MỘT SỐ CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỊ TRÍ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN | VietnamBankers

MỘT SỐ CÂU HỎI KHI PHỎNG VẤN

  1. Giới thiệu bản thân?

  2. Tại sao muốn thi tuyển vào ngân hàng chúng tôi?

  3. Em đã tìm hiểu qua về chi nhánh/ngân hàng chưa? (lên trang web của ngân hàng để tìm hiểu : trụ sở, logo, giá trị cốt lõi, thành tựu, các hoạt động giải thưởng gần đây)

  4. Nhà ở đâu?Bây giờ đang ở đâu?

  5. Nếu nhà xa =>>Vị trí như vậy xa so với đơn vị làm việc, có đáp ứng được công việc hay không.

  6. Quá trình làm ở đơn vị cũ làm những việc gì (nêu công việc, nhiệm vụ cụ thể, em đã tích lũy được những kinh nghiệm – kĩ năng gì) ?

  7. Em hiểu gì về vị trí khách hàng cá nhân. KHCN khác như thế nào so với KHDN ?

  8. Theo em đức tính cần thiết nhất của KHCN là gì?

  9. Em đã tìm hiểu về các sản phẩm của ngân hàng cho KHCN/KHDN (nêu tên đầy đủ, nếu nhớ đc mức lãi suất thì càng tốt, lên trang web chính của ngân hàng để lấy thông tin)

    + Sản phẩm chủ đạo của ngân hàng là gì?

    + Lãi suất huy động của ngân hàng như thế nào?

    + Nêu thế mạnh và cạnh tranh của các sản phẩm ngân hàng so với các tổ chức tín dụng khác? (nếu bạn đã từng làm ở bank khác với vị trí tương đương hoặc KHCN/DN)

  10. Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng chúng tôi bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào nữa không?

  11. Cách phát triển khách hàng mới của em như thế nào ? cách tiếp cận ra sao ? Nếu trong 1 tháng giao cho em bán được 30 thẻ, giải ngân3 tỷ thì em triển khai như thế nào ?

  12. Em có tìm hiểu đối tượng khác hàng mà bank huy động/giải ngân vốn hướng đến nhiều nhất không?

  13. Nếu bây giờ em nhận chỉ tiêu thì đối tượng khách hàng nào em hướng đến đầu tiên và tập trung nhất ? (Em xem mối quan hệ của mình nhiều nhất tập trung ở đối tượng nào: Học sinh sinh viên – công nhân viên chức – khách hàng kinh doanh, buôn bán ….)

  14. Tìm hiểu về cho vay, bảo lãnh, quy trình lập hồ sơ tín dụng, nguyên tắc 5c/6c/5p, theo dõi nợ, thanh lí hợp đồng

  15. Vay thế chấp # vay tín chấp ntn ? để chấp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng thì cần những yếu tố gì. Trường hợp những khách nào không được vay, hoặc khó vay (tìm hiểu các nhóm nợ, cic

  16. Câu hỏi về tình huống

Ví dụ: Có một doanh nghiệp kinh doanh sắt thép, vay vốn 1 tỷ. Theo quy định thì mức cho vay là 70%, nghĩa là 700tr. Nhận thấy doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tương đối tốt, có khả năng trả nợ. Vậy là Chuyên viên tín dụng anh/chị có đồng ý giải ngân với mức 1 tỷ hay ko.

Câu hỏi về nghiệp vụ:

Ôn về: Các sản phẩm huy động (Cho KHCN & KHDN; ngắn – trung – dài hạn; kỳ hạn – không kỳ hạn; ngoại tệ – nội tệ).

– Các sản phẩm cho vay (Thẻ tín dụng; cho vay cầm cố STK…)

– Kiến thức chung về Tỷ giá, lạm phát, cung – cầu về hàng hoá, cung – cầu về tiền tệ

Với Tín dụng/Thẩm định bán lẻ:

– Ôn đặc biệt kỹ phần Kế toán doanh nghiệp. Riêng Thẩm định bán lẻ ôn thêm kỹ phần Tài trợ dự án. Với thẩm định dự án đầu tư (dành cho doanh nghiệp): Nắm được công thức tính NPV (Theo 2 quan điểm Tổng đầu tư & Vốn chủ SH), IRR, PP (có chiết khấu & không có chiết khấu);

o Ưu nhược điểm của NPV, IRR

VD: Hỏi là Dự án có NPV = 0, hoặc NPV rất nhỏ thì có nên cho vay không? Vì sao?

Dự án có NPV=0 có nghĩa là dự án kỳ vọng hoàn được vốn đầu tư và kiếm được một suất sinh lợi bằng suất chiết khấu;

Dù đứng trên quan điểm Tổng mức đầu tư(ngân hàng/TIP) thì dòng tiền tạo ra đã chắc chắn đáp ứng được tiền gốc+lãi ngân hàng hay đứng trên quan điểm chủ sở hữu(EPV) thì dòng tiền sau khi tính đã trừ đi nợ gốc+lãi ngân hàng và suất chiết khấu kỳ vọng của CĐT nó đáp ứng được kỳ vọng tối thiểu của chủ đầu tư.

=>Xét trên cả 2 quan điểm thì NPV=0 dự án vẫn đạt hiệu quả tài chính;Nhưng để quyết định đầu tư thì cần căn cứ vào 1 số chỉ tiêu khác như IRR,B/C…Ngoài ra còn về xã hội,môi trường,việc làm,chiến lược,trợ giá

Ví dụ: Dự án NPV <0 Có đạt hiệu quả tài chính không ? trong trường hợp nào ?  quan điểm nào (TIP, EPV)

+TIP(Tổng đầu tư hay Ngân hàng):Chỉ quan tâm đến lợi ích của dự án sau khi đã trừ đi các chi phí và chi phí cơ hội mà không phân biệt nguồn vốn.

Dòng tiền tính toán là dòng tiền trước khi thanh toán các nghĩa vụ nợ.

+EPV(Chủ đầu tư):Chỉ quan tâm đến phần còn lại của chủ đầu tư là bao nhiêu sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ và lãi.

Dòng tiền tính toán là dòng tiền sau khi thanh toán các khoản nợ và lãi suất.

*Khác biệt giữa 2 quan điểm phân tích tài chính là:Đối với quan điểm EPV thì dòng tiền cuối tính toán đã “công” thêm phần vay/vốn tài trợ và “trừ” đi phần trả nợ và lãi suất;Còn TIP không quan tâm đến 2 yếu tố này.

Nhưng dù có đứng trên quan điểm nào thì NPV<0 thì dự án vẫn không đạt hiệu quả tài chính tức là nó không thể kiếm được một suất sinh lợi bằng suất chiết khấu(phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng và suất sinh lợi kỳ vọng của CĐT) và còn có thể không hoàn được vốn đầu tư.

Những kiến thức này đã có trong giáo trình

– Kiến thức Luật:

  1. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo đảm tiền vay.Hãy nêu những loại hình rủi ro chính trong hoạt động tín dụng ngân hàng?

  2. Những dấu hiệu đối với một khách hàng có biểu hiện chây ỳ và không có khả năng thanh toán là gì? Đối với trường hợp này, nhân viên tín dụng/Hỗ trợ tín dụng, bạn sẽ có trách nhiệm gì và xử lý như thế nào

  3. Khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân thì điều gì là quan trọng nhất?

4.Khi định giá một tài sản bảo đảm, bạn thường căn cứ vào những yếu tố nào?
5. Tài sản bảo đảm cho món vay cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Luật tài chính tín dụng ngân hàng

1. Theo Luật các TỔ CHỨC TÍN DỤNG, giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như thế nào?
2. Theo Luật các TỔ CHỨC TÍN DỤNG, giới hạn cho vay đối với nhóm khách hàng được quy định như thế nào?
3. Ngân hàng có được phép cho vay để đảo nợ không? (Tìm hiểu quyết định 1627 và thông tư 39)