Lưu ý khi viết CV xin việc dành cho mọi ứng viên | CakeResume

Lưu ý viết CVĐược tạo bởi CakeResume

CV (Curriculum Vitae) là hồ sơ giới thiệu về bản thân người viết CV và là tài liệu không thể thiếu khi đi xin việc tại bất cứ đâu. Dựa trên thông tin trong CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên và xác định ứng viên này có phải là người mình đang tìm kiếm hay không.

Một CV xin việc ấn tượng có thể không phải là CV đẹp mắt nhất nhưng chắc chắn phải cho thấy bạn có đủ năng lực chuyên môn và phù hợp với văn hoá doanh nghiệp ứng tuyển. Để làm được điều đó, CV của bạn cần nổi bật hơn các ứng viên khác – những người mà có thể về mặt kỹ năng hay kiến thức cũng không khác bạn là mấy. 

Khi viết CV, bạn cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa CV và resume, cũng như CV và portfolio. Thuật ngữ “resume” thường được dùng tại Mỹ, Úc và Canada, còn “CV” phổ biến hơn ở châu Á, châu Âu, New Zealand và Anh Quốc. Về CV và portfolio, CV trình bày bao quát về học vấn, chuyên môn và kỹ năng của bạn; còn portfolio cá nhân có chức năng “trưng bày” các tác phẩm, dự án bạn đã hoàn thành trong quá khứ.

Còn những lưu ý gì khác khi viết CV? Trong bài viết này, CakeResume sẽ tiết lộ những điều nên và không nên khi viết CV xin việc để bạn ghi điểm 10 tròn trĩnh trong mắt nhà tuyển dụng nhé!

Nội dung cần có khi viết CV xin việc

Mặc dù nội dung của CV nên được tùy chỉnh dựa trên vị trí bạn đang ứng tuyển, nhưng nhìn chung khi mở CV của ứng viên, nhà tuyển dụng muốn thấy các thông tin sau: 

  • Thông tin cá nhân (số điện thoại, email, địa chỉ, LinkedIn…)
  • Giới thiệu bản thân (Mục tiêu nghề nghiệp / Kế hoạch phát triển bản thân)
  • Kinh nghiệm làm việc của những vị trí liên quan 
  • Trình độ học vấn/chuyên môn
  • Kỹ năng (bao gồm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm)
  • Điểm mạnh 
  • Thông tin thêm trong CV (chứng chỉ, thành tích, giải thưởng – nếu có)

Có quan điểm cho rằng khi viết CV xin việc, người viết nên khái quát quá trình phát triển sự nghiệp trong vòng 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Tuy nhiên, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng để điều chỉnh nội dung CV sao cho phù hợp nhất nhé!

📍Độ dài lý tưởng cho CV là từ 1-2 trang. Nếu có quá nhiều điều muốn trình bày với nhà tuyển dụng, bạn có thể nộp kèm đơn xin việc (cover letter) và portfolio nhé!

5 điều nên tránh khi viết CV xin việc

❌ Trình bày những thông tin không cần thiết

Dưới đây là những thông tin không cần viết trong CV xin việc:

  • Thông tin cá nhân (tình trạng hôn nhân, giới tính, quan điểm chính trị…)
  • Lý do thay đổi công việc: Trong trường hợp bạn có khoảng trống trong quá trình làm việc hoặc thay đổi nơi công tác nhiều hơn một lần trong vòng hai năm, đừng vội đưa ra lời giải thích trong CV. 
  • Mức lương mong muốn: Có thể khiến nhà tuyển dụng mất hứng thú nếu mức lương bạn đề cập vượt quá budget công ty, và thông tin này thường được trao đổi khi phỏng vấn thay vì đề cập đến trong hồ sơ xin việc.

❌ Mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

Thử tưởng tượng bạn là nhà tuyển dụng cho một công ty xuất bản. Bạn đang xem hồ sơ ứng tuyển vị trí dịch thuật Anh-Việt nhưng trong CV này lại xuất hiện lỗi chính tả và ngữ pháp cơ bản. Chắc chắn bạn sẽ không đánh giá cao CV xin việc này, phải không nào? Hãy rà soát thật kỹ CV xin việc trước khi bấm nút gửi, dù đó là CV tiếng Anh hay tiếng Việt! Một mẹo nhỏ giúp bạn kiểm tra xem còn sót lỗi nào trong CV không là đọc to CV thay vì nhẩm trong đầu.

❌ Quên gắn link đi kèm

Khi mô tả kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ muốn chứng minh năng lực qua các sản phẩm bằng cách gắn đường link liên kết các thành quả đó vào CV. Thế nhưng không phải ai cũng nhớ làm điều này đâu. Luôn kiểm tra kỹ các link trước khi gửi CV – đây là điều quan trọng cần lưu ý khi viết CV đấy!

❌ Trình bày thông tin thiếu khoa học

Thứ tự thông tin sắp xếp không khoa học có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Các thông tin quan trọng như mục tiêu nghề nghiệp, thông tin liên hệ cần được đưa lên đầu trang. Bạn lưu ý khi viết CV, các dấu mốc nghề nghiệp nên sắp xếp theo trình tự từ gần đây nhất, sau đó lùi dần về quá khứ.

❌ Không nói rõ mục tiêu nghề nghiệp

Thiếu hoặc không đầu tư kỹ khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sẽ tạo bất lợi cho bạn trong quá trình ứng tuyển vì nhà tuyển dụng không hiểu bạn có lợi thế nào, bạn muốn đi đến đâu trong sự nghiệp, và mục đích đó có phù hợp với định hướng phát triển của công ty không. 

