Lý thuyết về sự ăn mòn kim loại và cách bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn | Hải Tiến
Sự ăn mòn kim loại gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội hàng năm. Chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục và giảm thiểu tình trạng này.
Hằng năm, trên toàn thế giới mất đi khoảng 15% lượng kim loại có ích như gang, thép,…do sự ăn mòn kim loại là nguyên nhân gây ra. Vậy ăn mòn kim loại là gì? Cách khắc phục ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết mà Giấy Hải Tiến đưa ra dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Sự ăn mòn kim loại là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể thấy rất nhiều những đồ vật bằng kim loại như đinh sắt, vỏ tàu, cửa sổ sắt,… bị han gỉ không dùng được nữa. Nguyên nhân là xuất phát từ không khí có chứa oxi, trong nước mưa có chứa axit, nước biển có một số loại muối như NaCl hay MgCl2,… chúng đã tác dụng với kim loại và đặc biệt là những hợp chất sắt, khiến các kim loại hay hợp chất sắt đó trở nên xốp, giòn và có màu gỉ nâu.
Hình ảnh chiếc tàu sắt bị ăn mòn
Kim loại bị ăn mòn khi chúng tiếp xúc với những chất có trong môi trường xung quanh.Vậy nên sự ăn mòn kim loại chính là sự hủy hoại những kim loại hay hợp kim trong môi trường.
Những yếu tố gây ra sự ăn mòn kim loại
Sự ăn mòn kim loại gây ra bởi hai yếu tố chính đó là ảnh hưởng của các chất trong môi trường và ảnh hưởng của nhiệt độ:
Ảnh hưởng của các chất trong môi trường gây ra ăn mòn kim loại
Chúng mình cùng làm một thí nghiệm nho nhỏ sau.Cho 4 chiếc đinh sắt và 4 môi trường ống nghiệm khác nhau. Ống 1 là môi trường không khí khô, ống 2 là môi trường nước có hòa tan khí oxi. Ống nghiệm thứ 3 là dung dịch muối ăn và ống nghiệm thứ 4 là nước cất.
Thí nghiệm cho 4 đinh sắt vào 4 môi trường khác nhau
Sau 1 tuần thì kiểm tra kết quả. Ống 1 đinh sắt không bị ăn mòn, ống 2 đinh sắt bị ăn mòn chậm, ống 3 đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất và ống 4 không bị ăn mòn.
Từ thí nghiệm trên ta có thể rút ra kết luận rằng sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào các thành phần chứa trong môi trường mà kim loại tiếp xúc.
Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ
Theo những thực nghiệm cho thấy kim loại trong môi trường có nhiệt độ cao sẽ bị bị ăn mòn nhanh hơn so với kim loại ở trong môi trường nhiệt độ bình thường. Thí dụ bạn để một thanh thép ở trong bếp củi sẽ nhanh bị han gỉ hơn khi bạn để nó ở môi trường mát mẻ, khô ráo.
Kim loại trong môi trường có nhiệt độ cao sẽ bị bị ăn mòn nhanh hơn
Cách bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn hiệu quả
Các bạn có thể thấy rằng sự ăn mòn kim loại ảnh hưởng rất nhiều tới mọi mặt đời sống. Vì thế dựa trên những yếu tố gây ra sự ăn mòn kim loại mà các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các cách để giảm lại sự ăn mòn đó. Cụ thể là:
Hạn chế sự tiếp xúc của kim loại với môi trường bằng cách phủ một lớp sơn, mạ, hay bôi dầu mỡ lên kim loại. Đây là các chất bền, độ bám chắc lên bề mặt kim loại, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường bên ngoài như không khí, nước,…Đối với những đồ vật kim loại nên để ở nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi và rửa sạch sẽ, tra dầu mỡ vào các dụng cụ lao động để sự ăn mòn chậm lại.
Sơn, mạ lên kim loại là một cách bảo vệ
Nghiên cứu và chế tạo những hợp kim ít bị ăn mòn, ghép và những hợp kim dễ bị ăn mòn để làm vật thay thế. Ví dụ như người ta thường thêm vào những kim loại ít bị ăn mòn như crom, niken bọc ra bên ngoài những kim loại như thép, sắt,… để tăng độ bền của chúng.
Bọc ra ngoài một lớp kim loại ít bị ăn mòn
Sự ăn mòn kim loại rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế các bạn có thể hiểu vì sao ông bà bố mẹ chúng ta thường sơn lên những cánh cửa sắt hay các đồ vật kim loại khác. Một phần là để trang trí nhưng công dụng chính là chống lại sự ăn mòn đó các bạn nhé
Qua bài viết trên Giấy Hải Tiến đã chia sẻ tới các bạn những thông tin về sự ăn mòn kim loại. Nắm được kiến thức rồi thì hãy vận dụng những cách bảo vệ kim loại vào đời sống của mình các bạn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt.