MNC là gì ? 10 công ty đa quốc gia nổi tiếng ở Việt Nam – tcxd.vn
Bạn nghe nhắc nhiều đến MNC nhưng chẳng biết nó là gì hay chưa biết lịch sự ra đời của nó từ đâu? Vậy hãy theo dõi bài viết sau để tìm cho mình câu trả lời bạn nhé!
MNC là viết tắt của từ tiếng Anh Multinational corporation, dịch ra là công ty đa quốc gia. Đây chính là khái niệm để chỉ một doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai nước trở lên.
Thông thường, những công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Những công ty đa quốc gia cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia.
Quá trình ra đời và phát triển công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia MNC gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Ở thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, mục đích lợi nhuận cùng sự phát triển sản xuất đều làm tăng yêu cầu về thị trường nhiên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính.
Những yêu cầu đó thúc đẩy sự tăng trưởng khai thác, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước khác. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quyết liệt cùng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận trong thị trường bên ngoài.
Quá trình này được tạo điều kiện nhờ sự phát triển của thương mại quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước. Đồng thời, nó cũng được tạo điều kiện nhờ sự ủng hộ của các nước tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa thực dân.
Việc đi từ hợp tác đơn giản đến liên kết sâu sắc trong giới công thương tư bản đã thúc đẩy sự mở rộng này. Trên cơ sở ấy, những tổ chức kinh doanh quốc tế cũng từ đó mà xuất hiện và phát triển lên.
Những MNC thực sự hình thành và phát triển mạnh trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Ở thời kỳ này, quá trình tụ tập tư bản, tập trung sản xuất, liên kết giữa giới tài chính và giới công thương đã cho ra đời hàng loạt các tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền.
Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản với sự thôn tính cá lớn nuốt cá bé cũng tạo điều kiện cho sự hình thành những tổ chức kinh doanh độc quyền lớn.
Điểm đáng chú ý chính là sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong và ngoài nước, vậy nên càng gia tăng tính quốc tế cho những doanh nghiệp này.
Sự nổi lên của những công ty độc quyền mạnh mẽ và sự vươn lên ra thế giới là nhờ một phần không nhỏ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tăng trưởng quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các tư bản chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của các MNC, đặc biệt là trong thế giới tư bản. Nhiều MNC đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này.
Ngoài việc nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính, khoa học kỹ thuật thì sự phát triển của các công ty đa quốc gia còn ở sự mở rộng kinh doanh ra khắp thế giới tư bản.
Vai trò của các doanh nghiệp này trong quan hệ quốc tế cũng vì vậy mà tăng lên không ngừng, góp phần lớn vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế.
Điều đặc biệt đó là sự thay đổi cách nhìn nhận MNc ở tại các nước tư bản chủ nghĩa đã góp phần đáng kể vào sự mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của các nước MNC.
MNC ngày càng được coi là công cụ để phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế.
Bởi vậy, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút MNC. Nhờ vậy, các MNC đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế.
Sau khi chiến tranh lạnh, MNC đã có sự phát triển bất ngờ với số lượng tăng lên gấp đôi. Đầu thập kỷ 1990 chỉ có khoảng 37.000 công ty, tuy nhiên đến năm 2004 đã tăng lên đến 70.000.
Đồng thời, mức độ quốc tế hóa của chúng cũng được phát triển chưa từng thấy, số lượng các chi nhánh nước ngoài tăng lên gần bốn lần, từ 170 ngàn đầu thập kỷ 1990 đến 690 ngàn vào năm 2004.
Một điểm đáng chú ý đó là MNC không có độc quyền của các nước phát triển hàng đầu mà nó còn có ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hay mới nổi. Song, quy mô và tài chính của các MNC này vẫn còn rất khiêm tốn. Các MNC cũng là người nắm giữ hầu hết vốn đầu tư nước ngoài.
Các MNC thực hiện hơn 80% thương mại thế giới. Những MNC chi phối hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới.
Ngoài ra, các MNC này cũng giữ số lượng lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công nghệ. Những MNC này vẫn tiếp tục nằm trong trung tâm của sự phát triển.
Thế và lực của MNc tiếp tục phát triển trong các năm gần đây với xu hướng sáp nhập và thu nhận để hình thành các tập đoàn lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế quan trọng như truyền thông, ngân hàng-tài chính, giao thông vận tải…
Toàn bộ những điều đó đã góp phần đẩy mạnh vai trò của MNC đối với những quốc gia và quan hệ quốc tế.
Phân loại, ưu điểm, nhược điểm của công ty đa quốc gia
Phân loại công ty đa quốc gia
Các MNC có thể phân loại làm ba nhóm lớn theo cấu trúc phương tiện sản xuất như sau:
+ Công ty đa quốc gia theo chiều ngang chuyên sản xuất các sản phẩm cùng loại hay tương tự như những quốc gia khác. Ví dụ như McDonalds.
+ Công ty đa quốc gia theo chiều dọc có cơ sở sản xuất tại một số nước nào đó. Các đơn vị này sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác. Chẳng hạn như Adidas.
+ Công ty đa quốc gia đa chiều với cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc. Chẳng hạn như Microsoft.
Ưu điểm của công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia có một số lợi thế nhất định khi thiết lập hoạt động kinh doanh quốc tế. Chẳng hạn như một công ty ở Mỹ có mặt ở một số quốc gia nước ngoài như Trung Quốc sẽ đáp ứng được nhu cầu sản phẩm của Trung Quốc cho sản phẩm của họ mà không cần phải tốn kém chi phí vận chuyển đường dài.
Những tập đoàn này cũng có xu hướng thiết lập hoạt động tại các thị trường, vốn là nơi mà họ hoạt động hiệu quả nhất hay tiền lương thấp nhất. Bẳng giải pháp sản xuất cùng một chất lượng hàng hóa với chi phí thấp hơn, các công ty đa quốc gia sẽ giảm giá và tăng sức mua của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Khi những công ty đa quốc gia được thành lập ở nhiều nước khác nhau, họ có thể tận dụng được các biến thể về thuế bằng cách đặt trụ sở doanh nghiệp của mình ở một quốc gia khác nơi có thuế suất thấp, ngay cả khi hoạt động của nó được tiến hành ở nơi khác.
Nhược điểm của công ty đa quốc gia
Việc thiết lập hoạt động kinh doanh ở nước ngoài có thể gây ra một số hậu quả. Cụ thể như việc làm ở trong nước sẽ bị chuyển đi nước ngoài.
Dữ liệu từ Cục thống kê lao động BLS cho thấy từ năm 2001 đến năm 2010, Hoa Kỳ mất đi 33% công việc sản xuất (5.8 triệu việc làm).
Như vậy có thể thấy rằng bên cạnh những lợi ích to lớn mà công ty đa quốc gia nhận được thì nó vẫn còn tồn tại đâu đó nhược điểm, mà lớn nhất đó là thất thoát lượng việc làm ở trong nước.
10 công ty đa quốc gia ở Việt Nam
Unilever
Đây là công ty đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, dầu gội, thực phẩm kem đánh răng,… Unilever là công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan, hiện tại đơn vị này có khá nhiều chi nhánh và công ty con, sử dụng lực lượng lao động lớn khoảng 200 ngàn nhân công.
Theo thống kê, Unilever có đến 400 nhãn hàng nổi tiếng như OMO, Knorr, Comfort, Vaseline, Ponds, Surf, Lux, Dove, P/S, Signal, Close Up,…
Tại Việt Nam, Unilever cũng có chi nhánh, và đây là một doanh nghiệp có chế độ lương bổng, chính sách nhân sự tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Môi trường làm việc ở nơi này vô cùng chuyên nghiệp, cởi mở, cơ hội thăng tiến cũng khá tốt.
