơm cúng gia tiên cũng hết sức dân dã. Có lẽ, tết đối với người miền Nam biểu hiện rõ nhất ở những buổi sum họp gia đình, bạn bè, ngồi hàn huyên dăm ba câu chuyện đầu năm.

Bên cạnh các món ngon phổ biến như giò, chả, bánh chưng, bánh tét, dưa hành, người miền Nam luôn cố gắng làm phong phú thực đơn ngày tết của họ bằng những món ăn bình dân quen thuộc. Ấy vậy mà cách làm này lại là giải pháp chống ngán khá hiệu quả khi ngày tết có quá nhiều món ăn dư đạm, thừa dầu mỡ.

  • Thịt kho hột vịt/ Thịt kho Tàu: trước Tết vài ngày, người dân miền Nam đã tranh thủ đi mua thịt ba rọi, hột vịt để làm món thịt kho Tàu. So với nồi thịt kho hột vịt của người Bắc, món ăn này trong Nam được nêm nếm ngọt vị hơn, bên trong cũng bỏ thêm nước dừa nên khi ăn với dưa hành lại càng cảm nhận được sự hấp dẫn.

Thịt kho hột vịt

Thịt kho hột vịt

  • Canh khổ qua nhồi thịt: mâm cơm ngày Tết bao giờ cũng được bày biện rất nhiều thịt cá, giò chả và các món ăn nhiều dầu mỡ. Để tránh bị nóng trong người khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đạm và chất béo, người miền Nam thường nấu bát canh khổ qua để thanh lọc cơ thể. Trong mâm cơm ngày cuối năm, dễ thấy sự xuất hiện của món canh này trong thực đơn của họ. Ngoài ra, thêm quan niệm của dân ở đây, tô canh khổ qua trong ngày tết còn mang ý nghĩa cầu mong sự yên bình, sớm vợt qua những khổ nạn đúng như tên gọi của loại canh này.
  • Bánh tét nhân chuối: Nếu như người miền Bắc, miền Trung vốn quen với bánh tét nhân thịt mỡ và đậu xanh thì khi đến miền Nam, người dân ở đây còn làm thêm những đòn bánh tét nhân chuối. Loại bánh này có lớp vỏ làm bằng nếp không khác gì với bánh tét miền Bắc. Thế nhưng điều đặc biệt của nó nằm ở lớp nhân làm bằng đậu xanh và chuối có màu tím cực kì bắt mắt. Khi ăn, người ta cảm nhận được rõ vị dẻo thơm của nếp, ngọt lịm của mật chuối chảy ra trong đòn bánh.

Bánh tét

Bánh tét được làm bằng nếp cẩm rất đẹp mắt

  • Lạp xưởng: là món ngon ngày Tết được rất nhiều bà nội trợ sử dụng để làm phong phú thêm thực đơn trong mâm cơm. Lạp xưởng có thể đem chiên lên hoặc được làm nguyên liệu chế biến thêm nhiều món khác nhau. Khi bày biện mâm cơm đãi khách ngày tết, người miền Nam khéo léo bày ra dĩa lạp xưởng bên cạnh dưa hành và củ kiệu muối, là sự kết hợp khá hài hòa.

Ý nghĩa các món ăn trong mâm cơm miền Nam

Thói quen chuẩn bị mâm cơm ngày Tết với phong cách mộc mạc, dân dã đã ăn sâu vào văn hóa ẩm thực miền Nam. Dù không quá cầu kì trong cách bài trí, bày biện, thế nhưng mỗi món ăn ở đây vẫn mang những ý nghĩa riêng biệt trong ngày đầu năm. Đến chơi nhà người miền Tây miền Nam dịp Tết, lắm khi khách còn được chiêu đãi những thức quà có sẵn trong nhà hoặc tư tay gia chủ chế biến. Uống chén rượu trắng, nhắm miếng bò khô rồi hàn huyên chuyện đầu năm, đó chính là nét đẹp về sự hòa đồng, hồ hỏi của người dân miền Nam.

Tết miền Nam

Tết miền Nam khá đơn giản, chú trọng sự sum họp gia đình

4. Gợi ý thực đơn mâm cơm ngày Tết cho 3 miền Bắc Trung Nam

Chuẩn bị mâm cơm ngày Tết sao cho thật tươm tất là bổn phận của người làm dâu con trong gia đình. Tuy nhiên, mâm cỗ lúc nào cũng đầy ắp giò chả, bánh chưng, dưa hành sẽ rất dễ ngán. Thêm vào đó, việc chuẩn bị mâm cỗ liên tục cho các ngày tết càng khiến bạn đau đầu không biết nên làm món gì để đổi vị. Dưới đây là những gợi ý mâm cỗ cho cả 3 miền Bắc – Trung – Nam

4.1 Gợi ý thực đơn số 1: Mâm cỗ tất niên miền Bắc

  • Bánh chưng
  • Gà luộc
  • Nem rán (chả ram)
  • Xôi gấc
  • Giò lụa, giò thủ
  • Nấm đông cô xào rau củ
  • Vịt nấu măng khô
  • Cơm tẻ

