MEATDeli và mục tiêu cung cấp sản phẩm thịt ngon, an toàn
Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về chuỗi giá trị thịt có thương hiệu, Công ty CP Masan MEATLife hiện đang tập trung vào việc cải thiện năng suất trong ngành đạm động vật thông qua vận hành hiệu quả, đổi mới sáng tạo, độ phủ rộng khắp toàn quốc và chuỗi cung ứng vượt trội; hướng đến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người Việt với chi phí và giá cả hợp lý.
Thịt mát mang thương hiệu MEATDeli đã có mặt tại hơn 3.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Ảnh: Trọng Tùng
Trang trại chăn nuôi tiêu chuẩn Global GAP
Masan MEATLife bắt đầu tham gia vào ngành đạm động vật từ năm 2016 bằng việc xây dựng và vận hành trang trại chăn nuôi lợn kỹ thuật cao có tổng diện tích trên 223ha tại tỉnh Nghệ An. Với tổng vốn đầu tư lên đến 1.400 tỷ đồng, trang trại có khả năng cung cấp 250.000 con mỗi năm.
Quy trình nuôi lợn tương đương với tiêu chuẩn quản lý trang trại chăn nuôi quốc tế và tuân thủ tiêu chuẩn Global GAP. Ngay từ đầu vào, lợn đã được tuyển chọn kỹ lưỡng. Masan MEATLife dùng nguồn lợn giống có gốc gác từ Đan Mạch, được nuôi một thời gian dài ở Việt Nam, bảo đảm tương thích với thời tiết trước khi đem lai giống.
Lợn được nuôi đến lúc xuất thịt với hình thức “cùng vào cùng ra”. Trại nuôi độc lập với bên ngoài, chuồng nuôi khép kín và bố trí từng bộ phận nuôi riêng biệt. Trang trại còn áp dụng công nghệ auto feed, quản lý lợn bằng phần mềm ERP, kiểm soát nhiệt độ – ẩm độ – tốc độ gió lùa trong chuồng nuôi bằng hệ thống tự động. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng vaccine được kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ nhất theo tiêu chuẩn Global GAP.
Trang trại nằm cách xa khu dân cư, tách biệt với bên ngoài để đảm bảo điều kiện an toàn sinh học nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu các rủi ro. Công nghệ nuôi khép kín giúp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến quá trình sinh trưởng của đàn lợn. Nhờ đó, từ năm 2016 đến nay, trang trại an toàn về dịch bệnh, không phát hiện trường hợp lợn bị mắc bệnh.
Bên cạnh yếu tố sản xuất, Tổng Giám đốc Masan MeatLife Nguyễn Quốc Trung cho biết, DN cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trang trại chăn nuôi lợn kỹ thuật cao tại tỉnh Nghệ An được đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại, có khả năng xử lý lên đến 4.000m3 nước thải chăn nuôi một ngày; đồng thời tạo ra một lượng khí biogas được sử dụng cho mục đích phát điện nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của trang trại.
Công ty lấy mẫu quan trắc môi trường định kỳ, kết quả phân tích mẫu gần nhất cho thấy nước thải đạt tiêu chuẩn cột B theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Trong năm 2021, Masan MEATLife đã đầu tư thêm hệ thống bổ trợ xử lý nước thải cho hệ thống nêu trên, với mục tiêu nước thải sau xử lý sẽ đạt cột A theo đánh giá của Bộ TN&MT.
Tiên phong phát triển thịt mát
Cuối năm 2018, Masan MEATLife đã đưa vào vận hành khu liên hợp chế biến thịt đầu tiên trên quy mô hơn 10ha tại tỉnh Hà Nam. Đến tháng 10/2020, tổ hợp chế biến thịt tại tỉnh Long An cũng được khánh thành. Mỗi tổ hợp có công suất 1,4 triệu con/năm, tương đương 140.000 tấn thịt lợn/năm.
Với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, mỗi tổ hợp chế biến đều được áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu; được các chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm lắp đặt và giám sát. Tại đây, lợn được làm ngất bằng khí CO2 (phương pháp giết mổ được quốc tế đánh giá là nhân văn nhất hiện nay – PV), sau đó được xử lý và làm lạnh nhanh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên thịt.
Sau giết mổ, thịt lợn được làm mát và trữ trong 24 giờ ở nhiệt độ vàng (từ 0 – 40C) để tăng hương vị và kết cấu của thịt, đồng thời giữ trọn dinh dưỡng và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt lợn tiếp đó được các công nhân lành nghề của Masan MEATLife pha lóc, đóng gói và vận chuyển trong nhiệt độ thấp đến tay người tiêu dùng tại các điểm bán hàng, đảm bảo thịt luôn sạch và tươi ngon.
Quy trình chế biến thịt mát của Masan MEATLife được các bộ ngành, tổ chức quốc tế đánh giá cao. Thịt mát thương hiệu MEATDeli không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12429-1:2018 về thịt mát, mà còn tuân thủ nghiêm ngặt BRC – tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm.
