MỘT ĐỜI NHƯ KẺ TÌM ĐƯỜNG by Phan Văn Trường – PHẦN 1.

☛☛Review chapter: DẤU ẤN CỦA THÀNH CÔNG, HIỆU CHỨNG CỦA THẤT BẠI.

🌻🌻GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ:

Giáo sư, kỹ sư Phan Văn Trường hiện tại ông đã hơn 70 tuổi, ông là cố vấn thường trực của chính phủ cộng hòa Pháp, trải qua hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cố vấn cấp cao tại nhiều quốc gia trên thế giới về các lĩnh vực như kinh doanh, xây dựng, quy hoạch đô thị, điện lực, giao thông vận tải cũng như dầu khí, ông đóng vai trò quan trọng trong việc cố vấn cho những tập đoàn lớn, tiêu biểu là tập đoàn xây dựng Hòa Bình. Ngoài ra, ông còn tổ chức những buổi hội thảo tại những trường Đại học lớn để truyền tải kinh nghiệm cũng như thông điệp cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì hội nhập hóa.

Riêng với bản thân mình, rất ít tác giả Việt Nam có thể khiến cho mình đọc say sưa và hòa mình vào từng trang sách như ông, tính đến thời điểm này có 2 tác giả Việt mà mình rất yêu quý, đó là NGUYỄN PHI VÂN và ông PHAN VĂN TRƯỜNG đây. Cả hai tác giả đều là những công dân toàn cầu, đã sinh sống và làm việc nhiều năm tại nước ngoài, thu nhặt rất nhiều kinh nghiệm, chính vì vậy khi đọc những trang sách của hai tác giả, mình thật sự mở mang tầm nhìn, đầu óc và học hỏi rất nhiều điều mới mẻ mà trước đây trường học không dạy cho mình. Cách viết của hai tác giả rất hóm hỉnh nhưng không kém phần sâu sắc và nhân văn, các bạn có thể tìm đọc sách của tác giả Nguyễn Phi Vân tại nhà sách hoặc mua online, một số sách của bà là: Tôi, Tương Lai và Thế Giới; Tôi đi tìm tôi (2019). Bây giờ thì mình sẽ review sách của tác giả Phan Văn Trường, cuốn sách MỘT ĐỜI NHƯ KẺ TÌM ĐƯỜNG này là cuốn sách mới nhất của ông, một số cuốn sách trước mình đã đọc qua là MỘT ĐỜI QUẢN TRỊ, sách khá dày và chứa rất nhiều kiến thức về quản trị con người, quản lý, cũng như vai trò của văn hóa doanh nghiệp, các bạn có thể tham khảo nhé.

Sách của ông thường viết rất chi tiết và chia ra nhiều chương nhỏ, nên bài viết này mình chỉ đi sâu vào một chương mà mình thấy thú vị và ấn tượng, để tránh không đi lang mang quá nhiều. Chương này có tên là: DẤU ẤN CỦA THÀNH CÔNG, HIỆU CHỨNG CỦA THẤT BẠI.

“ There are no secrets to success. It is the result of preparation, hard work, and learning from failure”. ( Để thành công thì không có bí quyết gì cả, chỉ toàn là sự kỹ lưỡng, làm việc miệt mài và học hỏi từ những thất bại )

Trong chương này, có 10 ý mà tác giả đưa ra để nói lên quan điểm của mình về cách chúng ta suy nghĩ về thất bại, thành công cũng như quan trọng hết là trong sự nghiệp nghề nghiệp của mình, ông đưa ra 10 điểm chính về thực tế mọi việc chúng ta làm và cũng như đưa ra lời khuyên cũng như giải pháp cho từng điểm chính.

Sau đây là 5 điểm chính đầu tiên nhé. 

✅✅1. TẬP NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ MÌNH GIẢI QUYẾT.

