Mách mẹ cách sơ chế lươn nấu cháo cho bé thơm ngon, bổ dưỡng
Lươn là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt là dành cho bé ăn dặm. Sự kết hợp giữa thịt lươn tươi với nguyên liệu đi kèm sẽ tăng gấp đôi hương vị thơm ngon. Nhưng thịt lươn cũng vô cùng khó chế biến, khử mùi. Vậy các mẹ hãy cùng chúng tôi khám phá ngay cách sơ chế lươn nấu cháo cho bé tại đây.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt lươn
Như đã nói ở trên, thịt lươn là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng. Bởi thành phần dinh dưỡng chứa trong 100 gram thịt là:
- Năng lượng – 285 kcal
- Chất đạm – 18,7 gram
- Chất béo – 0,9 gram
- Photpho – 150 mg
- Canxi – 39 mg
- Sắt – 1,6 mg
Ngoài ra, thịt lươn còn cung cấp các loại vitamin A, D, một số vitamin nhóm B cùng các khoáng chất như natri, kali, …
Đây là thực phẩm không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà còn cho cả người lớn. Theo cả Đông y và Tây y thì thịt lươn đều rất tốt.
Mẹo chọn lươn ngon nấu cháo cho bé
Để nấu được một món cháo lươn hấp dẫn và đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho bé thì mẹ nên chọn con lươn còn sống, di chuyển nhanh, sống lưng đen bóng, phần bụng có màu vàng, không bị thương hoặc trầy xước và đuôi dài. Tuyệt đối không chọn mua loại đã chết. Bởi hợp chất histamine trong nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn những con lươn có trọng lượng khoảng > 350 gram. Không nên vì bé ăn ít mà chọn mua lươn loại nhỏ. Thịt sẽ ít, tanh và không ngon.
Cách sơ chế lươn nấu cháo cho bé
Một công đoạn khá quan trọng để nấu cháo lươn cho trẻ chính là bước sơ chế lươn. Các mẹ hẳn sẽ băn khoăn không biết phải làm sao để không bị tanh? Có thể nấu chung với loại rau gì? Câu trả lời cụ thể sẽ được cung cấp chi tiết sau đây.
Cách làm thịt lươn nấu cháo cho bé không bị tanh
Nếu không muốn nhờ người bán sơ chế vì sợ không đảm bảo vệ sinh và mất đi phần huyết giàu dưỡng chất. Vậy bạn hãy tự làm lươn tại nhà. Cách làm lươn nấu cháo cho bé sẽ trở thành công việc đơn giản nếu bạn thực hiện theo các bước dưới đây.
- Cho 2 thìa muối hạt hoặc nửa bát giấm vào chậu, bỏ lươn vào sau rồi đậy lại để lươn quẫy và ra hết nhớt. Bạn cứ để vậy khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, nếu lươn chưa chết, bạn tiến hành dội nước sôi hoặc dùng chày đập đầu cho lươn chết.
- Khi lươn đã chết, bạn lấy ra dùng dao cạo nhẹ hoặc dùng giấy báo tuốt nhẹ cho hết nhớt. Tiếp tục rửa sạch lại với nước vài lần.
- Tiếp theo, cắt bỏ phần đầu lươn và rạch bụng để loại bỏ nội tạng. Xả thẳng lại dưới vòi nước cho sạch. Chú ý, nếu muốn giữ lại phần tiết lươn thì bạn không cắt bỏ đầu và mổ lươn.
- Bỏ lươn vào bát lớn cùng với vài lát gừng để khử mùi tanh và hấp cách thủy từ 15 – 20 phút cho lươn chín.
- Lươn chín thì tắt bếp đợi nguội, nhẹ nhàng gỡ bỏ phần da, chỉ lấy phần thịt và tiết. Đối với phần xương lươn, bạn có thể giã nhỏ, hòa chung nước dùng. Sau đó, lọc qua rây lấy ngọt nước để nấu cháo cho bé.
- Bạn có thể chia thịt lươn làm nhiều phần, bảo quản trong ngăn đá và nấu cháo cho bé ăn dần.
Lươn kết hợp với rau gì
Các vitamin và chất khoáng có trong thịt lươn đều có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe, có lợi cho xương. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, món cháo lươn kích thích phát triển toàn diện, cả về trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, để cân bằng dinh dưỡng cần có trong khẩu phần ăn thì bạn nên kết hợp cùng với các loại rau.
