Mâm Cúng Tổ Nghề, Lễ Vật, Văn Khấn Cúng Tổ Như Thế Nào?
Nội Dung Chính
Mâm Cúng Tổ Nghề, Văn Khấn Cúng Tổ Nghề Như Thế Nào? Gồm Lễ Vật Gì?
Giới thiệu về các mâm cúng giỗ Tổ nghề của các ngành nghề phát triển tại Việt Nam. Chuẩn bị mâm cúng Tổ nghề tươm tất không chỉ là sự tôn kính với người sáng lập ngành nghề, mà còn là nét văn hóa lâu đời cần được phát huy và gìn giữ.
Cúng Tổ nghề là một hành động tâm linh ý nghĩa của mỗi làng nghề nhằm tưởng nhớ công ơn sáng lập Tổ nghề. Để giúp nhiều bạn hiểu được việc cúng kính các vị Tổ nghề quan trọng ra sao. Chúng tôi xin gửi đến những thông tin liên quan đến nghi thức tâm linh này, cũng như việc chuẩn bị mâm cúng giỗ Tổ nghề sao cho tươm tất và thành kính nhất.
Cúng Giỗ Tổ Nghề Mang Ý Nghĩa Như Thế Nào?
Những người có nhiều công lao trong việc tạo ra, truyền bá, phát triển ngành nghề nào đó thường sẽ được người dân vinh danh là Tổ nghề. Phần lớn ngày giỗ tổ các ngành nghề không phải mới ra đời gần đây mà đã có từ thời trước. Chính vì vậy, phong tục làm lễ cúng giỗ Tổ nghề không chỉ dành cho những người sáng lập, mà còn vinh danh công ơn phát triển và gìn giữ ngành nghề đó cho tới đời sau.
Ngoài việc bày tỏ lòng tôn kính với những người có công với ngành nghề ở đời trước. Cúng Tổ nghề còn cầu mong cho việc làm ăn được diễn ra suôn sẻ, tránh rủi ro. Thông thường, trong 1 năm sẽ có ngày giỗ Tổ nghề dựa theo ngày kỵ nhật của vị Tổ nghề đó. Hoặc nếu không có bất kỳ thông tin nào về ngày kỵ nhật thì sẽ chọn 1 ngày nhất định mà mọi người theo nghề muốn để làm ngày giỗ chung.
Cách Lập Bàn Thờ Tổ Nghề Bạn Đã Biết Chưa?
Đối với nhiều ngành nghề, làng nghề thì việc thờ cúng Tổ nghề được xem là truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo quý báu. Bàn thờ Tổ nghề có thể được lập tại gia đình và cúng vào các ngày, tuần, tiết, sóc, vọng, giỗ Tết.
Một số ngày giỗ Tổ nghề lớn nên biết
Theo ước tính, có khoảng 60% ngành nghề tổ chức lễ cúng giỗ Tổ. Chẳng hạn như:
- Nghề buôn bán, kinh doanh.
- Thợ may.
- Nghề mộc.
- Nghề sân khấu.
- Nghề thêu.
- Nghề xây dựng
Ngoài ra, một số ngành nghề mới và có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây cũng được vinh danh như: Nghề làm đẹp, nghề nail, nghề tóc…
Giới Thiệu Về Việc Cúng Giỗ Của Các Ngành Nghề
Sau đây là một số ngày giỗ Tổ nghề được nhiều người quan tâm và tổ chức với các nghi thức, cũng như cách chuẩn bị dành cho những ai quan tâm có thể tham khảo:
Ngày giỗ Tổ sân khấu Và Mâm Cúng
Giỗ Tổ sân khấu hay còn được gọi là giỗ Tổ nghề nghệ sĩ. Ngày này được dành để vinh danh công ơn của những người có công xây dựng và phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật, sân khấu.
Tổ nghề sân khấu gồm những ai?
Trong giới nghệ sĩ sân khấu vẫn thường nhắc nhiều đến 3 vị Tổ nghề sân khấu hay còn gọi là Tam vị thánh tổ. Theo tương truyền từ những người đi trước trong nghề, Tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm:
- Tiên sư: Khai sáng ra nghề sân khấu.
- Tổ sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề.
- Thánh sư: Soạn tuồng.
