Lý Thuyết Cơ Bản Về Màu Sắc Mà Bạn, Chứ Không Riêng Gì Nhà Thiết Kế, Nên Biết – GearLaunch

Lý Thuyết Cơ Bản Về Màu Sắc Mà Bạn, Chứ Không Riêng Gì Nhà Thiết Kế, Nên Biết

Dẫu bạn là người mới hay đã dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực in-theo-yêu-cầu, thì vẫn nên biết lý thuyết cơ bản về màu sắc. Ngay cả khi bạn không phải là người tạo ra các thiết kế, thì việc nắm được lý thuyết về màu sắc sẽ giúp bạn đảm bảo được sự hoàn hảo cho các thiết kế của mình. Hãy cùng chúng tôi phân tích ý nghĩa và ứng dụng của lý thuyết về màu sắc trong các thiết kế và sản phẩm của bạn thông qua bài viết này.

Định nghĩa lý thuyết về màu sắc

Lý thuyết về màu sắc là nguyên tắc sử dụng màu sắc để tạo ra các sáng tạo thị giác một cách hài hòa và phù hợp. Nhiều người xem đây như một dạng nghệ thuật, số khác lại cho rằng đây là khoa học. Trên thực tế thì Isaac Newton đã phát triển phiên bản đầu tiên của bánh xe màu sắc vào giữa thế kỷ 17. Điều này cho thấy những nghiên cứu về màu sắc đã được thực hiện từ khá lâu rồi.

Khi bạn đã hiểu rõ lý thuyết cơ bản về màu sắc, thì việc hoàn thiện các thiết kế hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn.

Cùng nói về màu sắc nào

Chúng ta sẽ phân tích và tìm hiểu về các loại màu sắc khác nhau và cách thức phối hợp chúng lại với nhau.

Màu cơ bản (Primary Colors)

Hẳn là bạn đã biết màu cơ bản là những màu nào rồi đúng không? Tuy vậy, ở đây chúng tôi vẫn xin nhắc lại một chút cho những ai chưa biết. Các màu cơ bản là đỏ, vàng, và xanh dương. Chúng được gọi là màu cơ bản là bởi vì bạn không thể tạo ra chúng bằng cách trộn các màu khác lại với nhau được. Ngược lại, tất cả các màu sắc khác đều được tạo ra trên nền tảng phối trộn của 3 màu này. Đó là lý do chúng đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới màu sắc.

Màu thứ cấp (Secondary Colors)

Đây là những màu được tạo ra bằng cách trộn các màu cơ bản lại với nhau. Cam, tím, và xanh lá là những màu thứ cấp. Bạn chỉ có thể thu được những màu này từ dạng nguyên bản nhất của các màu cơ bản.

Chúng tôi xin nhắc lại một chút nhé:

    • Đỏ phối vàng tạo ra cam
    • Đỏ phối xanh dương tạo ra tím
    • Xanh dương phối vàng tạo ra xanh lá

Color Theory Basics Color Theory Basics

Màu bậc ba (Tertiary Colors)

Bộ màu này thì lại phức tạp hơn một chút. Bạn thu được màu bậc ba khi bạn pha màu cơ bản và màu thứ cấp lại với nhau.

Sở dĩ màu bậc ba rất phức tạp là bởi vì bạn không thể tùy tiện trộn màu cơ bản với màu thứ cấp được. Ví dụ, đỏ không hề thích hợp để pha với xanh lá, vì kết quả sẽ cho ra là màu nâu đục.

Sau đây là một số ví dụ về những màu bậc ba được pha trộn phù hợp:

    • Vàng pha với xanh lá cho ra màu vàng xanh
    • Xanh dương pha với xanh lá cho ra màu xanh dương-xanh lá (teal)
    • Xanh dương pha với tím cho ra màu xanh tím (violet)
    • Vàng pha với cam cho ra màu vàng cam
    • Đỏ pha với cam cho ra màu đỏ cam
    • Đỏ pha với tím cho ra màu đỏ tím (magenta)

Gốc màu (Hue), Màu phớt (Tint), Tông màu (Tone), and Đổ bóng (Shade)

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề phức tạp hơn của màu sắc. Trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những thuộc tính ảnh hưởng đến màu sắc, theo hướng làm cho màu sắc sáng lên hoặc tối đi.

Gốc màu (Hue)

Gốc màu nghĩa là màu nguyên bản, ví dụ như màu xanh dương. Khi xanh dương chuyển sang xanh dương nhạt hoặc xanh dương đậm, thì về bản chất gốc màu vẫn là màu xanh dương. Nhiều người nhầm lẫn giữa gốc màu và màu sắc, nhưng đây là hai khái niệm khác nhau. Người ta chỉ đề cập đến gốc màu (hue) khi họ nói về màu phớt (tint), đổ bóng (shade), hoặc tông màu (tone).

