Mâm Cơm Ngày Tết Nên Có Những Món Nào? – bTaskee
Vào ngày Tết, gia đình nào cũng tất bật chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên và để cả gia đình quây quần trong dịp đầu năm. Hãy cùng tìm hiểu xem những món ăn nào không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết ở mỗi vùng miền để lên kế hoạch chuẩn bị nhé!
Nội Dung Chính
Ý nghĩa mâm cơm ngày Tết
Không phải tự nhiên mà người ta thường hay sử dụng cụm từ “Ăn Tết” khi nói về ngày Tết truyền thống. Bởi lẽ ẩm thực hay mâm cơm ngày Tết được xem là một phần tinh hoa văn hóa của Tết Việt.
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”
Chỉ nghe qua thôi đã cảm nhận được cái không khí ngày Tết của người Việt. Bởi lẽ, nó thể hiện được những món ăn, những tinh hoa ẩm thực được xem là linh hồn ngày Tết truyền thống của dân Tộc Việt Nam.
Tưởng nhớ Ông bà Tổ tiên
Từ bao đời nay, mâm cơm ngày Tết luôn được xem là một nét đẹp trong văn hóa đón Tết của người Việt. Dẫu là gia đình giàu có, khá giả hay còn nhiều khó khăn, cũng luôn cố gắng chuẩn bị sao cho mâm cơm này được tươm tất, đủ đầy nhất.
Sở dĩ, trong văn hóa Tết Việt luôn có truyền thống cúng cơm, mời Ông bà Tổ tiên về nhà ăn Tết. Mâm cơm này với ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính của con cháu. Cũng như cầu nguyện cho Ông bà phù hộ gia đình có một năm mới nhiều sức khỏe, tài lộc, bình an và hạnh phúc.
Sau khi mâm cơm được dọn từ bàn thờ xuống, cả gia đình sẽ dùng bữa cùng nhau như một cách hưởng lộc từ Ông Bà.
Tết sum vầy
Ý nghĩa mâm cơm ngày Tết ngoài dâng lên Ông bà Tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính. Nó còn mang ý nghĩa cho sự sum vầy, đoàn viên.
Sau một năm dài ròng rã làm việc, bôn ba khắp nơi, ngày Tết là ngày mà những người con làm việc xa xứ được trở về bên cạnh gia đình thân yêu, được trở thành những đứa trẻ của Ông, Bà, Cha, Mẹ. Sẽ được mái ấm, gia đình chở che, bảo bọc. Được cùng gia đình ăn uống vui vẻ bên mâm cơm đầy ấm áp và tình thân.
Cả gia đình cùng quây quần cùng nhau bên mâm cơm ngày Tết (nguồn: momspa)
Vì vậy, người Việt Nam ta luôn cố gắng dành nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cơm ngày Tết được tươm tất nhất. Tuy nhiên, những ngày này, công việc nhà thường rất bận rộn.
Do đó, hãy cân nhắc sử dụng ngay dịch vụ đi chợ và dịch vụ nấu ăn (hiện đang mở book lịch Tết ngay từ bây giờ) của bTaskee để chị em có thêm nhiều hơn phút giây thảnh thơi bên gia đình trong những ngày Tết sum vầy năm nay!
Gợi ý mâm cơm ngày Tết theo từng vùng miền
Mâm cơm ngày Tết của người Việt luôn được chuẩn bị tươm tất, đủ đầy với nhiều món ăn truyền thống. Mỗi một món ăn ngày Tết đều có những ý nghĩa đẹp đẽ. Và tùy theo vùng miền sẽ có những nét đẹp văn hóa khác nhau. Nên mâm cơm ngày Tết cũng sẽ có những nét đặc trưng, những món ăn khác nhau.
Mâm cơm ngày Tết miền Bắc
Mâm cơm ngày Tết miền Bắc thường rất cầu kỳ từ nguyên liệu, cách chế biến cho đến cách bày trí. Chúng sẽ được các bà, các mẹ chu đáo chuẩn bị để dâng lên bàn thờ.
Một mâm thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, tứ quý và tứ phương. Nếu là mâm lớn thì 6 bát, 6 đĩa, tượng trưng cho phát lộc phát tài.
1. Bánh chưng
Đây là món ăn ngày Tết không thể thiếu, đặc biệt là ở miền Bắc. Bánh chưng mang nguồn cội Văn hóa lâu đời của người Việt từ đời Hùng Vương thứ 6.
Chiếc bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho Đất. Được gói ghém cẩn thận bằng lá dong xanh mát. Bên trong là những hạt gạo được xem là hạt lộc mà Trời ban cho. Nhân gồm có đậu xanh và thịt heo, ngon nhất sẽ là thịt heo ba rọi (vừa có nạc, vừa có mỡ).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm Cách để gói bánh chưng ngày Tết đúng chuẩn ngon để thực hiện nhé.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc (vietsugiaithoai)
Vào cuối năm, cả gia đình sẽ cùng nhau tỉ mỉ gói những chiếc bánh chưng. Cũng như cùng nhau chờ bánh chín quanh bếp lửa hồng và vui đùa, chia sẻ những câu chuyện của một năm vừa qua, những mong muốn trong một năm mới. Vì vậy, chiếc bánh chưng không những gói ghém những nguyên liệu truyền thống, quý báu của đất trời ban tặng. Mà còn gói cả tình thân, sự yêu thương của gia đình qua nhiều thế hệ.
2. Thịt đông, giò xào
Ngày Tết ở miền Bắc sẽ có không khí hơi se se lạnh. Nên món thịt đông được nhiều gia đình lựa chọn để thêm vào bữa cơm ngày Tết.
Thịt đông được chế biến từ chân giò heo, bì heo, cà rốt, mộc nhĩ,… được ninh nhừ sau đó đem ra ngoài trời để phơi sương. Dưới cái tiết trời se lạnh của miền Bắc vào những ngày Tết sẽ giúp món thịt được đông lại giống như thạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để giúp chúng đông lại nhanh hơn.
Món thịt đông với sự hòa quyện của những nguyên liệu tượng trưng cho sự gắn kết, hòa hợp của anh chị em, của gia đình. Sự tròn đầy của món thịt đông tượng trưng cho hạnh phúc vẹn tròn. Còn màu sắc trong trẻo sẽ tượng trưng cho sự may mắn của một năm mới.
Thịt đông là một trong những món ăn được yêu thích trong mâm cơm ngày Tết (vinid)
Ngoài ra, món giò xào cũng là món ăn ngày Têt được các gia đình lựa chọn. Cũng tương tự nguyên liệu như món thịt đông. Món giò xào thay vì được ninh nhừ thì được xào chín rồi dùng lá gói thật chặt cho các nguyên liệu được kết dính. Cuối cùng, chỉ cần cắt ra rồi thưởng thức.
3. Gà luộc
Gà luộc luôn xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết để dâng lên Ông bà Tổ tiên. Đặc biệt là trong mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội, người ta sẽ lựa chọn con gà trống thiến để dâng lên Ông bà Tổ tiên.
Vì gà trống luôn gắn liền với đời sống con người cũng như được xem là biểu tượng của Mặt Trời khi gáy lên để chào đón bình minh.
Theo quan niệm xưa, gà còn mang 5 đức tính quý của một con người: Văn, Võ, Dũng, Trí, Nhân.
Khi gà được dâng lên bàn thờ sẽ được ngậm một bông hồng đỏ với mong muốn một năm mới nhiều sự may mắn, mang vận đỏ đến cho gia đình.
Gà luộc ngậm hoa hồng đỏ trong mâm cơm ngày Tết để dâng lên bàn thờ Gia tiên (mogi)
4. Xôi gấc
Thông thường, trong mâm cúng ngày Tết của người miền Bắc, con gà trống luộc sẽ được đặt trên một đĩa xôi gấc. Màu đỏ của gấc khi được dâng lên bàn thờ sẽ mang một niềm tin, hy vọng cho năm mới đầy may mắn, tài lộc.