Còn riêng với từng hạng mục trong lĩnh vực sân khấu như cải lương, chèo, tuồng thì cũng có rất nhiều những người được xem là Tổ nghề. Bởi họ đều có công rất lớn trong việc sáng lập và truyền bá loại hình nghệ thuật cổ mà nhiều người biết đến ngày nay.
Giỗ Tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu?
Theo truyền thống xưa, ngày 12/8 m lịch hàng năm sẽ được chọn là ngày giỗ Tổ nghề sân khấu. Cách đây không lâu, Chính phủ Việt Nam cũng đã có quyết định công nhận ngày ngày là ngày giỗ truyền thống Sân khấu Việt Nam từ năm 2011.
Cách cúng giỗ Tổ nghề sân khấu
Thời xưa, cứ vào ngày 12/8 m lịch, các gánh hát rong sẽ tìm nơi tạm nghỉ và lập thỉnh bàn thờ tổ nghiệp ở sân khấu. Sau đó bày mâm cúng và tiến hành làm lễ. Kết thúc nghi lễ thì chia lộc cho cả đoàn và tục lệ đó vẫn lưu truyền đến ngày hôm nay.
Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Thêu
Bắt đầu từ thế kỷ 16, nghề thêu tại nước ta đã được ra đời do ông tổ Lê Công Hành quê ở làng Quất Động, Thường Tín, Hà Tây khai sinh. Do đó, vào ngày mất hàng năm của ông là 12/6 m lịch. Những ai làm nghề thêu đều tổ chức lễ cúng giỗ Tổ nghề để ghi nhớ công ơn sáng lập ngành nghề này của ông. Được biết, truyền thống cúng giỗ này đã có truyền thống hơn 300 năm.
Mâm Cúng Giỗ Nghề Buôn Bán
Có thể nhiều người vẫn không biết, nhưng Chử Đồng Tử là thương nhân đầu tiên của nước ta. Ông cũng được xem là 1 vị thần linh chuyên bảo hộ cho ngành nghề buôn bán. Bất kỳ ai đi ngang qua miếu thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung đều dừng lại và thắp nhang khấn cần phù hộ cho công việc buôn bán, làm ăn luôn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Theo truyền thống, ngày giỗ Tổ kinh doanh, buôn bán sẽ rơi vào ngày 10 – 15/3 m lịch tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên với nhiều nghi thức cúng bái khác nhau.
Mâm Cúng Giỗ Tổ Thợ May
Người được tôn là Tổ sư của nghề thợ may chính là bà Nguyễn Thị Sen và cũng là tứ phi Hoàng hậu Cồ Quốc của Vua Đinh Tiên Hoàng. Bà mất vào ngày 12/12 m lịch. Do đó, mọi người quyết định chọn đây là ngày giỗ thợ may. Hàng năm vào ngày này, những ai theo nghiệp may mặc đều chuẩn bị 1 mâm cúng giỗ để bày tỏ lòng thành dành cho người đã có công khai sinh và phát triển ngành nghề thợ may.
Mâm cúng giỗ tổ thợ may sẽ có gì?
Giỗ tổ thợ may thường được chọn diễn ra vào buổi sáng. Việc chuẩn bị mâm cúng giỗ sẽ gồm những lễ vật như:
- 1 bình hoa cúng.
- 1 con gà, heo quay hoặc đầu heo tùy ý nguyện.
- 1 đĩa trầu cau.
- 1 ly rượu.
- 1 chén nước lã.
Mâm cúng lễ giỗ Tổ ngành may được lập tại nơi khang trang và ở nơi có bàn máy may. Đối với những người theo ngành nghề này lâu năm như làng Trạch Xá – cái nôi của nghề may thì lễ cúng giỗ Tổ nghề được tổ chức có phần cầu kỳ và long trọng hơn với các lễ vật đặc biệt chuẩn bị kỹ lưỡng như sau:
- 1 bình hoa lay ơn.
- Nhang rồng phụng 5 tất.
- Đèn cầy.
- Gạo và muối.
- Trà.
- Rượu.
- Nếp.
- Trầu cau.
- Bộ vàng mã để cúng ngành nghề may
- Mâm trái cây ngũ quả
Mâm lễ cúng với các món ăn mặn: Xôi hoặc heo quay, bánh bao hoặc bánh chưng, chả lụa…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, các nghệ nhân sẽ mặc trang phục chỉnh tề và đọc bài cúng giỗ Tổ với nội dung cảm tạ công ơn Tổ nghề, cũng như các vị tiền bối đã giúp đỡ cho công việc luôn được thuận lợi, suôn sẻ. Đồng thời cầu mong phù hộ cho phương may mặc đời đời được sung túc, phát đạt.