Mâm cỗ ngày tết người Hà Nội

Mâm cỗ ngày tết của người Hà Nội

4.2 Gợi ý thực đơn số 2: Mâm cỗ chay ngày tết đơn giản nhưng hấp dẫn

  • Nấm kim châm xào chua ngọt
  • Đậu hũ chiên xả
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Cơm dương châu bọc lá sen
  • Canh chua chay
  • Salad trộn rau củ
  • Xôi hạt sen
  • Chè trôi nước

Mâm cỗ chay ngày tết

Mâm cỗ chay cúng gia tiên, ông bà

4.3 Gợi ý mâm cơm cúng ngày tết

  • Cà ri 
  • Gà luộc 
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Gỏi gà
  • Bánh chưng bánh tét
  • Mực xào ớt chuông, dứa chua ngọt
  • Giò chả
  • Rau câu 
  • Dưa hành, củ kiệu muối

mam-com-cung-ngay-tet

Mâm cơm cúng ngày tết nhất định phải có gà luộc

4.4 Gợi ý cách làm mâm cơm ngày tết đẹp mắt

  • Xôi nếp cẩm
  • Nem chua, giò lụa
  • Bánh trôi nước đủ màu
  • Bánh bao
  • Nộm đu đủ thịt bò
  • Thịt gà luộc
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Đậu ve luộc
  • Bò bía

Mâm cơm ngày tết đẹp mắt

Với nhà có nhiều trẻ con, trang trí mâm cơm đẹp mắt giúp các bé hứng thú với việc ăn hơn

4.5 Gợi ý món ăn mâm cơm ngày tết người miền Tây

  • Lẩu nấm
  • Bò bía
  • Thịt kho hột vịt
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Mắm chưng
  • Bánh tét, dưa kiệu muối chua
  • Gỏi vịt
  • Chè hạt sen

Mâm cơm ngày tết người miền Tây

Mâm cơm ngày tết của người miền Tây là sự kết hợp của những món ăn truyền thống và sự mộc mạc, giản dị

4.6 Gợi ý thực đơn mâm cỗ hóa vàng đưa ông bà

  • Cơm trắng
  • Xôi chè
  • Thịt heo luộc
  • giò chả
  • Bánh chưng
  • Đậu ve xào thịt heo
  • Canh nấm đông cô
  • Oản, bánh mứt
  • Nhang đèn và vàng mã

Mâm cơm hóa vàng đưa ông bà

Mâm cơm hóa vàng được làm vào ngày 3 hoặc mùng 4 tết, tiễn người đã khuất về lại cửu tuyền

4.7 Gợi ý cách bày biện khay mứt tết đãi khách

  • Các loại mứt: mứt hồng, mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen, mứt khoai, mứt mơ,..
  • Khô bò, khô gà lá chanh
  • Rau cau hoặc bánh flan đãi khách
  • Nước uống có thể dùng nước trà hoặc pha nước sấu, nước mơ đãi khách

Mứt tết đãi khách

Tết không thể thiếu mứt – thứ quà nhâm nhi làm câu chuyện thêm đượm nồng

5. Kinh nghiệm bày mâm cỗ ngày Tết đẹp mắt, tips chế biến không bị ngán

Năm hết tết đến, mỗi nhà đều cố gắng làm những mâm cơm thật đẹp mắt. Trước để cúng ông bà tổ tiên, sau là con cháu cùng được hưởng lộc, có bữa ăn thật tươm tất trong dịp đầu năm. Tuy nhiên, làm thế nào để làm mâm cơm ngày tết đủ đầy nhưng vẫn thật tiết kiệm và không bị ngán? Chắc chắn, với những nàng dâu mới về nhà chồng chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ khá bối rối trong việc chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên hoặc đãi khách ngày tết. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi làm cỗ, phù hợp ứng dụng cho cả 3 miền Bắc – Trung – Nam:

kinh-nghiem-mam-com-ngay-tet

Kinh nghiệm làm mâm cơm ngày tết hấp dẫn

  • Dự tính số lượng người ăn cỗ để mua lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa.
  • Chuẩn bị mâm cỗ trên tinh thần long trọng, hấp dẫn nhưng vẫn phải thật tiết kiệm. Ngày tết, nhiều người thường có tâm lý mua thừa hơn thiếu, tuy nhiên nếu mua dư quá nhiều sẽ gây ra lãng phí. Một mâm cỗ đãi khách thường dao động từ 6-8 món. Ngoài những món chỉ dùng được trong ngày, nên sử dụng các đồ ăn có thể bảo quản lâu, phòng trường hợp không dùng hết
  • Mâm cỗ cúng gia tiên và cúng giao thừa phải có đầy đủ xôi chè, bánh chưng bánh tét và thịt gà (nếu cúng mặn). Trên bàn cúng ngoài thức ăn cần có bông hoa tươi, nhang đèn, văn khấn và khay nước sạch.
  • Ngày tết, việc lạm dụng quá nhiều món ăn dầu mỡ dễ gây ngán. Vì thế, bạn nên chuẩn bị thêm dưa hành, các đồ muối chua để kích thích vị giác, đem lại cảm giác ngon miệng.

Trên đây là cách sắp xếp, chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết chuẩn vị theo từng miền. Chúc bạn một năm mới thật an khang thịnh vượng, ấm no sung túc!