Ý này, ông đưa ra một số sai lầm thường gặp về việc người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ rất hay thiển cận trong việc nhìn nhận vấn đề một cách tròn trịa và thấu đáo. Hay nói cách khác, rất không kiên nhẫn khi nhìn nhận vấn đề và tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Rất nhiều doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước mà ông đã từng làm việc qua, các cá nhân cũng như tập thể chỉ lo tập trung vào “đầu vào” mà không có lý luận đầu ra. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực kinh doanh, nếu bản thân cá nhân hay tập thể quá chú trọng vào những sở thích hoặc nhu cầu cá nhân của mình mà bỏ lỡ đi nhu cầu của thị trường thì cuối cùng công việc kinh doanh của tổ chức ấy sẽ không đi tới đâu.

Ví dụ: Nếu bạn thích thanh long và bạn thấy trái thanh long rất ngon ngọt, bạn rất thích, bạn nảy ra ý tưởng là bán trái thanh long, tuy nhiên bạn chỉ mới lý luận đầu vào (trồng thanh long và bán), mà chưa có lý luận đầu ra như ( ai sẽ thích thanh long, trồng ở đâu, giá bán thế nào, đối thủ của bạn là ai, hệ thống phân phối ra sao…)

Chính vì vậy, khi nhìn nhận một vấn đề, nếu có lý luận đầu vào phải có lý luận đầu ra. Phải có sự CHUẨN BỊ kỹ lưỡng và phải thật sự KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG, NHU CẦU CHI TIẾT CỦA KHÁCH HÀNG ( điều này đúng trong kinh doanh), còn những vấn đề khác trong cuộc sống như chọn nghề, chọn trường, chọn môn học, chúng ta phải luôn có một LỘ TRÌNH rõ ràng, KẾT QUẢ đạt được ra sao, phải THỬ NGHIỆM xem quyết định của mình có đúng đắn không. Đương nhiên, khi nhìn nhận vấn đề một cách độc lập, bạn sẽ không tránh khỏi sai sót, hãy đi tìm sự trợ giúp từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là bạn bè, người thân mà bạn tin tưởng, họ sẽ cho bạn góc nhìn nhiều hơn để giúp bạn định hình được con đường mình đi.

Quan trọng hơn hết vẫn là sự CHUẨN BỊ, khi bạn chuẩn bị kỹ từng bước một, bạn sẽ biết được nếu thất bại bạn vẫn có thể tìm ra nguyên nhân vì sao cho sự thất bại đó và tiếp tục đứng lên.

➡️➡️TÓM TẮT: LUÔN LÝ LUẬN ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA KHI NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NHÉ.

✅✅2. TƯ DUY “LÀM CHO XONG”

Đây là điểm mình thích nhất trong 10 điểm chính của tác giả, đại khái là tác giả nêu ra một số sai lầm mắc phải của người trẻ khi bắt tay làm một việc gì đó chỉ mang tính nửa vời.

Người trẻ thường hay có xu hướng làm việc cho xong, cho hoàn thành và rồi phủi tay nói rằng tôi đã hết trách nhiệm với việc này. Thay vì đi tìm 3 giải pháp cho một vấn đề, họ chỉ tìm ra 1. Có người còn hỏi thêm: “ Tìm thêm để làm gì?” Dường như tư duy đó đang kìm hãm mọi người để làm những điều vĩ đại và có giá trị hơn. Tất cả chỉ muốn làm một cách qua loa và sơ xài, và chúng ta cũng không trách sao cuộc đời của mình sao mãi cứ như vậy.

Ông nêu lên giá trị tiềm năng của một sản phẩm/con người cao hơn gập nhiều lần giá trị nguyên mẫu ban đầu. Tưởng tượng, chúng ta là mỗi một sản phẩm đều chạy chung trên một hệ điều hành (xã hội), việc chúng ta phải làm là NÂNG CẤP bản thân mỗi ngày, liên tục tạo ra giá trị, làm tốt nhất công việc của mình và trau chuốt sản phẩm của mình từng ngày từng ngày một.

