Mạ điện là ứng dụng của hiện tượng gì? Được thực hiện thế nào
Mạ điện là ứng dụng của hiện tượng điện phân, nhờ đó kim loại mạ có thế kết tủa lên bề mặt lớp kim loại nền, giúp kim loại nền có một lớp bảo vệ bền bỉ hơn so với việc sơn phết thông thường.
Phương pháp mạ điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, xây dựng, sản xuất đồ gia dụng… Các chi tiết máy móc và bề mặt vật liệu sẽ bền chắc hơn sau khi được mạ điện phân, thế nên sản phẩm có thể được sử dụng trong thời gian dài mà không bị gỉ sét hay mài mòn.
Nội Dung Chính
Mạ điện là ứng dụng của hiện tượng gì?
Phương pháp mạ điện tạo ra lớp kết tủa trên bề mặt kim loại giúp phòng chống sự ăn mòn, bảo tồn kích thước và tăng độ cứng chắc cho sản phẩm. Không chỉ ngăn chặn hiện tượng gỉ sét. Công nghệ mạ điện phân còn giúp khôi phục những chi tiết bị mài mòn hiệu quả.
Nhờ lớp xi đồng đều, nhẵn mịn được tạo ra từ công nghệ mạ điện mà sự tiếp xúc của các bề mặt chi tiết trong máy móc được tốt hơn và hình dáng sản phẩm bắt mắt hơn. Đó là lý do giải thích vì sao mạ điện phân được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực xi mạ kim loại hiện nay.
Mạ điện được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, chẳng hạn như: Xây dựng, sản xuất đồ dân dụng, đồ gia dụng, đồ trang sức, đồ trang trí, kỹ thuật chế tạo rô bốt, tên lửa và công nghiệp đóng tàu.
Phương pháp mạ điện hiện đại được thực hiện như thế nào?
Cũng như các phương pháp xi mạ khác, mạ điện được thực hiện theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt gồm những bước cơ bản như sau:
1. Xử lý bề mặt kim loại
Để giúp cho lớp xi mạ nhẵn mịn và đều màu, chúng ta cần phải chuẩn bị bề mặt kim loại thật sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay gỉ sét thông qua các thủ tục như mài, phun. Công đoạn xử lý bề mặt kim loại càng cẩn thận bao nhiêu thì độ bền đẹp của lớp xi mạ càng cao bấy nhiêu.
2. Tẩy dầu mỡ
Bề mặt kim loại sau khi mài và đánh bóng thường dính dầu mỡ. Nếu không tẩy sạch dầu mỡ, hóa chất xi mạ sẽ không kết dính được với bề mặt vật liệu. Hiện nay, để tẩy dầu mỡ, thợ gia công sẽ sử dụng các dung môi hữu cơ như Cacbontetraclorua CCl4, Tricloetylen C2HCl3 và Tetracloetylen C2Cl4 hoặc dung dịch kiềm NaoH có pha lẫn nhũ tương như Na2SiO3, Na3PO4.
3. Tẩy bóng điện hóa
Tẩy bóng kim loại giúp lớp xi mạ bám dính tốt hơn, đồng đều hơn và không bị lỗ thủng. Khi tẩy bóng điện hóa, thợ gia công sẽ mắc vật liệu với Anot đặt trong một dung dịch đặc biệt. Tẩy bóng xong, bề mặt kim loại sẽ trở nên bằng phẳng và nhẵn mịn rõ rệt.
4. Hoạt hóa bề mặt vật liệu
Hoạt hóa bề mặt hay còn được gọi là tẩy nhẹ có tác dụng lấy đi lớp oxit rất mỏng được hình thành trong quá trình xử lý vật liệu kim loại giúp tăng độ bám dính của hóa chất xi mạ.
5. Mạ điện
Mạ điện là ứng dụng của hiện tượng phản ứng điện hóa catot. Bề mặt kim loại chính là catot được đặt trong một bình điện phân để tiến hành điện hóa. Phản ứng catot tạo nên một lớp mạ bóng nhẵn và đồng đều, bám chắc vào bề mặt kim loại.
CÔNG TY TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA
Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0901262653 Mr.Thư – 0901304449 Mr.Thuấn
E-mail: [email protected]
Website: ximaanpha.com