Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa – THI247.com

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa trong chương trình Lịch sử lớp 12.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nêu và phân tích được nguồn gốc, đặc điểm cùng các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Khái quát được những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng.
+ Giải thích được nguồn gốc và biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
+ Đánh giá được tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đối với nhân loại.
Kĩ năng:
+ Sưu tầm, sử dụng tư liệu bổ sung cho kiến thức trong sách giáo khoa.
+ Phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức để đánh giá thực tiễn.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ 1. Nguồn gốc – Những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. – Yêu cầu cần phải giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu: bùng nổ dân số, vơi cạn tài nguyên,… – Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ II, các bên tham chiến đều muốn sản xuất ra những loại vũ khí hiện đại có tính năng tàn phá và gây sát thương cao. – Tiền đề từ những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 2. Đặc điểm – Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp + Mọi phát minh về kĩ thuật, công nghệ đều gắn liền với nghiên cứu khoa học. + Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật và kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất. – Khoa học đã trở thành nguồn gốc của các tiến bộ về kĩ thuật và công nghệ. 3. Các giai đoạn phát triển – Những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 1973: Cách mạng khoa học – kĩ thuật. – Năm 1973 đến hiện nay: Cách mạng khoa học – công nghệ. Công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng. 4. Thành tựu tiêu biểu – Diễn ra trên quy mô lớn, ở mọi lĩnh vực, phát triển với tốc độ nhanh và đạt được những thành tựu kì diệu. – Phát minh trên lĩnh vực khoa học cơ bản (Toán học, Hóa học, Sinh học …). – Lĩnh vực công nghệ (công cụ sản xuất mới; nguồn năng lượng mới; vật liệu mới; công nghệ sinh học; thông tin liên lạc và giao thông vận tải; chinh phục vũ trụ …). 5. Tác động – Tích cực: + Tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của con người. + Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực. + Đặt ra yêu cầu mới về chất lượng nguồn lực, về giáo dục và đào tạo, hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. – Hạn chế: Gây ra những hậu quả mà con người chưa thể khắc phục được: + Tai nạn lao động, tai nạn giao thông. + Sản xuất vũ khí hủy diệt. + Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh dịch mới,… 6. Tác động tới Việt Nam – Thời cơ: tiếp thu những thành tựu khoa học – công nghệ, áp dụng vào sản xuất để phát triển đất nước. – Thách thức: xuất phát điểm thấp, nên nguy cơ tụt hậu luôn tiềm ẩn. 7. So sánh với cách mạng công nghiệp – Cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) + Khởi đầu từ nước Anh. + Các tiến bộ, phát minh, sáng chế đều bắt nguồn từ lĩnh vực kĩ thuật và thực tiễn sản xuất. + Đặc trưng: sử dụng năng lượng nước, hơi nước để cơ giới hóa quá trình sản xuất. + Đưa nhân loại sang nền “văn minh công nghiệp”. – Cách mạng khoa học – công nghệ (những năm 70 của thế kỉ XX – nay) + Khởi đầu từ nước Mĩ. + Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều được bắt nguồn từ hoạt động nghiên cứu khoa học. + Đặc trưng: sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. + Đưa nhân loại sang nền “văn minh trí tuệ”. TOÀN CẦU HÓA 1. Nguồn gốc, bản chất – Nguồn gốc: hệ quả của cách mạng khoa học – công nghệ. – Bản chất: là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. 2. Biểu hiện – Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. – Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. – Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn. – Sự ra đời của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. 3. Tác động – Tích cực + Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa tới sự tăng trưởng cao về kinh tế. + Góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế. + Đặt ra các yêu cầu cần phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. – Hạn chế + Trầm trọng thêm sự bất công xã hội, khoét sâu thêm ngăn cách giàu nghèo. + Mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn. + Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền của quốc gia.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

[ads]