Chúng ta không hề biết được giá trị tiềm năng của sản phẩm cao như thế nào nếu như chúng ta không kiên nhẫn khám phá chúng, và không liên tục cải tiến. Nếu chúng ta chỉ xem chai nước chỉ là chai nước, uống xong rồi vứt đi, thì thật là chỉ có thế, tuy nhiên giá trị tiềm năng của chai nước còn ở việc thay vì vứt đi, chúng ta có thể xử dụng chúng để trồng giá (beans sprouts) bằng cách khoét những lỗ nhỏ trong chai, hoặc thiết kế làm sao để chúng trở thành vật trang trí thay vì chỉ là chai nước. Chỉ khi chúng ta thấy được giá trị tiềm năng của một sản phẩm, khi đó là lúc chúng ta nhân giá trị của chúng gấp đôi.

Đối với công việc của mình, hãy TẠO RA GIÁ TRỊ CAO NHẤT cho mỗi việc mình làm, hãy ĐI XA HƠN, thay vì chỉ làm theo những lối hình thức mang tính quy cũ, hay liên tục sáng tạo và tìm ra cách để làm cho công việc của mình tốt hơn, giá trị hơn, mang lại nhiều lợi ích cho mình, tổ chức cũng như khách hàng của mình hơn. Đừng chấp nhận sự TẦM THƯỜNG và QUA LOA, những tính chất ấy chỉ dành cho những người thất bại. Người thành công là người ĐI ĐẾN TẬN CÙNG KHẢ NĂNG của bản thân, khám phá chính mình, xem khả năng của mình có thể làm việc tới đâu, đóng góp những gì, luôn luôn tự thách thức bản thân và không ngừng học hỏi và cải tiến.

☘️🍀Mình xin trích một câu nói của tác giả mà mình thấy tâm đắc: 

[“ Người làm việc tới cùng sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc khám phá được chính mình, vì mình đạ đạt đến giới hạn của khả năng. Trong cuộc đời, người thất bại là người không biết khả năng thật của mình, họ chưa bao giờ tự thách thức, chưa bao giờ đi xa nhất có thể mà chỉ “làm cho xong”, vì khi đó bạn sẽ cảm nhận rằng mình chỉ là một người làm mướn bị lợi dụng, thậm chí một tỳ nô cho việc của người ta. Người tận dụng khả năng sẽ được đối xử như ĐỐI TÁC, còn những người với tư duy “làm cho xong” sẽ được đối xử như NHÂN VIÊN. Khác lắm chứ”.]

➡️➡️TÓM TẮT: HÃY TẠO RA GIÁ TRỊ NHIỀU NHẤT CÓ THỂ TRONG MỌI CÔNG VIỆC MÌNH LÀM. GẠT BỎ TƯ DUY “ LÀM CHO XONG”

✅✅3. TƯ DUY THẤT BẠI TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI

Tác giả nêu ra cách tư duy của chúng ta về việc thiếu tự tin trong việc tin tưởng bản thân để làm một việc gì đó quan trọng. Trước khi làm một điều gì, chúng ta hay nghi nghờ bản thân rất nhiều, sợ hãi là một khách mời không mời cũng đến và luôn luôn cản đường chúng ta, chúng ta nghi nghờ rằng “ Mình không giỏi, mình không tự tin vào bản thân mình, mình còn nhiều thiếu sót, mình không chắc là sẽ vượt qua, vv”, thay vì suy nghĩ một cách tiêu cực, chúng ta phải tự tin hơn, phải động viên tối đa tinh thần của mình để chiến thắng.

Chúng ta chỉ thật sự thành công khi có thử thách và chông gai, và chính mình phải tự tìm lối thoát cho những khó khăn, thử thách ấy, chính những thách thức ấy sẽ giúp chúng ta trưởng thành và khám phá được chính mình hơn.

Ông cũng có lời khuyên cho những bậc cha mẹ: Nên tạo cho trẻ con những thử thách nhỏ và vui để chúng có thể vượt qua và chinh phục chính mình, và TUYỆT ĐỐI không bao giờ bao che cho con. Hãy để con tự đối mặt với vấn đề, tự  tìm ra giải pháp và mắc sai lầm, từ đó con sẽ trưởng thành và dạn dĩ hơn. Không có thành công nào vinh quanh hơn là tự mình vượt qua chính mình và tự mình tìm ra lối thoát.