Mâm Cúng Giỗ Tổ Ngành Mộc
Theo truyền thuyết, giỗ Tổ nghề mộc thường được diễn ra vào 2 ngày trong năm. Đó là 13/6 và 20/12 m lịch. Lễ giỗ được tổ chức tại nhà người thợ mộc hoặc nơi làm việc, với mục đích để tưởng nhớ công ơn khai sinh ra ngành nghề của những bậc tiền nhân đi trước.
Mâm cúng giỗ tổ thợ mộc gồm có những gì?
Mâm cúng giỗ thường sẽ có những lễ vật như sau:
- Mâm trái cây ngũ quả.
- Nhang.
- Đèn cầy.
- Trà, rượu, nước.
- 1 bình hoa cúng.
- Bánh kẹo.
- Giấy vàng mã dùng để cúng giỗ tổ thợ mộc.
- 5 đĩa xôi.
- 5 chén chè.
- Bộ tam sên gồm 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3 – 5 con tôm..
- Gà trống luộc hoặc heo quay tùy vùng miền
Sau khi chuẩn bị các món lễ vật đầy đủ, chủ cơ sở sẽ tiến hành làm lễ dâng hương, đọc văn khấn Tổ nghề mộc. Cảm tạ các vị tiền nhân nhân đi trước đã truyền dạy ngành nghề và mong Tổ sử giúp đỡ những người làm nghề luôn có nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi. Người đọc bài khấn cúng sẽ là thợ chính, tiếp sau đó là thợ phụ, thợ học nghề lần lượt thay nhau thắp nhang và vái lạy trước bàn thờ Tổ sư.
Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Xây Dựng
Ngày giỗ tổ xây dựng được tổ chức vào ngày 20/12 hàng năm. Vào thời điểm này, các công ty hoặc những người thợ xây dựng sẽ tổ chức lễ cúng nhỏ để ghi nhớ công ơn của các vị tiền bối đã có công sáng lập ra ngành nghề này.
Mâm cúng giỗ Tổ nghề xây dựng sẽ gồm các món lễ vật cần chuẩn bị như sau:
- Bình hoa lay ơn.
- Mâm ngũ quả.
- Nhang rồng phụng 5 tất.
- Đèn cầy.
- Gạo muối.
- Trà, rượu, nước.
- Trầu cau.
- Bộ giấy cúng giỗ tổ ngành xây dựng.
- 5 đĩa xôi.
- Gà luộc hoặc heo quay.
- Bánh bao.
- Bánh chưng/ bánh tét.
Việc chuẩn bị lễ vật cần được thực hiện kỹ lưỡng và chu đáo. Tiếp đó, người đứng ra chủ trì buổi cúng cần chọn giờ đẹp trong buổi sáng của ngày giỗ để làm lễ. Sau khi bày lễ cúng và thắp nhang, người chủ trì sẽ đọc bài khấn cúng giỗ tổ và cầu mong các vị tiền nhân sẽ phù hộ cho những người theo nghiệp xây dựng luôn gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc.
Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Tóc
Theo lời của những người xưa truyền miệng kể lại, giỗ Tổ nghề tóc được diễn ra vào ngày 16/3 âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, những ai theo nghiệp làm tóc sẽ chuẩn bị mâm cúng đơn giản và bài văn khấn để dâng lên các vị Tổ sư của ngành nghề tóc.
Bài văn khấn tổ nghề
Mâm Ngũ Quả Trái Cây Cúng Giỗ Tổ Nghề Và Những Cần Điều Biết
Mâm ngũ quả trái cây cúng giỗ tổ nghề phải được bày biện sắm sửa tươm tất. Các loại quả cần phải phối hợp với nhau theo ý nghĩa tâm linh nhất định. Mỗi khi sắm lễ thờ cúng thì việc chọn lựa hoa quả là điều khiến cho nhiều người đau đầu. Bởi các mâm ngũ quả, đặc biệt là mâm ngũ quả trái cây cúng giỗ tổ nghề phải kết hợp với nhau đạt ý nghĩa may mắn cho gia chủ. Vậy bạn cần sắm những loại quả gì để mâm cúng tổ nghề của mình đẹp và tươm tất. Chúng tôi sẽ bật mí chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng đọc và tìm hiểu. Mâm ngũ quả lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ
Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trong Thờ Cúng
Để có thể sắm sửa được mâm ngũ quả đẹp, tươm tất thì việc đầu tiên bạn cần phải làm là hiểu ý nghĩa của mâm ngũ quả.
