Mâm Lễ Cô Bơ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 1/2023 # Top View | Apim.edu.vn
Dù ai buôn bán trăm nghề Mười hai tháng sáu thì về tiệc cô!
Cô Bơ là ai?
Cô Bơ Bông (hay còn gọi là Cô Ba Thoải Cung) vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa
Cô Ba Thoải Cung là Thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ thánh cô. Cô thường về ban lộc tình duyên, lộc chữa bệnh.
Cô Bơ là giá cô đứng thứ ba trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô. Cô ngự đồng với trang phục trắng thanh tao, trang nhã, thắt đai hồng tạo vẻ êm dịu cho tổng quan bộ trang phục, cô Bơ đội khăn xếp thắt giải nét trắng cùng khăn hoa đẹp dịu dàng mà gợi cảm giác bồng bềnh của thoải phủ. Cô Bơ thường ngự đồng làm lễ tấu hương, cô chèo đò du ngoạn các đền các phủ, lúc an tọa cô làm phép thần để chữa bệnh cho nhân dân.
Động Đình thỉnh bóng Cô Ba Là tiên thần nữ ngự toà thoải cung Tam tòa thánh Mẫu tin dùng Phó Cô cai quản Bơ Bông Thác Hàn Trăng soi động bích gương loan Chợt trông sen trắng cá vàng rước lên Đan đài Chúa ngự tầng trên Tiên Cô giáng xuống ứng miền Thanh Hoa Lê triều có sắc hay là Hằng Nga thể nữ Nàng Ba Thác Hàn
Nghe văn cô Bơ:
Ngày tiệc chính cô Bơ?
Ngày 12.6 âm lịch là ngày rước Cô lên đền Mẫu. Nhưng ngày mất của Cô tương truyền là ngày 8/2. Nhiều nơi vẫn làm ngày tiệc Cô vào 8/2. Tuy vậy, để kỷ niệm ngày rước Cô lên đền Mẫu được coi là chính tiệc của Cô Bơ Bông.
Đền chính thờ cô Bơ hiện nay ở đâu?
Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô có danh hiệu là Cô Bơ Bông hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà cô là đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn).
Đền chính của Cô hiện nay là Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa.
Đền Cô Bơ là nơi thắng cảnh “trên bến dưới thuyền”, nơi giao của Ngũ huyện kê: “Một tiếng gà gáy năm huyện đều nghe” cũng với danh tiếng anh linh của tiên cô nên khách thập phương đến chiêm bái, cầu xin nhân duyên, khoa cử, làm ăn rất đông đúc. Thuyền bè dưới bến sông qua lại đều phải đốt vàng mã kêu cô, rồi những người đến kêu cầu đều dâng cô nón trắng hài cườm, võng lụa thuyền rồng.
Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi. Lại thêm những câu chuyện cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền trở nên linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều người đến hành hương xin cô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.
Cô Bơ về ngự đồng, giá cô Bơ
Cô Bơ luôn giá ngự về đồng, già trẻ, từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông. Khi cô giáng vào ai, dù già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi.
Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây. Lúc cô an tọa người ta thường xin cô thuốc để trị bệnh, vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để ban thuốc chữa bệnh.
Một mái chèo cô chèo về Bát Hải Danh tiếng đồn cô Bơ thỏa mẫu yêu Mặt tròn ba ngấn cổ kiêu Môi son má phấn mỹ miều nết na Sông Thác Hàn ngự chốn ngã ba Thuyền bè xuôi ngược phải nhờ tay cô Cô ra tay trị bệnh hành phù Tàn nhang nước thải cô cho lại lành Cô lên tàu xuống giọng có một mình Không mây cưỡi gió tính tình ngao du Chiếc thoi cô lênh đênh qua cửa thần Phù Thuyền nan chèo quế nhật du tính tình Danh tiếng đồn cô Bơ thoải anh linh Mười hai cửa hành trong tay
Cô cứu sinh cũng lắm độ oan cũng nhiều Cô chỉ thương chúng bệnh hiểm nghèo Cô ban phù cấp thuốc bệnh đều tan thông Sám hối cô cô thương lấy đồng cùng Nỡ nào cô để cho đồng hàn vi Dẫu rằng không thương xin cô cũng yêu vi Cô mượn cầu Ô Thước, cô bắc cầu sông Ngân Cô yêu ai, xa cũng như gần Cô giận ai cách nửa bàn chân cũng lìa
Tính cách người có căn cô Bơ?