Một số loại rau phù hợp để nấu chung với cháo lươn cho bé là rau ngót, bí đỏ, đậu xanh, cà rốt, khoai lang, khoai tây, … Chất xơ trong rau sẽ tốt cho đường tiêu hóa của bé hơn.
Một số món cháo lươn cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng
Với những công dụng tuyệt vời của cháo lươn. Bạn hãy tham khảo một số món cháo nấu với lươn dành cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng sau đây.
Cháo lươn nấu bí đỏ
Cháo lươn nấu bí đỏ là một món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng mà các mẹ không thể bỏ qua trong giai đoạn bé ăn dặm. Bát cháo vừa có màu cam đẹp mắt cũng hấp dẫn các bé ăn hơn.
Dinh dưỡng của lươn kết hợp với chất xơ, vintamin K, E, chất sắt, … trong bí ngô. Đặc biệt là Beta – carotene – một chất giúp chuyển hóa vitamin A (có trong thịt lươn) vào cơ thể nhanh hơn. Tất cả kết hợp giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, mắt sáng, lợi ích cho tim mạch.
Cháo lươn đậu xanh cà rốt
Đây là món ăn hấp dẫn trẻ nhỏ từ hình thức bên ngoài đến hương vị khi ăn. Bát cháo không chỉ có màu cam mà còn có màu xanh của đậu. Điểm đặc biệt là cháo lươn đậu xanh cà rốt còn giúp tăng cân cho bé. Hơn nữa, cực kỳ hiệu quả giúp thanh nhiệt, giải đọc cho cơ thể. Nếu sử dụng món ăn này cho ngày hè chắc chắn bé sẽ rất thích.
Cháo lươn rau ngót cho bé
Rau ngót có đặc điểm mát, vị ngọt nhẹ. Mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, lợi cho đường tiêu hóa, …. Nếu nấu cháo lươn cho bé ăn dặm kết hợp với rau ngót thì sẽ là món ăn hoàn hảo. Bên cạnh đó còn rất dễ chế biến, nguyên liệu mua được đơn giản.
Cháo lươn rau ngót, đậu Hà Lan
Đây là món cháo lươn cho bé ăn dặm rất tốt. Bởi toàn bộ được kết hợp hài hòa giữa chất đạm của lươn và vitamin của rau, đậu. Đồng thời, đậu Hà Lan sẽ cung cấp năng lượng từ từ và bền vững hơn.
Cháo lươn khoai tây
Khoai tây được xem là loại củ hỗ trợ tốt cho đường tiêu hoá. Hơn nữa, nó còn giảm lượng đường trong máu, tăng cường thị lực, tăng tuần hoàn máu cơ thể, … Không những vậy, khoai tây có mùi hương thơm, vị ngon ngọt, béo ngậy. Điều này khá hấp dẫn khi kết hợp cùng với cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm.
Những lưu ý khi làm lươn nấu cháo cho bé
Lươn là động vật sống dưới nước. Chúng thường chui rúc trong bùn và là loài ăn tạp nên dễ nhiễm các ký sinh trùng như anguilliticoloides crasus, anguilla japonica, anguilla rostrata và ấu trùng gnathostoma spingerum. Các loại này có thể đi vào cơ thể, ký sinh ở da, hạch, não, mắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, khi sơ chế cũng như chế biến lươn, bạn cần làm sạch thật kỹ. Hãy loại bỏ nội tạng trước khi chế biến và nấu thịt lươn chín.
Trong thịt lươn có rất nhiều protein, trong đó chứa hợp chất histidine rất tốt cho cơ thể. Nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị vi khuẩn tấn công gây ô nhiễm và chuyển hóa thành chất độc histamine. Nó gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người. Do vậy, bạn tuyệt đối không dùng lươn đã chết hoặc ươn để chế biến nhé.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng luôn khuyến cáo rằng không nên ăn lươn cùng với thực phẩm có tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu, thịt bò, … Bởi vì sẽ rất dễ bị ngộ độc. Ngoài ra, lươn còn kỵ với một số loại rau củ như:
- Rau chân vịt
- Nho
- Táo gai, sơn trà
- Quả hồng
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sơ chế thịt lươn nấu cháo cho bé. Hi vọng các bạn đã có được những thông tin bổ ích. Chúc các bạn thực hiện chế biến lươn thành công!
4/5 – (3 bình chọn)