5 “nên” khi viết CV xin việc

✅ Viết CV xin việc trong khoảng 1-2 trang

Như đã nói ở trên, trung bình nhà tuyển dụng chỉ cần 20 giây nhìn CV để biết ứng viên này có phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty hay không. Viết CV xin việc dài dòng và lan man sẽ không đưa bạn tới đích đến cuối cùng. Một CV xin việc ấn tượng không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn ngắn gọn, súc tích, với các thông tin chính đặt ở vị trí nổi bật.

✅ Tùy chỉnh nội dung CV theo vị trí ứng tuyển

Mỗi công ty, ngành nghề có văn hóa tuyển dụng riêng. Đọc thật kỹ JD của công ty và những nội dung nhà tuyển dụng yêu cầu đề cập trong hồ sơ xin việc. Càng làm CV xin việc sát với JD, bạn càng tăng cơ hội vào vòng phỏng vấn.

✅ Sử dụng ảnh CV chuẩn chỉnh

Một ảnh CV chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Không nên sử dụng những tấm hình đại diện trên mạng xã hội – vốn thiên về thể hiện cá tính nhiều hơn – để dùng trong CV. Bật mí: Các công cụ tạo CV online hiện nay đã tích hợp tính năng chỉnh sửa và crop ảnh tự động giúp bạn chèn ảnh CV dễ dàng hơn đấy!

✅ Đặt tiêu đề CV chuyên nghiệp

Tận dụng tiêu đề CV để giới thiệu ngắn về bản thân giúp công ty dễ dàng “nhận diện” bạn trước các ứng viên khác nộp hồ sơ cùng thời điểm. Tiêu đề CV chuẩn cần có:

  • Tiêu đề công việc
  • Lĩnh vực chuyên môn
  • Trình độ chuyên môn
  • Mục tiêu nghề nghiệp

Đọc thêm Cách đặt tiêu đề CV khiến nhà tuyển dụng không thể rời mắt!

✅ Chọn background và font chữ CV phù hợp

Khi làm CV xin việc, bạn nên chọn font chữ dễ đọc với nhà tuyển dụng và cả hệ thống ATS. Các font chữ CV thường dùng là:

  • Arial
  • Calibri
  • Roboto
  • Times New Roman
  • Cambria
  • Georgia

Bên cạnh đó, hãy sử dụng background CV có màu sắc tươi sáng, nhã nhặn, tạo cảm giác thoải mái khi đọc cho nhà tuyển dụng.

Background cho CV xin việcĐược tạo bởi CakeResume

Tạo CV xin việc ấn tượng không khó, nếu bạn…

1. Đọc kỹ tin tuyển dụng

JD sẽ giúp bạn xác định được đâu là các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở một ứng viên lý tưởng. Từ đây, bạn có thể khéo léo chèn các từ khóa đó và biến CV của mình thành một CV xin việc ấn tượng khiến nhà tuyển dụng khó có thể từ chối.

2. Tham khảo các mẫu CV thành công

Chẳng có gì thực tế hơn là học hỏi từ chính CV của người đi trước. Bạn có thể hỏi các anh, chị và bạn bè và nhờ họ chia sẻ cách làm CV xin việc trong ngành nghề mình muốn ứng tuyển. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm các CV thành công trên các website dành cho người tìm kiếm công việc.

📍CakeResume hiện đang sở hữu kho CV đa dạng với 500+ mẫu CV xin việc thành công trong thực tế? Tại đây, bạn có thể tìm thấy hướng dẫn và mẫu CV cho mọi ngành nghề và đối tượng.

3. Sử dụng công cụ tạo CV online thân thiện với ATS

Để tiết kiệm thời gian mỗi lần tạo CV, cách hiệu quả nhất là sử dụng công cụ tạo CV online. Với các công cụ và trang web tạo CV online miễn phí, bạn có thể sở hữu CV chỉ trong tích tắc. Tuy nhiên, bạn cần để ý kỹ xem liệu công cụ tạo CV online đó có thân thiện với ATS hay không nhé! Có nghĩa là công cụ đó cung cấp tính năng scan và xác định từ khóa nào được nhà tuyển dụng sử dụng trong bản mô tả công việc.

4. Dùng con số và ảnh sản phẩm

Không có gì nói lên năng lực của một người bằng những con số và hình ảnh sản phẩm mà người đó đạt được. Đó chính là chìa khóa giúp bạn có được một CV xin việc ấn tượng. Có rất nhiều cách để “khoe” thành tích của mình trong khi viết CV xin việc. Bạn có thể gắn link hoặc đính kèm ảnh và con số ngay bên cạnh dòng mô tả, hoặc thiết kế một portfolio và link portfolio với CV xin việc của mình. 

5. Lựa chọn từ ngữ mạnh mẽ

Thay vì sử dụng tính từ, hãy tận dụng động từ khi nói về kinh nghiệm làm việc của bạn. Thực tế đã chứng minh, một CV xin việc sử dụng động từ có sức ảnh hưởng lớn hơn so với CV dùng nhiều tính từ. Động từ vừa mô tả nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn tại vị trí công tác đó, vừa nói lên kỹ năng ẩn đằng sau giúp bạn thực hiện được nhiệm vụ này. 

Ví dụ CV xin việc chuẩn và CV xin việc không đạt

CV xin việc chuẩn

Mẫu CV cho sinh viên IT tạo bởi CakeResume

CV xin việc không đạt chuẩn

Mẫu CV cho sinh viên IT chưa chuẩn

Với CakeResume, bạn có thể tham khảo nhiều mẫu CV chuyên nghiệp và tạo CV miễn phí. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV xin việc chuẩn chỉnh ngay hôm nay! 

Tạo CV

— Tác giả bài viết: Hoang Phuong —