Mạch Nha có tác dụng gì? Cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Tuổi thơ của 8x, 9x và các thế hệ trước đó không đâu khác chính là những viên kẹo mạch nha ngọt ngào. Chúng không có nhiều màu sắc như các loại kẹo bây giờ. Nhưng bù lại chúng có mùi vị rất riêng. Chưa kể đó còn là 1 phần ký ức của rất rất nhiều người nữa.
Hiện tại, mạch nha gần như rất hiếm xuất hiện nhưng trong chế biến hay chữa bệnh người ta vẫn dùng chúng. Cùng chúng tôi tái hiện lại 1 phần tuổi thơ với cách làm kẹo mạch nha nhé!
1. Mạch nha là gì? Dùng mạch nha để làm gì?
1.1 Đặc điểm của mạch nha
Mạch nha thực chất là một loại mật dẻo. Những nguyên liệu làm nên mật dẻo này là lúa mỳ, lúa mạch, đại mạch,…. Đặc điểm của mạch nha chính là ngọt thanh, dẻo nhưng không dai.
Mạch nha có màu vàng đậm thơm mùi ngũ cốc làm nên nó. Ở Việt Nam, nổi tiếng nhất chính là mạch nha tại làng Thi Phổ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Do đặc tính của mạch nha là ngọt thanh nên trong sản xuất bánh kẹo, nấu chè hay pha chế người ta có thể dùng thay thế đường. Không những vậy chúng ăn trực tiếp cùng được mà ăn kèm khoai, bánh cũng ngon vô cùng.
1.2 Tác dụng của Mạch nha
Trong Đông y, mạch nha có vị ngọt và tính ôn. Tác dụng chính của nó là an thai, sinh tân, bổ hư, điều vị hòa trung. Ngoài ra còn khắc phục được bệnh hen suyễn, táo bón, đờm, nhuận tràng, viêm khí phế quản.
Một số bài thuốc kết hợp với mạch nha để điều trị:
– Nếu khó tiêu, chướng bụng thì dùng mạch nha, sơn tra, kê nội cân và thần khúc.
– Nếu mẹ bỉm nào tắc sữa, tức vú kèm đau thì dùng mạch nha sắc nửa sống nửa chín để uống Ngày 2 lần mỗi lần 30 đến 60g.
–Nếu gặp tình trạng phình,đầy ngực, vùng xương sườn hay đau thượng vị thì bạn đang bị ứ khí ở can và vị. Lúc này dùng mạch nha, sài hồ, xuyên liên tử và chỉ thực là được.
1.3 Sử dụng mạch nha như thế nào?
Ăn trực tiếp
Tuổi thơ của nhiều nhiều người là tiếng rao đổi đồ cũ, hỏng lấy kẹo mạch nha. Từ dép đứt, nồi thủng, xoong hỏng đến lông gà lông vịt. Ngày đó nhiều người đã lớn lên bằng kẹo mạch nha.
Nhưng ngày nay mạch nha không còn giữ được vị thuần tự nhiên nữa. Người ta thường nấu lại từ đường, mật mía thải hay bột mì, bột sắn. Nên muốn kiếm tìm hương vị ngày xưa e rất khó. Do đó bạn cần hiểu rõ về mạch nha rồi mới đến công dụng của chúng.
Với mạch nha bạn có thể thay thế kẹo mút đầy phẩm màu ngoài kia cho bé yêu nhà bạn.
Sử dụng làm bánh
Dùng mạch nha làm bánh kẹo không khó chút nào. Chỉ đơn giản thay đường khi làm bánh bằng mạch nha là dược. Như vậy bánh của bạn vẫn ngon nhưng rất an toàn.
Pha chế nước giải khát
Một ly nước pha chế bằng mạch nha giữa trưa hè thật tuyệt vời. Vị ngọt thanh của mạch nha giúp bạn quên đi các khát nước. Đồng thời bạn đang hạn chế nạp đường cho cơ thể. Ngăn ngừa được kha khá bệnh tật đấy!
Dùng để chấm các loại củ
Bạn đã thử khoai chấm mật bao giờ chưa? Bánh chấm mật đã ngon nhưng khoai chấm mạch nha Nhân Thùy thì ngon đến ngỡ ngàng. Chút vị ngọt của mộng lúa và bùi của khoai sẽ cho bạn cảm nhận đỉnh cao của ẩm thực. Những thứ đơn giản cũng chính là thượng hạng nhất.