Nhìn chung, những người có căn cô Bơ, sát căn cô Bơ sẽ có tính cách giống cô Bơ, được thể hiện qua một số nhận định:
Ngoại hình thanh tú
Tâm tính và phong thái nữ tính bất kể là nam hay nữ
Tâm tình giàu lòng trắc ẩn, nhiều cảm xúc, hay hờn tủi nhưng sắc diện lại vui tươi
Diện trang phục màu trắng rất đẹp
Tình duyên có phần hơi lận đận và trắc trở
Có người ngửi mùi hương thì chao đảo, dễ bị ốp bóng
Khi dự lễ Thánh cô thì bắt đầu rưng rưng, sau đó có khi khóc tùm lum
Cô lúc sinh thời có lẽ trải nhiều mưa nắng dãi dầu nên cô thương chấm lính nhận đồng những người vất vả truân chuyên chứ không phải là con cô mà khổ, biết ra cho núi bạc non vàng,nhược bằng vô ý Cô để nhỡ nhàng mặc kệ ai.
Thần tích cô Bơ bông:
Thần tích cô Bơ ghi chép trong lịch sử
Theo cuốn “Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên” được lưu giữ tại Thái Miếu họ Lê có ghi chép về thần tích cô Bơ Bông như sau:
“Vào khoảng năm 1432, vua Lê Lợi có một đêm mộng thấy một nữ thủy thần báo mộng: “Ta là con gái vua Thủy tề đây. Nhà vua còn nhớ là nợ ta một lời hẹn ước hay không? Bây giờ nghiệp đế vương đã thành sao chưa thấy trả”.
Vua Lê Lợi giật mình tỉnh dậy mới nhớ lại chuyện cũ. Ngày xưa, vào những năm đầu khởi nghĩa, Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp cô gái xinh đẹp, đoan trang đang tỉa ngô được cô cứu thoát. Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua có nói với cô rằng: “Ta có một cháu trai tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn. Sau này kháng chiến thành công ta sẽ gả cháu ta cho cô”.
Người mà Lê Lợi nhắc đến chính là tướng quân Lê Khôi, cháu trai của Lê Lợi (Tướng Lê Khôi chính là một trong các hiện thân của Quan Hoàng Mười được thờ tại đền Củi ngày nay). Cô gái ấy chính là hiện thân của Cô Bơ. Tương truyền, sau thắng lợi, vua Lê Lợi có quay lại tìm cô gái nhưng không thấy. Như vậy lời hứa gả cô cho tướng Lê Khôi đã không được thực hiện.
Sau giấc mơ, biết cô gái tỉa ngô nơi xưa chính là con gái vua Thủy tề, hiện thân lên cõi trần để giúp vua xây dựng nghiệp lớn, Lê Lợi đã phong cô là “Thượng Đằng Thần” và cho xây dựng đền để tưởng nhớ công lao của Cô.”
Thần tích cô Bơ qua các dị bản dân gian
Ngoài ra, còn có các dị bản khác như:
“Vào thời mới khởi nghĩa, có một lần Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba Thác Hàn thì gặp một cô gái đang tỉa ngô. Cô đã lấy quần áo nông dân cho Lê Lợi mặc giả làm anh trai cùng tỉa ngô. Vì thế, Lê Lợi đã thoát cuộc truy đuổi. Lê Lợi rất biết ơn cô gái và có hẹn sau này chiến thắng sẽ đón cô về cung phong công và phong phi tử. Tuy nhiên, sau này khi kháng chiến thành công, Lê Lợi cho người về đón thì được biết cô gái vẫn một lòng kiên trinh chờ đợi cho đến khi thác hóa. Cô gái còn có công lớn trong việc vận chuyển quân lương, quân lính của Lê Lợi trong suốt cuộc khởi nghĩa.”
Huyền tích về cô Bơ sau khi thác hoá
Bên cạnh đó, để ghi tạc công đức của Cô, dân gian còn lưu truyền một số huyền tích khác nói về công trạng của Cô Bơ Hàn Sơn sau khi người thác hóa:
“Vào đầu triều đại Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thái úy Lê Thọ Vực, được giao trấn giữ biên ải Ba Bông. Trong một trận chiến kéo dài, tình thế nguy cấp. Đêm đó. Lê Thọ Vực đã mơ thấy một tiên nữ mặc xiêm y trắng trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói rằng: “Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”.
Theo lời, Lê Thọ Vực đã dẫn quân xuôi về Thác Hàn Sơn dâng lễ cầu Mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm, khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công, thuyền giặc rút chạy bị vấp vào bãi đá ngầm, lật nhào chìm đắm rất nhiều, quân mai phục đổ ra đánh úp, quân giặc chết nhiều vô kể và thất bại thảm hại, không còn dám quấy nhiễu nữa. Để đáp lại ân đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Bơ và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng này.”
Tổng hợp