Nhân viên được trợ cấp và phúc lợi đầy đủ như trợ cấp đi lại, công tác, các chế độ bảo hiểm, hưu trí, chế độ cho nhân viên đi học tập ở nước ngoài,… Unilever quả thực là một môi trường làm việc mà rất nhiều người ao ước.
Procter & Gamble (P&G)
P&G cũng là một tập đoàn hóa mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới có trụ sở chính ở Mỹ. Tổng giám đốc của P&G Việt Nam chính là ông Emre Olcer. Doanh nghiệp này có môi trường làm việc với chính sách vô cùng cởi mở, sáng tạo.
Công ty có sự quan tâm đặc biệt với sự phát triển của những tài năng trẻ ở Việt Nam bằng phương pháp tạo ra cho người lao động môi trường làm việc tốt nhất, để sớm mang lại thành công.
P&G luôn chú trọng vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Từ đó mang lại môi trường làm việc lý tưởng, năng động, sáng tạo, vui vẻ, tạo điều kiện để các nhân viên có thể phát huy hết được khả năng và sức sáng tạo của mình.
IBM
IBM là từ viết tắt của International Business Machines, đây là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia của Mỹ có trụ sở ở Armonk, New York. IBM rất quan tâm đến việc đảm bảo lợi ích công bằng của các nhân viên, kể cả các nhân viên thấp nhất.
Lương cơ bản của nhân viên công ty này rất cao, bên cạnh đó chế độ thưởng tương ứng với các thành tích kinh doanh vô cùng hậu hĩnh.
Hiện tại, IBM đã có hơn 350 ngàn nhân viên và trở thành công ty tin học lớn nhất trên thế giới. Doanh nghiệp này cũng mạnh dạn đầu tư khoảng 1700 USD để đào tạo các kỹ năng trong công việc cho mỗi nhân viên mới.
Microsoft
Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ do Bill Gates và Paul Allen sáng lập vào 04/04/ 1975 và có trụ sở chính tại Redmond, Washington. Doanh nghiệp này chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh bản quyền phần mềm, hỗ trợ sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến máy tính.
Hiện tại, Microsoft chính là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những quốc gia có giá trị lớn nhất thế giới.
Các chính sách tuyển chọn nhân viên của Microsoft có phần khá nghiêm ngặt. Kiến thức và năng lực trong công việc không là chưa đủ, công ty này còn yêu cầu nhân viên phải có trí thông minh, sự sáng tạo.
Đồng nghĩa với việc nhân viên cũng sẽ được làm việc trong một môi trường năng động, có trang bị hệ thống thiết bị và công nghệ hiện đại, giúp phát huy tối đa hiệu quả của team work. Vì thế, các nhân viên có thể làm việc ở mọi nơi, mọi lúc, phát huy hết được sự sáng tạo và tiềm năng của mình ở trong công việc.
Pepsico Foods
Được thành lập vào năm 1965, PepsiCo, Inc. chính là công ty thực phẩm đa quốc gia của Mỹ. Doanh nghiệp này có trụ sở đặt tại Purchase, New York. Tính từ năm 2006 đến nay, Indra Krishnamurthy Nooyi là giám đốc điều hành của PepsiCo. Hiện công ty cũng có khoảng 274 ngàn người lao động và doanh thu lên đến 67 triệu USD.
Môi trường làm việc tại Pepsico Foods ở Việt Nam cũng là điều mà rất nhiều người lao động đang mơ ước. Bên cạnh lương cứng, các nhân viên còn được hưởng các khoản trợ cấp hậu hĩnh. Công ty xem xét thưởng hàng năm cho nhân viên tùy vào năng lực. Bên cạnh đó, Pepsico Foods còn rất chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, luôn đáp ứng nhu cầu và tôn trọng nhân viên, qua đó giúp mọi người có cơ hội để phát triển bản thân, cống hiến hết năng lực của mình.
AbbottAbbott (Abbott Laboratories)
AbbottAbbott là một trong những thương hiệu lớn mang tính ảnh hưởng toàn cầu về y tế, sức khỏe và dinh dưỡng. Đặc biệt, doanh nghiệp này còn có trụ sở ở tại Lake Bluff, Illinois, Mỹ.