Hơn nữa, xôi được làm từ gạo nếp, một loại lương thực gắn liền với nền văn hóa lúa nước của dân tộc Việt Nam ta từ xa xưa.
5. Canh bóng thả
Nhiều người dân Hà Thành thường nói: “Cứ thấy canh bóng thả là thấy hương vị Tết”. Vì món canh này thường không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội.
Sở dĩ nó có cái tên bóng thả là do nguyên liệu chính là bì lợn được nướng phồng lên. Khi cho vào canh sẽ nổi lên như những chiếc bong bóng.
Món canh này có vị thanh mát, ngọt ngào của nước dùng, sự sần sật của bì, của các loại nấm và rau củ. Vì vậy, dùng món canh nay vào dịp Tết sẽ chống ngấy vô cùng hiệu quả.
Canh bóng thả trong mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội
6. Dưa hành
Nhắc đến bánh chưng thì không thể thiếu món dưa hành vào dịp Tết. Hai món này có trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.
Ngoài ra, dưa hành còn được sử dụng phổ biến như một món ăn kèm với bánh chưng và các món ăn nhiều dầu mỡ như: thịt đông, thịt kho tàu,… cho đỡ ngán.
Vị chua, cay nhẹ của dưa hành giúp kích thích vị giác. Ngoài ra, dưa hành vì được lên men nên cũng giúp dễ tiêu hóa trong những ngày Tết.
Dưa hành ăn kèm cùng những món nhiều dầu mỡ giúp chống ngán
Mâm cơm ngày Tết miền Trung
Không cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy như mâm cơm miền Bắc hay hào sảng như mâm cơm miền Nam. Mâm cơm ngày Tết miền Trung thường sẽ giản dị, đơn giản hơn.
Nhưng với mong muốn nguyện cầu cho một năm suôn sẻ, mưa thuận gió hòa. Người miền Trung cũng cố gắng chuẩn bị cho ngày Tết được tươm tất nhất.
Các món ăn trong mâm cơm của người miền Trung tuy giản dị về nguyên liệu. Nhưng đâu đó lại toát lên vẻ cao sang nhờ vào những đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ trong gia đình.
1. Bò kho mật mía
Món bò kho mật mía là món ăn ngày Tết được yêu thích và không thể thiếu. Món ăn này có sự đậm đà của bắp bò, ngọt ngào của mật mía và sự cay nồng của ớt, gừng mang đến nhiều tầng vị khi thưởng thức.
Bò kho mật mía còn được dùng vào ngày Tết do mật mía giúp món ăn được bảo quản lâu, không bị ôi thiu. Hơn nữa, món bò kho mật mía này còn ngon hơn khi qua “hai lửa” nữa đấy.
Bò kho mật mía là món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết miền Trung (pinimg)
2. Thịt heo ngâm mắm
Đay là một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết miền Trung. Thịt heo ngâm mắm với mùi vị đậm đà, có thể dùng được trong 5 – 10 ngày.
Đặc biệt, thịt heo ngâm mắm khi ăn cùng với dưa mắm sẽ tạo ra được hương vị mà những người con miền Trung khi xa quê sẽ nhớ mãi.
Ngoài ra, mâm cơm ngày Tết miền Trung cũng không thể thiếu vắng đi những món cuốn. Vì vậy, có thể chuẩn bị thêm các loại rau sống để cuốn với thịt heo ngâm mắm được thái mỏng nhé.
Thịt heo ngâm mắm là món ăn khó cưỡng trong mâm cơm ngày Tết miền Trung
3. Bánh Tét
Bánh tét là món ăn không thể thiếu đối với người miền Trung vào ngày Tết. Gia đình người miền Trung nào cũng luôn cố gắng chuẩn bị vài ba đòn bánh tét để dâng hương lên bàn thờ ngày Tết, nguyện cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.