Hue color wheelHue color wheel

Màu phớt (Tint)

Màu phớt thường bị nhầm lẫn với đổ bóng vì chúng tương đối giống nhau, tuy vậy chúng lại có bản chất đối lập nhau. Màu phớt là khi bạn thêm màu trắng vào một màu nào đó để khiến nó trở nên sáng hơn. Dải sáng của một màu sắc nào đó đều là tập hợp của những lượng màu trắng khác nhau được thêm vào vào màu sắc đó.

Tint color wheelTint color wheel

Đổ bóng (Shade)

Đổ bóng là khi bạn thêm màu đen vào một màu nào đó. Dải tối của một màu nào đó đều là tập hợp của những lượng màu đen khác nhau được thêm vào vào màu sắc đó.

Shade color wheelShade color wheel

Tông màu (Tone)

Tông màu còn được gọi là độ rực màu hoặc độ bão hòa của màu (saturation), là khi bạn thêm cả màu đen lẫn trắng (xám) vào một màu nào đó. Khi đó mật độ màu sắc của màu đó sẽ giảm xuống.

Thuật ngữ tông màu được sử dụng trong physical art (nghệ thuật truyền thống) trong khi đó độ rực màu lại được sử dụng trong digital art (nghệ thuật kỹ thuật số).

Tone color wheelTone color wheel

Sự hài hòa màu sắc (Color Harmony)

Đến đây thì bạn đã nắm được những điều cơ bản rồi đúng không nào? Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cách phối màu khác nhau. Đương nhiên là bạn có thể tự do làm theo ý mình, tuy vậy vẫn có những khuôn khổ mà bạn nên tuân thủ.

Màu phụ (Complementary Colors)

Màu phụ hay còn được gọi là màu bù, là những màu nằm đối diện nhau trong bánh xe màu sắc. Chúng giúp tăng độ tương phản của nhau, ví dụ như đỏ và xanh lá.

Complementary color wheelComplementary color wheel

Màu đơn sắc (Monochromatic Colors)

Đây là khi bạn sử dụng một màu duy nhất, nhưng có đổ bóng (shade), màu phớt (tint) và tông màu (tone) khác nhau, khi đó những biến thể này được gọi là nhóm màu đơn sắc. Nguyên nhân là tuy chúng đều là những màu sắc khác nhau, nhưng về cơ bản chúng vẫn có nguồn gốc từ một màu nhất định.

Color Theory Basics Color Theory Basics

Màu tương đồng (Analogous Colors)

Màu tương đồng là một nhóm bao gồm các màu sắc gần giống nhau và nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc, ví dụ như đỏ, đỏ cam, và cam.

Analogous color wheelAnalogous color wheel

Triadic Colors (Màu bổ túc bộ 3)

Màu bổ túc bộ 3 là 3 màu được nối với nhau theo một hình tam giác trên bánh xe màu sắc. Sự kết hợp này tạo ra những bộ 3 màu rực rỡ và làm đa dạng thêm các bộ màu trong đó. Một ví dụ điển hình là việc phối các màu cơ bản với nhau.

Triadic color wheelTriadic color wheel

Tetradic Colors (Màu bổ túc bộ 4)

Nguyên tắc phối màu này cũng tương tự như phối màu bổ túc bộ 3, nhưng thay vì phối theo hình tam giác thì ở đây sẽ phối theo hình chữ nhật. Theo đó, 2 bộ màu phụ sẽ được phối với nhau, ví dụ như vàng, tím, xanh dương-xanh lá, và đỏ cam.

Tetradic color wheelTetradic color wheel

Lý thuyết về màu sắc và những ứng dụng ở GearLaunch & trong ngành In-theo-yêu-cầu

Đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu rõ về những lý thuyết cơ bản về màu sắc rồi đúng không nào? Nếu vậy thì đã đến lúc bạn nâng thiết kế của mình lên một tầm cao mới rồi đấy. Trong ngành in-theo-yêu-cầu, việc lựa chọn màu sắc cho các thiết kế của bạn mang ý nghĩa “thành-bại” rất lớn. Tại GearLaunch, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng hệ màu CMYK (cyan, magenta, yellow, black) thay vì RGB (red, green, blue).

Sở dĩ chúng tôi khuyên bạn như vậy là bởi vì màu sắc trên màn hình máy tính mà bạn nhìn thấy sẽ có sự khác biệt khi in trên thành phẩm. Sự khác biệt này sẽ khiến khách hàng của bạn thất vọng đấy. Và đây chắc chắn là vấn đề mà bạn không muốn gặp phải nhất.

Bạn cần thêm những kiến thức khác? Xem ngay blog Cách để tránh mắc lỗi tệp in của chúng tôi.

Bạn cần thêm ý tưởng để thiết kế? Pinterest và Instagram của chúng tôi là nơi tràn ngập những ý tưởng thú vị không thể nào bỏ qua.