Mach Song Media – Hiểm Hoạ Hoá Chất: Benzene
Ngọc Huỳnh
LTS. Trong hầu hết các sản phẩm dùng trong ngành làm móng hiện nay có chứa rất nhiều hoá chất độc hại gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ và đặc biệt nhiều loại có khả năng gây ung thư, tác hại đến hệ thần kinh hoặc dẫn đến chứng vô sinh ở nam lẫn nữ giới. Một số hoá chất thường được dùng nhất là chất MMA, Toluene, Dibutyl Phthalate, Formaldehyde… Kỳ này Mạch Sống xin chia sẻ với quý độc giả một số thông tin về chất Benzene. Chất này thường được dùng pha chế nước sơn móng. Khi mua quý vị nên tránh những loại sơn có chứa loại chất này.
Tiếp xúc nhiều với chất benzene có thể gia tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cũng như nhiều loại bệnh khác liên quan đến máu huyết. Chất này còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây kích thích (irritation) đường hô hấp, mắt và da. Chất này đi vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hoá hoặc được hấp thụ qua làn da.
Benzene là một trong vài loại hoá chất có tiêu chuẩn quy định đặc biệt được soạn thảo nhằm bảo vệ nhân viên. Nồng Độ Giới Hạn Cho Phép (PEL) của OSHA đối với benzene rất thấp và nếu vi phạm có thể bị phạt tiền. Để giữ nồng độ tích tụ của benzene dưới mức PEL, nhân viên phải luôn làm việc trong máy hút khí (fume hood), hộp găng tay thí nghiệm (glove box) hoặc hộp kín (sealed containers) và kết hợp với dụng cụ bảo hộ cá nhân tương xứng. Trách nhiệm của giám thị viên trong phòng thí nghiệm là bảo đảm các thiết bị bảo hộ theo luật định phải đâu đó sẵn sàng và nhân viên phải nắm rõ chúng. Liên lạc EH&S nếu phòng thí nghiệm của bạn không đáp ứng đủ các đòi hỏi này.
Tác Hại Lâu Dài
Nhiều cuộc nghiên cứu ở động vật và các căn bệnh xảy ra ở người cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa benzene và bệnh ung thư, bao gồm bệnh bạch cầu – và một vài loại bệnh máu huyết khác như chứng thiếu hồng huyết cầu.
Tác Hại Ngắn Hạn
– Hô hấp: Benzene rất dễ bay hơi, vì thế hô hấp chính là con đường hoá chất đi vào cơ thể. Mức độ tác hại thấp có thể gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và gây kích thích đường hô hấp. Một vài triệu chứng khác gồm có cảm giác khó thở, hưng phấn (euphoria), dễ kích thích. Mức độ tác hại nặng có thể gây co giật hoặc hôn mê. Nồng độ có thể ngửi được của bezene là 60 ppm, mặc dù khứu giác mỗi người có độ nhạy khác nhau. Tuy nhiên, mức độ độc hại vẫn xảy ra ở mức thấp hơn nhiều (xem bên dưới), không có mùi không có nghĩa là không nguy hiểm.
– Tiếp xúc ngoài da: có thể làm da rát. Có thể gây viêm da (nứt, khô, ửng đỏ) nếu tiếp xúc nhiều lần.
– Chạm vào mắt: hơi bay có thể làm cay mắt, nếu bị bắn trúng có thể làm viêm mắt nghiêm trọng.
Nồng Độ Giới Hạn Cho Phép theo Luật Định của OSHA
– Nồng Độ Giới Hạn Cho Phép (hô hấp): 1 ppm (trung bình 8 tiếng)
– Nồng Độ Giới Hạn Trong Thời Lượng Ngắn (hô hấp): 5 ppm (15 phút)
– Mức Độ Cần Đề Phòng: 0.5 ppm
Nếu EH&S nghi ngờ bạn bị tác hại bởi benzene trên mức giới hạn này, UCSB sẽ tiến hành đo lường mức độ tác hại mà bạn mắc phải. Nếu kết quả đo lường cho thấy nồng độ ở nơi bạn làm việc cao hơn giới hạn ở trên, bạn có thể tham gia vào chương trình giám sát y tế miễn phí, và/hoặc chúng tôi phải giảm bớt nồng độ tác hại thấp hơn giới hạn quy định.
