Mách mẹ cách lên thực đơn cho bé 3 tuổi đủ chất và hợp lý

Tin ẩm thực – – 2021-01-23T11:41:00+07:00

Trẻ lên 3 là độ tuổi cần nhu cầu dinh dưỡng rất cao, bởi đây là thời điểm bắt đầu “tuổi nổi loạn”. Giai đoạn này bé hoạt động và tiêu hao năng lượng rất nhiều, nhưng lại dễ biếng ăn. Do đó, mẹ cần tìm hiểu kỹ khi xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi sao cho đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, để con có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Trẻ lên 3 có biếng ăn hay không?

Như đã nói, trẻ lên 3 là giai đoạn dễ biếng ăn nhất. Việc biếng ăn kéo dài dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ, khó hấp thu các chất khác, thiếu năng lượng để vận động,… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn, lười ăn, thậm chí là bỏ ăn ở trẻ như:

  • Sự thiếu hụt nghiêm trọng các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt,… Đây là những nguyên tố cực kỳ quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa, tăng vị giác và tính thèm ăn ở trẻ.
  • Gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, hoặc các bệnh lý về hô hấp,… làm thay đổi chế độ ăn uống của bé. Trẻ có thể tỏ ra chán ăn ngay cả khi đó là những món đúng sở thích.
  • Cũng có thể do bố mẹ ép bé ăn quá nhiều, làm bé ngán và sợ thức ăn. Hoặc do bố mẹ cho ăn mãi một loại thức ăn mà không thay đổi món cho bé.

bieng-an-xay-ra-hau-het-o-cac-tre-len-3

Những nhóm chất dinh dưỡng dành cho trẻ lên 3 biếng ăn

Khi trẻ biếng ăn, chán ăn làm giảm khả năng cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, việc xác định những nhóm dinh dưỡng quan trọng và thực phẩm đáp ứng là rất cần thiết. Chúng giúp thu hẹp phạm vi xây dựng thực đơn, mẹ có thể dễ dàng bổ sung đúng những chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Nhóm Vitamin B

Nhóm vitamin làm tăng sức đề kháng cho bé, phát triển trí tuệ, tăng khả năng trao đổi chất. Từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Vitamin B1, B2, B3, B13,… là những nhóm vitamin mẹ cần bổ sung cho bé. Chúng dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như: bánh mì, khoai tây, chuối, cá ngừ, các loại trứng, ngũ cốc, bột yến mạch, nước ép cà chua,…

Nhóm chất xơ

Nhóm chất này có tác dụng kích thích nhu động ruột tăng cường quá trình đào thải các chất trong cơ thể. Nhiều ngày không cung cấp chất xơ làm bé dễ bị táo bón kéo dài khiến bé khó chịu, dễ cáu gắt.
Ngoài ra nhóm chất này còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng khả năng tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng hơn. Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau củ, đặc biệt là rau cải, rau mồng tơi,…

nhom-thuc-pham-chua-nhieu-chat-so

Kẽm

Đây là một trong những hợp chất giúp tăng tính ngon miệng cho bé. Không chỉ vậy, kẽm kích thích quá trình tổng hợp và phân chia tế bào, giúp cơ thể trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện hơn.
Các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua một số thực phẩm hàng ngày như: thịt đỏ, lòng đỏ trứng, tôm đồng, lươn, hàu,…

Kali

Kali chứa nhiều trong hầu hết các loại trái cây tươi như: cam, dâu tây, chuối hoặc trong bắp cải, đậu hà lan, khoai tây,… Bổ sung những chất này cho bé giúp cơ thể cân bằng nước và điện giải, duy trì tốt các hoạt động thường ngày của cơ thể giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Lên thực đơn cho bé 3 tuổi như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Đây là giai đoạn trẻ dễ bị biếng ăn, trong khi lại hoạt động và tiêu hao năng lượng rất nhiều. Do đó các mẹ cần phải xây dựng một khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong các thực đơn hàng ngày phải được đảm bảo:

  • Tinh bột: Phải đảm bảo được 6 phần mỗi ngày (tương đương 3 bát cơm lưng). Các mẹ có thể thay cơm bằng bún hoặc mì để tăng khẩu vị cho bé.
  • Rau củ quả: 5 phần mỗi ngày là lượng cần thiết đảm bảo cung cấp đủ chất xơ và các vitamin cho bé. Mỗi phần tương đương từ 5 – 10g rau củ tươi.
  • Đạm: 2 phần mỗi ngày, mỗi phần tương đương từ 45 – 50g thịt hoặc đậu phộng giúp duy trì sự phát triển ổn định của trẻ.
  • Chất béo: mẹ nên ưu tiên lựa chọn các chất béo từ thực vật cho bé.
  • Sữa: mỗi ngày 3 cốc sữa tươi hoặc sữa công thức đã đủ cung cấp cho sự phát triển của trẻ.

nhu-cau-dinh-duong-trong-thuc-don-be-3-tuoi

Một số gợi ý lên thực đơn chi tiết cho bé 3 tuổi mà các mẹ có thể tham khảo:
Thực đơn buổi sáng

  • Cháo thịt bò cà rốt + 1 ly sữa tươi + 1 quả chuối tiêu.
  • Phở gà + 1 ly sữa tươi + 2 quả quýt nhỏ.
  • Bánh mì kẹp trứng ( 1/2 cái) + 1 ly sữa đậu nành + 1/2 quả bơ.
  • Cháo thịt gà + 1 ly sữa tươi + 1 quả chuối tiêu.

Thực đơn buổi trưa

  • 1 bát cơm trắng + canh rau cải thịt băm + thịt kho trứng cút.
  • 1 bát cơm trắng + trứng xào thập cẩm + canh khoai môn với nước hầm xương.
  • 1 bát cơm trắng + thịt sốt cà chua + canh mồng tơi thịt băm.
  • 1 bát cơm trắng + cá kho tộ bỏ xương + canh rau ngót nấu tôm tươi.

Thực đơn buổi tối cho bé ăn cùng với gia đình

Cho bé ăn cùng với gia đình cũng là cách giúp bé học theo và tạo cảm giác thoải mái, tinh thần vui vẻ, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Một số món mặn dành cho bé và gia đình ăn cùng với cơm như:

  • Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua + canh rau mồng với tôm.
  • Cá thu ( hoặc cá ngừ) sốt cà + canh rau ngót thịt băm.
  • Gà sốt chua ngọt + canh rau muống với tôm.
  • Bò xào thập cẩm + canh cải thìa thịt xay.

Ngoài 3 bữa ăn chính trên các mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ hai bữa ăn nhẹ sau khi bé ngủ trưa dậy (khoảng 14h) bằng bánh quy, bánh gato nhỏ, chuối, hoặc một ly sữa nhỏ và trước khi đi ngủ (khoảng 20h) bằng 1 ly sữa ấm 200ml.

be-3-tuoi-giup-phat-trien-toan-dien

Trên đây là những lưu ý quan trọng mẹ cần biết khi xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi sao cho đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này. Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng những gợi ý mà Tasty Kitchen đưa ra cho thực đơn sáng, trưa, tối của con. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tìm hiểu thêm các món ăn khác để bổ sung hoặc thay đổi đa dạng cho bữa ăn của bé, nhằm tạo hứng thú, giúp con ăn ngon miệng hơn.