➡️➡️TÓM TẮT: HÃY TỰ TIN VÀO BẢN THÂN MÌNH HƠN. TRÁNH TỐI ĐA TƯ DUY THẤT BÃI TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI.

✅✅4. TUỔI ĐỂ THÀNH CÔNG

Theo tác giả, đối với văn hóa người Việt, hầu như tuổi tác đóng một vai trò rất quan trọng và theo lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì vậy mà có tuổi để kết hôn, tuổi để đi làm, tuổi để nghỉ hưu, tuổi để chống gậy, tuổi để sinh con, blah blah. Theo quan niệm củ tác giả, điều này không đúng các bạn nhé.

Tuổi tác chỉ là một con số, nó không nói lên tất cả và cũng không quyết định mình phải sống như thế nào để phù hợp với lứa tuổi ấy. Cách suy nghĩ và cách sống của mình mới thật sự quan trọng, tuổi tác chỉ một thước đo về số năm bạn đang sống ở thời điểm hiện tại mà thôi.

 Ông cho rằng người trẻ không nên ra đời sớm quá trừ khi cảnh nghộ bắt buộc, vì nếu ra đời sớm quá thì khoảng đời thanh thiếu niên của mình sẽ không còn được hưởng thụ một cách vô tư nữa. Theo cá nhân mình thì mình không hoàn toàn đồng ý lắm về điểm này, mình thấy ra đời sớm và cọ xát với cuộc sống sẽ giúp bạn mau trưởng thành hơn, học hỏi nhiều hơn và tiếp xúc được nhiều người hơn, chính điều ấy sẽ cho bạn góc nhìn đa dạng hơn về thế giới và cuộc sống nhìn chung.

Có những bạn đồng trang lứa với mình tuy nhiên các bạn suy nghĩ rất chính chắn và có chiều sâu,  thân hình 20 nhưng suy nghĩ của 70. Mình rất thích nói chuyện với những người như vậy, họ đi sâu vào vấn đề và suy nghĩ rất “người lớn. Họ biết mình là ai và cần làm gì để khiến cho bản thân họ và xã hội tốt hơn.

Có nhiều bạn 28 tuổi đã tủi thân vì chưa lên chức Giám đốc, 38 tuổi chưa làm CEO đã khóc lên khóc xuống và thấy cuộc đời thật vô vị, tuy nhiên nếu như chúng ta cứ lệ thuộc vào suy nghĩ đó chúng ta sẽ thất bại ê chề, chúng ta thấy thất vọng về bản thân vì áp lực của xã hội, vì chúng ta nghĩ nếu chúng ta không trở thành ABC khi bao nhiêu tuổi, người khác sẽ cười thầm mình, tuy nhiên sẽ có hai lợi ích mình nghĩ ra khi suy nghĩ về vấn đề này:

+ Áp lực xã hội sẽ khiến cho bạn phải làm việc hết công suất, cố gắng hết mình, sống có mục tiêu và kế hoạch để chinh phục ước mơ. Mình nghĩ đây cũng là một điều tốt.

+ Nếu đến thời điểm ấy bạn chưa có gì trong tay, cũng đừng quá thất vọng, mỗi người sẽ có những thời điểm riêng, vì vậy hãy cứ tôn trọng thời điểm của mình và cứ tiếp tục sống và cống hiến hết mình. Thời điểm thành công của bạn sẽ đến.

➡️➡️TÓM TẮT: TUỔI TÁC KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ. VẤN ĐỀ LÀ CÁCH BẠN SỐNG NHƯ THẾ NÀO.

to be continued… 

Written by Tuyet Son

#motdoinhuketimduong

#bookreviews

#phanvantruong

Advertisement

Share this:

Like this:

Like

Loading…