Kiểm Soát Hiểm Hoạ
– Hoàn toàn không nên dùng benzene khi không có hệ thống thông gió. Chỉ dùng khi nào có đầy đủ máy hút khí (fume hood), hộp găng tay thí nghiệm (glove box) hoặc hộp kín (sealed containers).
– Găng tay: Không nên dùng những loại găng tay (nitrile, neoprene và latex) thường dùng trong phòng thí nghiệm, phòng hoá chất của nhà trường, vì benzene rất dễ xuyên thấu chất liệu găng tay loại này. Găng tay được khuyên dùng là loại “Silver Shield”, polyvinyl alcohol, Viton, hoặc “Barrier” (có bán tại các cửa hàng bán lẻ như Fisher Scientific). Một vài loại găng tay này không có tính linh hoạt (dexterity) cao, nhưng có thể khắc phục yếu điểm này nếu mang thêm một đôi găng tay linh hoạt (dexterous) hơn ở phía trong.
– Thiết bị bảo vệ mắt: Nên mang kính bảo hộ hay kính phòng thí nghiệm (goggles) khi làm việc với hoá chất.
– Mặt nạ: nếu có máy hút khí (fume hood) thì không cần dùng tới mặt nạ lọc khí (respirator). Nếu cần mặt nạ lọc khí trong trường hợp đặt biệc, trước khi dùng, bạn nên liên lạc EH&S (x-8787) để tham gia vào Chương Trình UCSB Respiratory Protection để đáp ứng đúng các đòi hỏi của OSHA.
Các Quy Định Khác
Bản Hướng Dẫn An Toàn Hoá Chất (MSDS) – Theo OSHA, người dùng hoá chất phải biết MSDS là gì, nó có những thông tin gì liên quan đến an toàn và sức khoẻ và lấy những thông tin này ở đâu. Người dùng benzene nên có sẵn một bản MSDS – xin vào trang mạng EH&S để lấy xuống. MSDS sẽ có những thông tin về cách xử lý khi có sự cố với chất benzene (thí dụ như hoả hoạn, đổ tháo, lau chùi, v.v.)
Kế Hoạch Vệ Sinh Hoá Chất – Theo OSHA, benzene được xem là một Loại Hoá Chất Đặc Biệt Nguy Hiểm. Vì thế, phương pháp xử lý an toàn phải được đề cập trong văn bản Kế Hoạch Vệ Sinh Hoá Chất (CHP) của phòng thí nghiệm. Mặc dù một vài vấn đề an toàn được đề cập tổng quát trong phiên bản tài liệu này, chúng cũng có thể dùng làm hướng dẫn cho bạn trong việc phát thảo CHP. Giám thị viên phòng thí nghiệm nên liên lạc EH&S số x-4899 nếu cần giải thích thêm về các quy định này.
Thông Tin Bổ Sung
Để lấy thêm thông tin về chất benzene và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân viên, vào trang mạng OSHA tại: www.osha.gov.
Tài liệu này được thực hiện với Cấp Khoản của Cơ Quan OSHA thuộc Bộ Lao Động Hoa Kỳ. Tài liệu này không nhất thiết phản ảnh quan điểm hoặc chính sách của Bộ Lao Động. Chính Phủ Hoa Kỳ không nhất thiết tán thành những thương nghiệp, sản phẩm thương mại, hoặc những tổ chức được đề cập đến trong tài liệu nầy. Để biết thêm thông tin về sức khoẻ, hay hỗ trợ về mặt kỹ thuật, xin liên lạc với BPSOS: Houston, TX: 281-5306888, Falls Church, VA: 703-538-2190, Westminster, CA: 714-997-2214.