Thịt mát MEATDeli trở thành thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chế biến tiêu chuẩn châu Âu, được công nhận và ngày một trở nên phổ biến tại Việt Nam. Việc ra đời MEATDeli là sự cụ thể hóa cam kết của Masan MEATLife, với mục tiêu mang lại thịt an toàn, tươi ngon và giá cả hợp lý cho người tiêu dùng Việt Nam ở mọi lúc, mọi nơi.
Phụng sự người tiêu dùng Việt Nam
Giữa muôn vàn khó khăn thử thách, nhất là trong hai năm đại dịch Covid-19 hoành hành và dịch bệnh động vật diễn biến phức tạp, Masan MEATLife vẫn gặt hái được những kết quả tài chính đáng chú ý. Riêng với thương hiệu thịt mát MEATDeli, tăng trưởng doanh thu đạt hơn 13 lần, từ 330 tỷ đồng trong năm đầu tiên (2019) lên 4.500 tỷ đồng vào năm 2021.
Theo Tổng Giám đốc Masan MEATLife Nguyễn Quốc Trung, kết quả tài chính đáng chú ý nêu trên có được là nhờ vào sự nỗ lực nâng cao cải tiến trong vận hành kinh doanh xét trên mọi phương diện, từ marketing, bán hàng, phân phối đến sản xuất và cải tiến sản xuất. Việc tiếp tục đầu tư vào xây dựng thương hiệu đã giúp MEATDeli dẫn đầu ngành thịt và từng bước xây dựng được niềm tin trong lòng người tiêu dùng với mức độ nhận biết rộng khắp.
Thêm vào đó, hệ thống phân phối của Masan MEATLife tăng trưởng với độ phủ gia tăng ấn tượng. Đến nay, thương hiệu thịt mát MEATDeli đã có mặt tại hơn 3.000 điểm bán trên toàn quốc. Các điểm bán này bao gồm hệ thống WinMart, WinMart+, chuỗi siêu thị Coopmart, BigC (GO!), Lotte, Aeon, các chuỗi bán lẻ hiện đại; hệ thống cửa hàng chuyên kinh doanh MEATDeli, và các đại lý MEATDeli của những đối tác khác…
Tổng Giám đốc Masan MEATLife Nguyễn Quốc Trung cho biết, sự tăng trưởng này có được từ việc xây dựng thương hiệu, cung cấp các sản phẩm sáng tạo được người tiêu dùng tin tưởng và phân phối các sản phẩm đó trên toàn quốc.
Tuy nhiên, theo ông Trung, chính sự phát triển nhanh chóng của MEATDeli đã mang lại bài học quý giá, đó là việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh trong toàn chuỗi giá trị có thể đạt được bằng việc sử dụng các chuyên gia tập trung phát huy trong lĩnh vực thế mạnh của họ.
Xác định được đối tác có năng lực toàn cầu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, Masan MEATLife đã quyết định chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi cho Tập đoàn De Heus tại Việt Nam. Đổi lại, DN có thể được đảm bảo nguồn cung cấp lợn chất lượng lâu dài và đáng tin cậy cho hoạt động kinh doanh thịt, đồng thời giải phóng nguồn lực để trở thành một nền tảng ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thương hiệu thực sự.
“Sự chuyển đổi này cho phép Masan MEATLife hưởng lợi từ hiệu quả của mô hình tích hợp 3F “từ trang trại đến bàn ăn”, cũng như cho phép chúng tôi tập trung vào thế mạnh của mình là phụng sự người tiêu dùng Việt Nam…” – ông Nguyễn Quốc Trung cho biết thêm.
“Sứ mệnh của Masan MEATLife là nâng cao chất lượng đời sống của người tiêu dùng bằng cách cung cấp những sản phẩm thịt ngon, an toàn mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi tin tưởng rằng mô hình 3F (từ trang trại đến bàn ăn) là điều bắt buộc phải thực hiện để có thể kiểm soát chất lượng và chi phí, nhằm cung cấp sản phẩm thịt có giá hợp lý cho người Việt…” – Tổng Giám đốc Masan MEATLife Nguyễn Quốc Trung
Cuối năm 2018, thịt lợn mát mang thương hiệu “MEATDeli” được ra đời. 2 năm liền 2019 và 2020, MEATDeli xuất sắc nằm trong Top 10 thương hiệu – sản phẩm được tin dùng Việt Nam theo kết quả bình chọn của Thời Báo Kinh tế Việt Nam. Năm 2020, Masan MEATLife được Forbes Vietnam vinh danh trong Top 50 Thương hiệu giá trị Việt Nam. Masan MEATLife hiện đang dẫn đầu ngành sản phẩm nông nghiệp với thương hiệu được định giá ở mức 34,5 triệu USD.