Lý thuyết khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ>

I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?

– Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật, cơ thể người và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm, trong các loại đồ dùng…


Hình 1: Một số loại thực phẩm, đồ dùng chứa hợp chất hữu cơ

2. Hợp chất hữu cơ là gì?

– Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat, cacbua kim loại như CaC2…)

– Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2.

Hình 2: Thí nghiệm chứng tỏ bông chứa cacbon

3. Phân loại hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ được phân thành hai loại chính như sau:

II. KHÁI NIỆM VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

– Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng.

– Hóa học hữu cơ có các phân ngành như hóa học dầu mỏ, hóa học polime, hóa học các hợp chất thiên nhiên…

– Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

– Trong các hợp chất hữu cơ, C có hóa trị IV, H có hóa trị I, O luôn có hóa trị II.

– Kí hiệu:

Ví dụ:

– Các  phân tử $C{{H}_{4}}$,${{C}_{2}}{{H}_{4}}$,${{C}_{2}}{{H}_{2}}$… là các hiđro cacbon

– Ngoài ra các hợp chất có thêm các nguyên tố khác được gọi là dẫn xuất hiđrocacbon

Ví dụ: Phân tử rượu etylic ${{C}_{2}}{{H}_{5}}OH$

– Mạch cacbon

+ Mạch vòng:

+ Mạch hở:

IV. CÔNG THỨC CẤU TẠO

* Cách viết CTCT của một hợp chất hữu cơ

Ví dụ: Viết CTCT của HCHC sau: \({{C}_{4}}{{H}_{10}}\)

* Giả sử hợp chất hữu cơ có dạng: ${{C}_{x}}{{H}_{y}}{{O}_{z}}{{N}_{t}}$

$\Delta =\frac{2x+2-y+t}{2}$= số liên kết π + số vòng.

Ví dụ: \({{C}_{4}}{{H}_{8}}\)

$\Delta =\frac{2\cdot 4+2-8}{2}=1$

=> Trong phân tử có 1 liên kết π hoặc có một vòng.

Sơ đồ tư duy: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