Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm tập tính của động vật (tiếp theo) – THI247.com

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm tập tính của động vật (tiếp theo) trong chương trình Sinh học lớp 11.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản,…).
+ Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật.
+ Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống.
Kĩ năng:
+ Đọc và xử lí thông tin trong sách giáo khoa để tìm hiểu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản,…), một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống.
+ So sánh và phân tích để phân biệt một số hình thức học tập ở động vật.
+ Phân tích tìm hiểu thí nghiệm của Paplôp và B.F. Skinnơ để tìm hiểu hình thức điều kiện hóa đáp ứng điều kiện hóa hành động.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Một số hình thức học tập ở động vật.
Hình thức Khái niệm Ví dụ Quen nhờn Là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm. Khi có bóng đen trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm thì gà con không chạy ẩn nấp nữa. Thí nghiệm của Paplop Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời. In vết Lúc mới ra đời, hình ảnh đầu tiên nhất là hình ảnh động sẽ in vết vào trung ương thần kinh dẫn đến động vật hành động theo. Dễ thấy nhất ở những loài thuộc lớp chim. Vịt con mới nở đi theo đồ chơi. Điều kiện hóa đáp ứng Là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. Thí nghiệm Paplôp. Điều kiện hóa hành động Liên kết một hành vi với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó. Thí nghiệm của Skinnơ. Thí nghiệm của B.F. Skinnơ Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Học ngầm Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì “kiến thức” đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự. Thả chuột vào đường đi, sau đó cho thức ăn thì chuột biết đi đúng đường đi đó. Học khôn Là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới. Tinh tinh biết xếp thùng gỗ chồng lên nhau để lấy thức ăn.
2. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
Các loại tập tính Đặc điểm Ví dụ Tập tính kiếm ăn Rình mồi và vồ mồi hoặc lẩn trốn, bỏ chạy. + Hải li đắp đập để bắt cá. + Mèo rình mồi. Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. + Cầy hương dùng mùi hương ở tuyến thơm để đánh dấu. + Chó, mèo, hổ. đánh dấu địa phận bằng nước tiểu. Tập tính sinh sản Phần lớn là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng. + Gà trống, công đực khoe mẽ với con cái bằng các điệu múa hay màu lông rực rỡ. + Hươu đực húc nhau, con nào thắng được giao phối với con cái. Tập tính di cư Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm. một số loài côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản. + Chim én di cư. + Cá hồi vượt đại dương để sinh sản. Tập tính xã hội Là tập tính sống bầy đàn. + Tập tính thứ bậc: trong mỗi bầy đàn đều có sự phân chia thứ bậc. + Tập tính vị tha: là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân thậm chí cả tính + Tập tính thứ bậc: hươu, nai, voi. có con đầu đàn. + Tập tính vị tha: ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến. mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
3. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống sản xuất.
Con người huấn luyện động vật vào những mục đích khác nhau trong đời sống như: làm xiếc, chăn cừu, an ninh. + Ví dụ: dạy voi, khỉ làm xiếc; dạy chó, chim ưng săn mồi; dạy trâu bò nghe tiếng kẻng trở về chuồng; sử dụng chó để phát hiện ma túy, kẻ gian. Con người lợi dụng tập tính của động vật để tăng năng suất, bảo vệ mùa màng. + Ví dụ: sử dụng các loài thiên địch (bọ rùa, tò vò, ong mắt đỏ) trong việc tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

[ads]