Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài – Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

I. ĐỜI SỐNG

– Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng. Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất

– Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ.

– Chúng thở bằng phổi

– Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt. Trú đông trong các hang đất khô

– Sinh sản: Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong). Thằn lằn cái đẻ từ 5 – 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng. Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn

Thằn lằn phơi nắng

Bảng : So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn và ếch đồng

Đặc điểm đời sống
Thằn lằn
Ếch đồng

1. Nơi sống và hoạt động
Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo
Sống và bắt mồi ở nơi ẩm ướt cạnh các khu vực nước

2. Thời gian kiếm ăn
Bắt mồi về ban ngày
Bắt mồi vào lúc chập tối hay ban đêm

3. Tập tính

– Thích phơi nắng

– Trú đông trong các hốc đất khô ráo

– Thường ở những nơi tối hoặc có bóng râm

– Trú đông trong các hốc đất ẩm bên vực nước

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Thằn lằn bóng đuôi dài có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mi cử động, màng nhĩ nằm ở trong hốc tai ở hai bên đầu.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn

STT
Đặc điểm thích nghi
Ý nghĩa thích nghi

1
Da khô có vảy sừng bao bọc

Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

2
Có cổ dài
Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

3
Mắt có mi cử động, có nước mắt
Bảo vệ mắt, có nước mắt để giữ cho mắt không bị khô

4
Màng nhĩ nằm trong hốc tai
Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

5
Thân dài, đuôi rất dài
Động lực chính của sự di chuyển

6
Bàn chân có 5 ngón vuốt
Tham gia di chuyển trên cạn

Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn

2. Di chuyển

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay, ngắn gọn

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 7 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.


Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 7 | Soạn Sinh học 7 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

than-lan-bong-duoi-dai.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học