Luật sư là ai? Họ làm những công việc gì? Công ty Luật
Pháp luật ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, từ việc mua bán tài sản đến giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh. Am hiểu và áp dụng pháp luật vào đời sống là một công việc không hề đơn giản với tất cả mọi người bởi luật pháp là một lĩnh vực chuyên ngành không dễ tiếp cận. Luật sư chính là người hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý giúp cho những người không có điều kiện và thời gian tự mình nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật.
Luật sư là ai ?
Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Luật sư thường có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như: tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng. Theo đặc thù công việc, luật sư được phân ra thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Khi là luật sư tư vấn, thường luật sư sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Khi là luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.
Luật sư làm những công việc gì ?
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà luật sư có những nhiệm vụ và công việc thực hiện khác nhau. Nhìn chung, luật sư khi hành nghề sẽ thực hiện những công việc sau:
Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân
Giao tiếp với khách hàng và những người khác
Nghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật pháp
Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện
Điều kiện để trở thành luật sư ở Việt Nam
Có bằng cử nhân Luật
Để trở thành luật sư, tức là để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, điểu kiện tiên quyết là phải có bằng cử nhân ngành luật. Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, ngành Luật của trường Đại học (Kinh tế quốc dân, Đại hoc luật Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học thương mại,…thông thường là 4 năm học)
Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư
Sau khi có bằng cử nhân Luật, muốn được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, phải tham gia học và tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư. Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật, bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề với thời gian 12 tháng. Tổ chức hành nghề ở đây phải là văn phòng luật sư hoặc công ty luật.
Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề. Và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề . Nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại. Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).
Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
Hành nghề Luật sư:
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề thì Luật sư được lựa chọn tổ chức để hành nghề là công ty luật hoặc văn phòng luật sư, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
2.9
/
5
(
11
bình chọn
)