Bánh Tét miền Trung ngày Tết
4. Các loại bánh
Ngoài các món ăn chính trong mâm cơm ngày Tết miền Trung, các món bánh cũng được người miền Trung thêm vào bữa ăn ngày Tết.
Những loại bánh như: bánh tổ, bánh in, bánh thuẩn,… được chuẩn bị để dâng lên Ông bà Tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành tâm, mong muốn một năm mới thanh tao, nhiều điều ngọt ngào.
Bánh tổ là loại bánh không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Trung, đặc biệt là những người con xứ Quảng
5. Nem chua, chả lụa
Dĩa Nem chua, chả lụa thường xuât hiện trong mâm cúng ngày tết của miền Trung. Nem và chả sẽ có cách làm khác nhau. Tuy nhiên đều được làm từ thịt heo xay nhuyễn, cùng với các gia vị, tỏi, hành, ớt, lá đinh lăng.
Nem chua, chả lụa món ăn ngày Tết không thể thiếu của miền Trung
Đối với nem thì đem ủ chua cho lên men đến chín là ăn được. Còn chả thì đem đi hấp chín là ăn được.
Những dĩa nem chua chả lụa sẽ mang đến hương vị lạ, giúp ta cảm thấy đỡ ngán trước những món ăn từ thịt.
Mâm cơm ngày Tết miền Nam
Chỉ cần nhìn qua mâm cơm ngày Tết miền Nam là đã thấy ngay sự ưu đãi của thiên nhiên, hoa ngọt trái lành suốt 4 mùa dành cho vùng đất phía Nam. Do các món ăn của người miền Nam thường rất đa dạng về nguyên liệu.
Mâm cơm này vừa mang sự phóng khoáng, hào sảng vừa mang một chút chất phác thật thà như chính con người miền Nam.
Các món ăn được nấu từ những sản vật có sẵn trong vườn nhà hay chỉ cần đánh bắt từ thiên nhiên. Ngoài ra, mâm cơm ngày Tết miền Nam theo truyền thống sẽ có đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, đắng để tượng trưng cho ngũ hành.
1. Bánh Tét
Nếu như mâm cơm ngày Tết miền Bắc không thể thiếu đi món bánh chưng. Thì ở miền Nam sẽ không thể thiếu đi bánh Tét. Bánh Tét được gói bằng lá chuối. Bên trong có gạo nếp và nhân đậu xanh, thịt mỡ hoặc chuối chín.
Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước vài ngày để vừa có thể dùng, vừa sử dụng để biếu cho chòm xóm để ăn lấy thảo.
Cả gia đình sẽ quây quần bên bếp lửa chuyện trò để đợi bánh chín. Và kèm theo đó là những tiếng nổ lách tách của củi đốt báo hiệu một năm mới đang cận kề.
Bánh tét còn rất ngon và dễ ăn, đôi khi những buổi sáng ngày Tết chỉ cần ăn một khoanh bánh tét cùng với dĩa thịt kho là thấy chắc bụng rồi. Tin chắc sẽ có đủ năng lượng cho một ngày đi chúc Tết dòng họ đấy nhé.
Nếu như trước kia bánh tét chỉ có nhân thịt mỡ, nhân đậu hay chuối. Thì ngày nay, bánh tét cũng được các bà, các mẹ chuẩn bị cầu kỳ hơn. Nhân với nhiều loại đầy mới lạ như trứng muối, vi cá,… Hay nhân được gói ghém cầu kỳ thành chữ Phúc, Lộc, Thọ, Vạn sự như ý,… vô cùng đẹp mắt.
Trong mâm cơm ngày Tết miền Nam không thể thiếu bánh tét
2. Canh khổ qua
Canh khổ qua là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Nam. Trái khổ qua được dồn đầy ắp nhân thịt rồi hầm lên tạo nên vị thanh đạm cùng một chút đắng đắng.
Và cũng như tên gọi của nó, người dân miền Nam luôn mong muốn cái khổ của năm cũ mau qua đi để chào đón những điều may mắn, tốt đẹp của năm mới.