Trong số những lễ vật cần thiết trong các nghi thức cúng lễ của người Việt Nam mâm ngũ quả chính là lễ vật quan trọng nhất. Sở dĩ có cái tên mâm ngũ quả chính là bởi trên mâm lễ bắt buộc phải có ít nhất là 5 loại quả. 5 loại quả này đại diện cho: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Cũng chính là 5 nguyện vọng lớn của đời người.
- Phúc: thể hiện những điều tốt đẹp, may mắn trong cuộc sống. Khi chúng ta thực hiện những điều tốt đẹp đồng nghĩa với việc tu thân tích đích tạo phúc cho chính mình cùng gia đình.
- Lộc: chính là tiền tài, lộc lá, ý chỉ của cải, vật chất. Lộc gắn liền với vinh hoa phú quý là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn.
- Thọ: là tuổi thọ của con người, hầu hết ai trong số chúng ta cũng đều cầu mong ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi cùng con cháu.
- Khang: là an khang mạnh khỏe, ý chỉ cầu mong sức khỏe luôn mạnh khỏe, không ốm đau bệnh tật.
- Ninh: là yên bình, yên ổn đây cũng chính là điều mà mọi người đều mong muốn. Trong 1 gia đình vợ chồng con cái đều hòa thuận sẽ khiến cho cuộc sống vui vẻ và ý nghĩa hơn. Mỗi loại quả sẽ đại diện cho một ước nguyện của con người
Mâm Ngũ Quả Cúng Giỗ Tổ Nghề Cần Những Trái Nào
Mâm ngũ quả cúng giỗ tổ nghề cần chuẩn bị những quả gì hiện là điều mà nhiều người thắc mắc. Trên thực tế thì việc chuẩn bị mâm ngũ quả như thế nào cũng còn phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền. Mỗi vùng miền cũng sẽ có những loại quả đặc trưng, vì thế mà việc lựa chọn loại quả nào cũng còn phụ thuộc vào địa phương mà bạn đang sinh sống. Không nhất thiết là cứ phải chọn đúng những loại quả nhất định.
- Miền Bắc chuẩn bị mâm ngũ quả như thế nào:
Theo quan niệm của người miền Bắc thì luật ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ rất quan trọng. Luật ngũ hành được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực cũng như những công việc quan trọng của người miền Bắc. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả trái cây cúng giỗ tổ nghề cũng sẽ được chuẩn bị theo luật ngũ hành. Từng loại trái cây trên mâm ngũ quả sẽ được lựa chọn dựa theo màu sắc đại diện của cho từng hành như:
- Hành Kim màu sắc phù hợp sẽ là màu vàng, vậy nên các bạn cần chuẩn bị những loại quả có màu vàng như bưởi, phật thủ….
- Hành Mộc thì hợp với màu xanh, vậy nên một nải chuối xanh luôn là lễ vật không thể thiếu trên mâm ngũ quả của người miền Bắc.
- Hành Thủy sẽ là màu trắng, các bạn có thể lựa chọn lê trắng để đại diện cho hành thủy.
- Hành Hỏa thì không thể thiếu được màu đỏ, vì thế dưa hấu là sự lựa chọn phù hợp nhất.
- Hành Thổ đại diện cho đất vậy nên màu nâu cũng chính là màu sắc đại diện của hành Thổ. Những loại trái cây có màu nâu chính là hồng xiêm, nho…. Mâm ngũ quả được sắp xếp theo luật ngũ hành
- Mâm ngũ quả của người miền Nam:
Khác với người miền Bắc, con người miền Nam ảnh hưởng văn hóa phương tây từ thời xưa. Vì thế mà con người miền Nam sống rất đơn giản, không quá câu nệ về vấn đề tâm linh. Mà phong cách sống của người miền Nam chỉ chú trọng đến chất lượng của cuộc sống. Không cần cuộc sống quá cao sang, chỉ cần một cuộc sống sung túc, tiền tài vừa đủ dùng.
