Lưu ý: quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo thông tư mới nhất
Lưu ý: quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo thông tư mới nhất
Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên đã được nêu rõ trong thông tư, nghị định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhân viên.
>>>Xem thêm:
1. Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo thông tư mới nhất
Quy định khám sức khỏe định kỳ được viết rõ tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau: “Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”
2. Quy định về khám sức khỏe cho nhân viên gồm những gì?
Tùy từng lĩnh vực kinh doanh hoặc tính chất công việc mà công ty sẽ lựa chọn danh mục khám sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Các danh mục khám có thể theo quy định khám sức khỏe cho nhân viên hoặc được thiết kế linh hoạt theo nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp, thông thường bao gồm: Khai thác tiền sử bệnh tật, khám thể lực, khám lâm sàng, khám cận lâm sàng.
Khai thác tiền sử bệnh tật
Người lao động cần cung cấp thông tin về tiền sử bệnh của cả bản thân và những người thân trong gia đình, và các bệnh lý đang điều trị hoặc các loại thuốc đang dùng.
Khám thể lực
Nhân viên y tế tiến hành đo các chỉ số thể lực và phân loại, bao gồm:
- Chiều cao
- Cân nặng
- Chỉ số BMI
- Mạch, huyết áp
Khám lâm sàng
- Khám nội tổng quát: Hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần,..
- Khám mắt: Kiểm tra thị lực và các bệnh về mắt như tật khúc xạ, viêm kết mạc, viêm bờ mi…
- Khám tai mũi họng: Kiểm tra thính lực và phát hiện bệnh lý tai mũi họng: viêm mũi dị ứng, xoang, viêm tai giữa…
- Khám răng hàm mặt: Phát hiện các bệnh răng miệng như sâu răng, cao răng, hôi miệng, viêm nướu, nha chu…
- Khám da liễu: Phát hiện các bệnh về da như dị ứng da, viêm da, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,…
- Khám sản phụ khoa (dành cho nữ): Phát hiện sớm các triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh lý phụ khoa.
Khám cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu
- Phân tích nước tiểu
- Chụp X-quang tim phổi,…
- Siêu âm
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm danh mục khám, thực hiện thăm khám chuyên sâu và xét nghiệm sàng lọc cho nhân viên trong các đợt khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp, có thể tham khảo ý kiến tư vấn của nhân viên y tế để lựa chọn phù hợp.
3. Cần chuẩn bị gì khi khám sức khỏe cho nhân viên?
Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe định kỳ
Người lao động đi khám cần có giấy khám sức khỏe (theo mẫu phụ lục 03 thông tư 14/2013/TT-BYT) là yếu tố bắt buộc theo quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Cần mang theo chứng minh thư nhân dân, hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu còn hiệu lực và ảnh để điền vào giấy khám sức khỏe.
Đối với trường hợp người lao động khám sức khỏe riêng lẻ hoặc tập trung thì cần mang theo giấy giới thiệu của cơ quan đang làm việc hoặc phải có tên trong danh sách lao động khám sức khỏe do doanh nghiệp lập gửi cơ sở khám chữa bệnh trước đó.
Chuẩn bị thông tin cung cấp cho bác sĩ, nhân viên y tế
Tổng hợp, rà soát tình hình sức khỏe, tình trạng bệnh cũ còn kéo dài hay tái phát, các triệu chứng nghi ngờ khác như đau, chóng mặt, mệt mỏi, các bất thường về nước tiểu và phân, thay đổi chu kỳ kinh… để có thể trao đổi với bác sĩ trong quá trình thăm khám.
Một vài lưu ý cho nhân viên khi đi khám sức khỏe
- Để kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác nhất thì nên nhịn ăn, uống các chất có đường, gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê…
- Uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong vì lượng nước tiểu trong bàng quang vừa đủ sẽ giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh (đối với nam).
- Nhịn ăn trước khi nội soi dạ dày để có thể quan sát rõ hơn trong quá trình nội soi.
- Nếu trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai thì nên hoãn khám phụ khoa, đối với phụ nữ có gia đình thì nên tránh quan hệ tình dục trước ngày khám phụ khoa.
- Phụ nữ mang thai không chụp X-quang.
- Nếu siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ dàng quan sát tử cung và phần phụ.
- Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng, răng miệng, vùng kín sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám.
- Nên mặc quần áo rộng để thuận tiện hơn khi thăm khám.
4. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
Điều 3 thông tư 14/2013/TT-BYT quy định khám sức khỏe định kỳ nêu rõ chi phí khám sức khỏe như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp từ hai Giấy khám sức khỏe trở lên thì phải nộp thêm phí cấp Giấy khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.
- Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ hoạt động khám sức khỏe được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chi phí khám sức khỏe định kỳ sẽ tùy thuộc vào danh mục khám, số lượng nhân viên của doanh nghiệp, cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên gia, trang thiết bị, dịch vụ của từng đơn vị khám chữa bệnh. Thông thường, chi phí khám tổng quát cơ bản là khoảng từ 2 triệu đồng/người đến 5 triệu đồng/người hoặc cao hơn nếu lựa chọn các gói khám chuyên sâu.
5. Nên khám sức khỏe định kỳ cho công ty ở đâu?
Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ khám sức khỏe doanh nghiệp uy tín cũng là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, vấn đề an toàn trong khám chữa bệnh càng được quan tâm hàng đầu.
Tổ hợp y tế MEDIPLUS tự hào là đơn vị được nhiều doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng lựa chọn đồng hành, phối hợp tổ chức khám sức khỏe cho CBNV với những thế mạnh về chuyên gia, thiết bị hiện đại, dịch vụ đẳng cấp.
- Các chuyên gia tại MEDIPLUS xây những gói khám sức khỏe định kỳ phù hợp nhất đối với từng đối tác trên nguyên tắc tuân thủ theo quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động được trải nghiệm dịch vụ y tế chuyên biệt.
- Hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm xét nghiệm tận nơi trước ngày khám, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
- Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, công tác tại các Bệnh viện lớn: Bệnh viện K, Bạch Mai, Việt Đức.
- Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến giúp tầm soát bệnh chính xác, hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả cao.
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch, khu vực sàng lọc tách biệt, đảm bảo an toàn.
- Hành trình thăm khám khoa học, sắp xếp tổ chức hợp lý, tránh chờ đợi, ùn ứ.
- Không gian xanh, rộng rãi, thoáng đãng đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu.
- Báo cáo tổng hợp kết quả khám bệnh miễn phí cho từng cá nhân và cả doanh nghiệp.
Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với người lao động mà còn là biện pháp giúp doanh nghiệp, tổ chức duy trì nguồn nhân lực vững mạnh. Do đó, khám sức khỏe tổng quát nên được duy trì đều đặn để phòng ngừa rủi ro mắc các bệnh nghề nghiệp, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, từ đó hỗ trợ điều trị kịp thời. Doanh nghiệp cũng dựa vào kết quả thăm khám để sắp xếp công việc sao cho phù hợp với sức khỏe của từng nhân viên và tối ưu hóa nhân sự.
Để có thêm thông tin những quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên mới nhất cũng như các gói dịch vụ khám sức khỏe doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm. Quý khách vui lòng liên hệ hotline: 1900 3366, nhắn tin trực tiếp tới Fanpage Facebook, Website hoặc tới trực tiếp Tổ hợp y tế MEDIPLUS tại Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, Số 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.