Canh khổ qua trong mâm cơm ngày Tết với mong muốn cho cái khổ nhanh chóng qua đi
3. Thịt kho tàu
Người dân miền Nam nấu món thịt kho tàu thêm vào mâm cơm ngày Tết để dâng lên bàn thờ với mong muốn một năm mới tròn vuông đủ đầy. Món thịt kho này còn tượng trưng cho đất trời. Thịt heo được sắc hình vuông tượng trưng cho Đất, hột vịt với hình tròn tượng trưng cho Trời.
Món thịt kho tàu nay tuy nghe có vẻ đơn giản, nhưng để chế biến được ngon, đậm đà cần phải có sự cẩn thận từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến chế biến.
Thịt heo phải là thịt ba rọi, vừa có nạc vừa có mỡ. Miếng thịt khi kho sẽ mềm mại và béo ngậy. Hơn nữa, món ăn này cần phải kho bằng nước dừa để mang đến sự ngọt ngào cho món ăn theo đúng khẩu vị của người miền Nam.
Thịt kho tàu món ăn dân dã của người miền Nam (itimg)
4. Gà xé phay
Nếu như trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc sẽ là gà luộc nguyên con thì miền Nam thường là gà xé phay trộn gỏi.
Món gỏi gà xé phay được chế biến vừa chua chua, ngọt ngọt cùng sự giòn sần sật của những loại rau trộn. Lát trên dĩa gỏi sẽ là vài lát ớt cay nồng để tăng vị, giúp kích thích vị giác hơn.
Gỏi gà là món ăn ưa thích của người miền Nam vào dịp Tết (tgdd)
5. Củ kiệu, tôm khô
Tương tự món dưa hành, món củ kiệu cùng tôm khô sẽ là món ăn giảm ngấy trong mâm cơm ngày Tết miền Nam. Chúng ta cũng có thể thực hiện được món củ kiệu ngay tại nhà với cách làm củ kiệu ngày Tết giòn ngon hết ý mà bTaskee đã gợi ý nhé.
Sự chua chua, ngọt ngọt của củ kiệu khi kết hợp cùng với sự ngọt bùi của tôm khô sẽ tạo nên một hương vị hấp dẫn. Đặc biệt món ăn này cũng rất được lòng của Ông, của cha, chú khi nhấm nháp cùng ly rượu đế hay một lon bia rồi hàn huyên tâm sự.
Củ kiệu và tôm khô là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Nam (vneconomy)
6. Lạp xưởng
Lạp xưởng cũng là một trong những món ăn mà người miền Nam rất ưa chuộng. Bởi lẽ, vào những ngày Tết bận rộn, bạn chỉ cần cắt ra thành những lát mỏng rồi đã có thể thưởng thức.
Lạp xưởng mà ăn với một bát cơm nóng cùng với vài đũa củ kiệu. Tin chắc không người con miền Nam nào có thể từ chối bởi sự hấp dẫn, đậm đà trong hương vị mà nó mang lại.
Lạp xưởng được làm từ thịt heo, mỡ heo, rượu, cùng các loại gia vị tạo nên một hương vị đặc trưng. Những ngày đầu tháng chạp, dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân miền Nam phơi lạp xưởng trước cửa nhà.
Tạo ra không khí háo hức, đón chờ năm mới Tết đến. Lạp xưởng không chỉ được thêm vào bữa cơm ngày Tết của người dân miền Nam mà nó còn được mang để biếu, tặng cho người thân, bạn bè nữa đấy.
Mâm cỗ truyền thống ngày tết gồm những gì?
Bánh trưng, nem ráng cần có trong mâm cổ ngày tết
Vào ngày tết có rất nhiều điều kiêng kỵ được đặt ra nhằm cầu mong sang năm được may mắn, sung túc và bình an. Mâm cỗ ngày tết cũng không ngoại lệ. Vì mâm cỗ dùng để cúng ông bà cha mẹ, một nơi uy nghiệm nên người dân càng thận trọng hơn.