Theo quan niệm và phong cách sống như vậy, mâm ngũ quả trái cây cúng giỗ tổ nghề của người miền Nam sẽ được sắm sửa theo tiêu chí : “ cầu vừa đủ xài sung”. Tức là cầu mọi điều đủ xài sung túc quanh năm. Tương ứng với tiêu chí này chính là các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Một mâm ngũ quả rất đơn giản, thế nhưng lại chứa đầy đủ nguyện vọng của người miền Nam.
- Mâm ngũ quả của người miền Trung:
Miền Trung là mảnh đất kém may mắn hơn so với 2 vùng miền còn lại, dẻo đất miền trung thường xuyên phải hứng chịu thiên tai lũ lụt quanh năm. Vậy nên chất lượng cuộc sống của người miền Trung rất khó khăn, vì thế mà các nghi lễ cúng bái của ở đây cũng rất đơn giản.
Mâm ngũ quả trái cây cúng giỗ tổ nghề sẽ được chuẩn bị dựa theo những loại hoa quả có sẵn, có gì thì cúng nấy, quan trọng vẫn là tấm lòng thành tâm của gia chủ. Có thể lựa chọn những loại quả có sẵn ở địa phương
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lựa Chọn Mâm Ngũ Quả
Mâm ngũ quả là một lễ vật rất quan trọng trong các nghi lễ cúng lễ. Vậy nên việc lựa chọn các loại quả cũng rất cần phải thật cẩn thận. Dưới đây là một số điều mà các bạn cần lưu ý khi chuẩn bị mâm ngũ quả:
- Không nên lựa chọn các loại quả quá chín:
Khi hoa quả trái cây chín quá rất có thể bị nẫu và thậm chí là bị hỏng và mất đi hương vị thơm ngon. Hơn nữa, hoa quả chín nẫu sẽ lôi kéo ruồi bọ về gây ô uế hết cả bàn thờ và không gian cúng báo của gia đình.
Các bạn nên lựa chọn những loại quả vừa chín tới, vừa đảm bảo chất lượng cũng như hình dáng ban đầu của hoa quả. Có như vậy mới có thể thể hiện được tấm lòng thành tâm của gia chủ đối với các vị thần linh cùng gia tiên, tiền tổ và ông bà.
- Không nên lựa chọn các loại quả có gai:
Những loại quả có gai như mít hay sầu riêng chính là điều tối kỵ trên mâm ngũ quả. Không kể đến mùi hương của 2 loại quả này không thích hợp, mà chính yếu tố gai góc mang ý nghĩa không tốt, dễ gây ảnh hưởng đến sự bình yên trong gia đình. Sầu riêng hay mít thì cũng đều là những loại quả không nên bày mâm ngũ quả
- Không nên lựa chọn các loại quả có vị cay hoặc đắng:
Theo quan niệm tâm linh thì các loại quả có vị cay đắng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên đắng cay hơn, khó khăn khổ cực hơn. Hơn nữa việc trưng bày các loại quả có vị cay đắng còn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các vị thần linh, tổ tiên. Các bạn chỉ nên lựa chọn các loại quả có vị ngọt, tươi mát để chuẩn bị dâng cúng.
- Không nên lựa chọn các loại quả mọc sát đất:
Khi chuẩn bị lễ vật dâng cúng cần phải có sự thanh cao và sạch sẽ, vậy nên những loại quả mọc sát đất như dứa hoặc thanh trà….không phù hợp để dâng cúng thần linh. Những loại quả này nằm dưới đất nên sẽ thể hiện sự không sạch sẽ và không tôn trọng.
- Không nên lựa chọn các loại quả có hình dạng méo mó:
Theo quan niệm của người Việt thì tất cả những gì tròn trịa thì mới có thể cầu mong được nhiều điều may mắn trọn vẹn đến với gia đình.Thế nên những loại quả có hình dạng méo mó hay có vỏ sần sùi sẽ mang đến nguồn năng lượng không tốt. Điều này sẽ gây cản trở những điều may mắn đến với bạn.