Khoai ăn cùng mạch nha ngon hơn ăn với đường nhiều.
2. Hướng dẫn làm kẹo Mạch nha đơn giản tại nhà
Mạch nha thơm ngon từ chính nguyên liệu làm ra chúng. Phần bột mộng của ngũ cốc tạo nên vị ngọt và hương thơm tự nhiên cho mạch nha.
Dù có thể nói cách làm kẹo mạch nha đơn giản nhưng không hẳn ai cũng làm chuẩn vị được. Điều tiên quyết là công thức đúng và nguyên liệu tuyệt vời.
2.1 Nguyên liệu chuẩn bị
Bạn khoan hãy nghĩ mạch nha cần nếp và mộng lúa già thì cần qua loa cũng được. Dù chỉ là 2 nguyên liệu bạn cũng cần sàng lọc kỹ càng. Nếp phải hạt to mẩy và đã phơi thật khô.
Mộng lúa cũng cần phơi khô rồi sàng lọc kỹ. Đem mộng lúa già đem ngâm với nước. Ngâm qua đêm rồi rồi mang bỏ vào thùng và cho nước sạch vào. 4-5 hôm sau lúc lên mộng đều. Lúc này mang những mầm mập tốt đi phơi khô rồi giã mịn. Người ta gọi đó là bột mầm.
2.2 Chi tiết các bước làm kẹo mạch nha
Bước 1: Sơ chế
– Lúa nếp hay lúa khô bạn ngâm nước sạch 1 ngày cho lên mầm. Nên chọn lúa nếp thì mạch nha ngon hơn. Sau đó xả sạch nước chua rồi đem ủ 3 ngày liền. Khi ủ thì nhớ tưới nước đều đặn nhé! Để lúa đủ ẩm và lên mầm. Tiếp tục lại trải mỏng ra rồi mang đi ủ thêm 4-5 ngày cho mộng dài và đều.
– Cuối cùng đem mộng rũ hết trấu rồi ủ lại mộng cho héo đi. Nếu mộng dính liền nhau thì xé rời ra rồi đem phơi già nắng. Cuối cùng đem nghiền hoặc giã nhỏ thành bột.
Bước 2: Thực hiện
– Đem gạo nếp đồ thành xôi. Đổ xôi ra cho nguội rồi trộn cùng bột mầm vừa nghiền. Cứ 5kg xôi bạn trộn 1kg bột mầm là được. Sau đó thì thêm nước vào bằng ½ lượng xôi. Cho hỗn hợp trên vào chảo gang rồi thêm nước và bột mầm vào. Đun sôi đến khi hỗn hợp sệt lại. Khi đun nhớ khuấy đều tay cho nhuyễn nhé!
– Mang hỗn hợp lọc qua rây để lấy nước cốt đường. Bạn làm như sau. Đun hỗn hợp ít nhất 7 tiếng không thì 12 tiếng rồi cho vào bì gai. Ép thật kỹ để lấy nước cốt và bỏ phần bã đi.
– Phần nước cốt này vẫn chưa cô đặc được. Bạn đem đun sôi rồi gạn phần nước trong đi. Thu lấy phần nước cô đặc ở dưới. Lúc này nước sẽ rất sánh. Đem hỗn hợp vừa thu được cô đặc lần nữa sẽ được hỗn hợp dẻo thơm, ngọt thanh.
– Bước cuối cùng cô đặc đường thì cần khuấy liên tục để không bị cháy và keo lại. Khi nào hỗn hợp sánh lại là được kẹo mạch nha rồi.
3. Kết bài
Các bạn biết không, khi viết những dòng này tâm trạng mình rất bồi hồi, xúc động. Lâu lắm rồi cái cảm giác này mới trở lại. Bởi kẹo mạch nha như 1 phần ký ức tuyệt vời nhất trong tuổi thơ của mình.
Bình dị, ngọt ngào, sâu sắc. Nhiều năm trưởng thành ở xã hội tấp nập mình mới biết thì ra những điều ngọt ngào nhất lại đến từ chính ký ức xưa cũ. Mình muốn giữ những ký ức này thật lâu. Còn bạn thì sao?
Cập nhật 30/06/2020
5/5 – (4 bình chọn)
5/5 – (4 bình chọn)