Luật sư là ai? Nghề luật sư làm gì? Điều kiện để trở thành Luật sư

    Câu hỏi: Tôi đã được nghe nhiều về người luật sư, vậy luật sư được định nghĩa như thế nào?

    Trả lời: Luật sư là gì? Họ là ai câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, có phải luật sư là những người bào chữa, là người đại diện cho thân chủ, người đứng ra đàm phán, thương lượng về pháp luật trong các vụ việc. Vậy nghề luật sư làm gì? Theo định nghĩa từ Wikili thì luật sư được định nghĩa như sau:

    Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.

    luat-su-ho-la-ai

    Luật sư là ai?

    Qua định nghĩa trên bạn đã biết luật sư là ai rồi phải không nào. Tiếp theo chúng ta đi tìm hiểu thêm nghề luật sư làm gì, trách nhiệm, quyền hạn của luật sư như thế nào?

    Câu hỏi: Tôi thấy trong xã hội nghề y rất quan trọng nhưng nghề luật sư cũng quan trọng không kém, luật sư là những người có vị thế trong xã hội. Vậy tôi nên hiểu nghề luật sư làm những công việc gì?

    Trả lời: Bạn cũng thấy trong cuộc sống có rất nhiều ngành nghề và vụ việc khác nhau vì thế nghề luật sư cũng vậy, luật sư sẽ thực hiện những nhiệm vụ và công việc thực hiện khác nhau. Về cơ bản nghề luật sư sẽ bao gồm các vấn đề sau:

    • Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng(cá nhân, doanh nghiệp), trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân
    • Giao tiếp với khách hàng và những người khác
    • Nghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật pháp
    • Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
    • Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện

    Câu hỏi: Các quyền và nghĩa vụ của luật sư được pháp luật quy định thế nào?

    Trả lời: Quyền và nghĩa vụ của luật sư quy định rất rõ ràng trong luật Luật sư cụ thể như sau:

    Quyền của luật sư được pháp luật quy định có các quyền sau đây

    1. Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
    2. Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
    3. Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này.
    4. Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
    5. Hành nghề luật sư ở nước ngoài.
    6. Các quyền khác theo quy định của Luật này.

    Nghĩa vụ của Luật sư được quy định như sau

    1. Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này.
    2. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề.
    3. Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
    4. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
    5. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
    6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

    Câu hỏi: Tại Việt Nam những quy định, điều kiện nào để trở thành một Luật sư?

    Các điều kiện để trở thành luật sư tại Việt được pháp luật quy định như sau:

    Để trở thành luật sư, tức là để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, điểu kiện tiên quyết là phải có bằng cử nhân ngành luật. Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, ngành Luật của trường Đại học (Kinh tế quốc dân, Đại hoc luật Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học thương mại,…thông thường là 4 năm học)

    Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư

    Sau khi có bằng cử nhân Luật, muốn được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, phải tham gia học và tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư. Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp.

    luat-su-lam-nhung-cong-viec-gi

    Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật, bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề với thời gian 12 tháng. Tổ chức hành nghề ở đây phải là văn phòng luật sư hoặc công ty luật.

    Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề

    Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề. Và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề . Nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại. Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).

    Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư

    Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

    Hồ sơ gồm cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư bao gồm

    1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
    2. Phiếu lý lịch tư pháp;
    3. Giấy chứng nhận sức khỏe;
    4. Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
    5. Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

    Câu hỏi: Quyền và nghĩa vụ của luật sư được pháp luật quy định rất rõ. Vậy đối với luật sư những hành vi nào bị nghiêm cấm?

    Pháp luật quy đinh rất rõ, nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:

    1. Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
    2. Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tốcáo, khiếu kiện trái pháp luật;
    3. Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
    4. Sách nhiễu, lừa dối khách hàng.
    5. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
    6. Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc.
    7. Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhâ
    8. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật.
    9. Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng.
    10. Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.