Không cúng hoa quả quả giả
Đã là hoa quả giả thì chứng tỏ sự lừa dối của gia chủ đối với các vị thần linh. Điều này là điều không thể chấp nhận được, thể hiện sự coi thường các vị thần linh của gia chủ. Vậy nên việc sử dụng trái cây giả để trưng bày mâm ngũ quả là điều tối kỵ trọng các nghi lễ cúng bái. Sử dụng hoa quả giả thể hiện sự thiếu tôn trọng các vị thần linh
Có Nên Đặt Dịch Vụ Cung Cấp Mâm Ngũ Quả Trọn Gói Không
Ngày nay, cuộc sống hối hả sẽ khiến cho con người trở nên bận rộn hơn, quay cuồng với công việc. Chính vì vậy mà đã có rất nhiều người tìm đến sự trợ giúp từ các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sắp cỗ trọn gói. Trong đó mâm ngũ quả trái cây cúng ngày giỗ tổ cũng được các đơn vị này chuẩn bị một cách chu đáo.
Các bạn chỉ cần liên hệ trực tiếp với các trung tâm cung cấp dịch vụ và cung cấp thông tin về lễ cúng của mình. Các đơn vị sẽ nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ khách hàng chọn lựa được mâm lễ như ý.
Vì điều kiện cuộc sống mà các bạn không thể tự tay chuẩn bị được lễ vật thế nhưng khi các bạn sử dụng dịch vụ sắp lễ cúng, cũng sẽ được các vị thần linh chứng giám bởi lòng thành của mình.
Địa Chỉ Cung Cấp Dịch Vụ Sắp Lễ Trọn Gói Chất Lượng Cao
Ngày nay cùng với sự phát triển về nhu cầu sử dụng các dịch vụ sắp lễ trọn gói, các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ cũng mọc lên như nấm. Chính vì điều này đã khiến cho việc lựa chọn được một địa chỉ uy tín chất lượng càng trở nên khó khăn hơn.
Để có thể đảm bảo chất lượng cho mâm lễ của mình, các bạn hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt Nam để được tư vấn trực tiếp. Đến với chúng tôi các bạn sẽ được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Hơn nữa từng loại lễ vật cũng sẽ được nhân viên của chúng tôi giải đáp về ý nghĩa để các bạn có thể hiểu rõ hơn tại sao nên lựa chọn như vậy. Như vậy các bạn có thể nắm bắt được ý nghĩa của mâm lễ của chính mình.
Ngoài ra về chất lượng của mâm lễ thì các bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm. Vì tất cả lễ vật của chúng tôi đều là hoa quả sạch và được cấp giấy chứng nhận đàng hoàng.
Như vậy với những thông tin của bài viết trên, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của mâm ngũ quả.
Lưu Ý Trong Việc Chuẩn Bị Lễ Vật Cúng Tổ Nghề
Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà các bạn có thể chuẩn bị lễ vật sao cho phù hợp. Thông thường, những món lễ vật được dâng lên cúng các vị tiền nhân đều là món đồ tiêu biểu cho riêng 1 ngành nghề.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể chuẩn bị lễ vật là món đồ hoặc thức ăn mà vị Tổ sư đó yêu thích, miễn sao chúng được dâng lên với tấm lòng và sự biết ơn dành cho các vị Tổ nghề. Bởi tấm lòng vẫn luôn là điều đáng quý nhất nên các bạn có thể tùy vào điều kiện kinh tế của bản thân mà chuẩn bị những món lễ vật sao cho thật phù hợp nhất nhé.
Nếu không biết chọn lựa hay chuẩn bị mâm lễ cúng giỗ Tổ nghề sao cho thật thịnh soạn và tươm tất. Các bạn có thể nhờ đến những dịch vụ chuyên cung cấp mâm cúng giỗ đang có trên thị trường hiện nay. Các đơn vị này được thành lập ra với mục đích hỗ trợ và giúp cho nhiều gia đình, doanh nghiệp, công ty có 1 buổi cúng giỗ đảm bảo đúng nghi thức.
Giỗ Tổ nghề từ lâu đã là hoạt động thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam ta. Đồng thời cũng là nét văn hóa cần được giữ gìn và phát huy mãi về sau. Do đó, nếu có nhu cầu chuẩn bị 1 mâm cúng với đầy đủ các món lễ vật cần thiết, các bạn có thể liên hệ đến Đồ Cúng Việt Nam Website: https://docungvietnam.com.vn/ để được tư vấn và hỗ trợ. Hotline: 07.7878.3838 – 08.8888.1938.