Tạp chí Fortune đã bình chọn Abbott là một trong những công ty đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, vì vậy công ty này thu hút được một lượng lớn nhân tài ở Việt Nam.
Đội ngũ nhân viên của Abbott luôn được quan tâm và tạo điều kiện tối đa để phát triển năng lực thông qua những khóa học kỹ năng lãnh đạo cùng những chính sách khen thưởng để khuyến khích sự sáng tạo.
Bên cạnh đó, Abbott còn có nhiều chương trình tuyển dụng sinh viên mới ra trường, chẳng hạn như Professional and Management Development Program hay Leadership Training.
Honda
Năm 1996, công ty Honda Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa 3 công ty là Công ty Honda Motor của Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor của Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
Hai sản phẩm chính được sản xuất là xe máy và xe ô tô. Trải qua 20 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, Honda đã không ngừng phát triển và trở thành công ty hàng đầu trong việc sản xuất xe máy và sản xuất ô tô có tiếng ở thị trường Việt Nam.
Honda giải quyết việc làm cho hơn 10 ngàn người Việt, đem đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ uy tín và đóng góp một phần quan trọng vì một xã hội giao thông lành mạnh.
Uber
Uber là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và taxi dựa trên ứng dụng smartphone để kết nối hành khách với tài xế.
Trước khi biến mất khỏi thị trường, Uber có trụ sở tại San Francisco, California và có mặt hơn 500 thành phố khác nhau trên thế giới. Uber chính thức rút khỏi Đông Nam Á trong đó có Việt Nam từ đầu tháng 4/2018, Sự ra đi của Uber cũng làm nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Nestlé
Nestlé S.A là từ viết tắt của Société des Produits Nestlé S.A. Đây là một công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới hiện nay có trụ chính ở Vevey, Thụy Sĩ.
Nhìn chung, các sản phẩm của Nestlé khá đa dạng và phong phú, không chỉ có nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em mà còn có cà phê, các sản phẩm từ sữa.
Ở Việt Nam, Nestlé mang đến cho người lao động một môi trường làm việc tuyệt vời, để họ có thể học hỏi, khẳng định giá trị của bản thân, phát triển sự nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.
Mức lương của Nestlé cũng rất cạnh tranh dựa vào thành tích kinh doanh, các phúc lợi có liên quan như lương tháng 14, bảo hiểm đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ hàng năm và du lịch.
Bên cạnh đó, hằng năm Nestlé còn tổ chức các chương trình quản trị viên tập sự, mang đến cơ hội nghề nghiệp lớn cho các bạn sinh viên.
Samsung
Samsung được Lee Byung Chul thành lập vào năm 1938 và có trụ sở chính tại Samsung Town, Seoul, Hàn Quốc. Đây là tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc và có lợi ích trong lĩnh vực xây dựng, điện tử, hóa học, tài chính và nhiều ngành khác.
Chỉ tính riêng cá lĩnh vực kinh doanh công nghệ thì doanh thu đã lên đến 163 tỷ USD. Giá trị của thương hiệu Samsung ở khoảng 45 tỷ USD, lớn hơn cả giá trị thương hiệu quốc gia của đất nước Croatia chỉ (chỉ ở mức 32 tỷ USD).
Hiện nay, Samsung đã đầu tư xây dựng vào thị trường Việt Nam với các nhà máy lớn ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà nội, nó mang đến việc làm cho hàng ngàn người lao động và có mức thu nhập khá cạnh tranh.
Thật không quá chút nào khi nói Samsung là một môi trường làm việc lý tưởng đáng mơ ước của rất nhiều người Việt.
Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn MNC là gì và những MNC nổi tiếng ở Việt Nam. Hi vọng qua đây bạn có thể hiểu rõ hơn hình thức hoạt động của các doanh nghiệp này và những lợi ích mà nó mang lại ra sao. Đừng quên truy cập vào website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết hay bạn nhé!
5/5 – (1 bình chọn)