Theo tục lệ ngày xưa ông bà xưa có câu “ mâm cao, cỗ đầy” ý muốn nói cách biện cỗ thể hiện sự trang trọng với mâm 8 bát, 8 đĩa. Vì thế mâm cỗ truyền thống ngày tết bắt buộc phải có:
8 đĩa gồm
- Gà luộc
- Thịt quay
- Xôi Gấc
- Hạnh nhân xào
- Nộm
- Giò lụa hoặc giò xào
- Nem rán
- Chả quế
8 bát gồm:
- Bóng bì
- Bát vây cá
- Măng lưỡi lợn hầm chân giò
- Mực nấu
- Nấm thả
- Chim hầm
- Gà tần
- Miến nấu lòng gà
Mâm cỗ truyền thống ngày tết Việt Nam luôn thịnh soạn. Được chỉnh chu từ màu sắc đến chất lượng của món ăn. Theo thời gian, mâm cỗ truyền thống ngày nay được người dân thêm một số món ăn để thích hợp với khẩu vị. Ngày xưa mâm có 3 loại nước chấm cơ bản:
- Một bát nước chấm tỏi ớt nguyên chất
- Một đĩa muối bao gồm tiết, hạt tiêu, lá chanh, chanh ớt.
- Một bát nước chấm nem (nếu có)
Với mâm cỗ ngày nay được thay bằng các loại nước chấm khác để phù hợp như:
- Tương ớt
- Nước xì dầu
- Sốt mayonnaise
Ngoài ra, còn được bổ sung thêm các món phương tây như:
- Dăm bông
- Xúc xích
- Lạp xưởng, xá xíu…
Nhưng vẫn không thể thiếu các món truyền thống được lưu truyền từ xưa đến nay.
Bên trên là ý nghĩa của mâm cơm ngày Tết của người Việt. Cũng như những gợi ý về những món ăn truyền thống ngày Tết ngày nên có. Để gìn giữ những truyền thống văn hóa đẹp trong ngày Tết, người Việt chúng ta dù giàu sang hay còn nhiều khó khăn cũng luôn cố gắng để chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết được tươm tất, đủ đầy nhất.
bTaskee xin kính chúc mọi người có một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc. Cũng như những phút giây ấm cúng và ý nghĩa bên mâm cơm ngày Tết cùng người thân trong gia đình.
Câu hỏi thường gặp
- Mâm cơm ngày tết có những món nào ?
Những món thông thường sẽ có trong mâm cơm ngày Tết của Việt Nam bao gồm bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, xôi gấc, canh khổ qua, chả giò, cà ri bánh mì.
- Ý nghĩa mâm cơm ngày tết ?
Mâm cơm ngày Tết thể hiện những tinh hoa ẩm thực được xem là linh hồn ngày Tết truyền thống của dân Tộc Việt Nam. Mâm cơm là sự tưởng nhớ đến Ông bà Tổ tiên do con cháu thể hiện. Mâm cơm còn được xem như là “phước lộc” khi cả nhà quây quần với sự đủ đầy, ấm no và hạnh phúc cho cả năm.
- Gợi ý mâm cơm ngày tết ?
Mâm cơm ngày Tết nên vừa đủ các món. Không nên làm quá nhiều vì hình thức để rồi dùng không hết và lãng phí. Điều này được xem như khởi đầu chưa tốt cho một năm mới.
- Cách bày mâm cơm ngày tết ?
Hãy sử dụng thêm các bông hoa được làm từ quả ớt, cà chua hay dưa leo để trang trí thêm cho món ăn. Bông hoa này tượng trưng cho mùa xuân, niềm vui và đón chờ một năm mới với nhiều thành công nở rộ như những bông hoa.
Xem thêm bài viết
Cúng hóa vàng là gì? Mâm cơm hóa vàng ngày Tết gồm những món nào?
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp Và Ý Nghĩa
Cúng tất nhiên là gì? Mâm cúng tất niên cuối năm đơn giản