Luyện từ và câu – Từ đơn và từ phức trang 17 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt 4 tập 1
Luyện từ và câu – Từ đơn và từ phức. 1. Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I – Nhận xét
Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :
Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại /có /chí / học hành/, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /.
1. Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng :
– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn)
M: nhờ, ………………………………..
– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).
M : giúp đỡ, ……………………
2. Trả lời câu hỏi :
– Theo em, tiếng dùng để làm gì ?
– Từ dùng để làm gì ?
II – Luyện tập
1. Dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các từ trong hai câu thơ sau :
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên :
– Từ đơn :………………………………..
– Từ phức :………………………………
2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn ? (Tiếng Việt 4, tập một, trang 27) và viết lại :
– Ba từ đơn :……………………………..
– Ba từ phức :……………………………
3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2 :
TRẢ LỜI:
I – Nhận xét
Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :
Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /.
1. Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng :
– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn)
M : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.
-Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).
M: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
2. Trả lời câu hỏi :
– Theo em, tiếng dùng để làm gì ?
Tiếng dùng để cấu tạo từ.
– Từ dùng để làm gì ?
Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm (biểu thị ý nghĩa).
II – Luyện tập
1. Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các từ trong hai câu thơ sau :
Rất / công bằng, rất / thông minh
Vừa / độ lượng, lại / đa tình, đa mang.
Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên :
– Từ đơn : rất, vừa, lại
– Từ phức : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang
2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn ? (Tiếng Việt 4, tập một, trang 27) và viết lại :
– 3 từ đơn : xem, đoán, hay.
– 3 từ phức : bình minh, hoàng hôn, thức dậy.
3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2 :
– Chủ nhật vừa rồi em cùng ba mẹ đi xem xiếc.
– Bạn đoán thử trong tay mình có gì?
– Bạn hát rất hay.
Từ phức :
– Bình minh quê em không khí rất trong lành.
– Em thường thức dâv lúc 6 giờ sáng.
– Hoàng hôn buông nhanh xuống mặt biển.
Sachbaitap.com
Bài tiếp theo
Xem lời giải SGK – Tiếng Việt 4 – Xem ngay