Luận văn Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ về công nghệ thông tin trong đó sự
xuất hiện ngày một nhiều của các trang mạng xã hội tạo điều kiện để cá nhân, tổ
chức có nhiều cơ hội chi`a sẻ thông của mình nhưng cũng là thách thức đối với
cơ quan quản lý chuyên ngành về đảm bảo nội dung và phạm vi hoạt động của
hình thức này. Ngày 15/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng có hiệu lực từ ngày 1/9/2013. Trang thông tin điện tử cá
nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và
sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có liên quan tại Nghị định này.
Thông qua nghị định có thể thấy rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với tốc độ
phát triển chóng mặt của internet nói chung và mạng xã hội nói riêng [55].

pdf

150 trang

|

Chia sẻ: duongneo

| Lượt xem: 2920

| Lượt tải: 7

download

Bạn đang xem trước

20 trang

tài liệu Luận văn Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Tôn Nữ Cẩm Hường
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỀ MẠNG XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Tôn Nữ Cẩm Hường
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỀ MẠNG XÃ HỘI
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số :60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH PHƯƠNG DUY
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quảtrình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
công bố trong một công trình nào khác.
Tác giả
Tôn Nữ Cẩm Hường
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của khoa Tâm lý – Giáo
dục, phòng Sau đại học và trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
những người đã tạo điều kiện tốt nhất cho tập thể lớp cao học Tâm lý học khóa 23
trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Đinh Phương Duy, người đã
tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ
MẠNG XÃ HỘI …………………………………………………………………… 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………………………………… 5
1.1.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………….. 5
1.1.2. Ở Việt Nam ………………………………………………………………………………. 10
1.2. Các vấn đề lý luận về thái độ ……………………………………………………………… 15
1.2.1. Định nghĩa thái độ ……………………………………………………………………… 15
1.2.2. Bản chất của thái độ …………………………………………………………………… 21
1.2.3. Đối tượng của thái độ …………………………………………………………………. 22
1.2.4. Chức năng của thái độ ………………………………………………………………… 22
1.2.5. Cấu trúc của thái độ …………………………………………………………………… 23
1.2.6. Một số đặc tính cơ bản của thái độ ………………………………………………. 25
1.2.7. Thái độ và hành vi ……………………………………………………………………… 25
1.2.8. Sự hình thành thái độ …………………………………………………………………. 27
1.3. Mạng xã hội ……………………………………………………………………………………… 29
1.3.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………. 29
1.3.2. Lịch sử phát triển mạng xã hội ……………………………………………………. 31
1.3.3. Tính năng sử dụng ……………………………………………………………………… 32
1.3.4. Tính năng dành cho các loại phương tiện sử dụng …………………………. 34
1.4. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên …………………………………………………. 35
1.5. Thái độ của sinh viên về mạng xã hội ………………………………………………….. 42
1.5.1. Định nghĩa ………………………………………………………………………………… 42
1.5.2. Biểu hiện thái độ của sinh viên về mạng xã hội …………………………….. 42
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên về mạng xã hội …………….. 43
Tiểu kết Chương 1 ………………………………………………………………………………… 46
Chương 2. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊNMỘT SỐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỀ MẠNG XÃ HỘI ……………………………………………………………… 47
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ……………………………………………………….. 47
2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng thái độ của SV một số
trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về mạng xã hội……………………………. 48
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi …………………………………………….. 48
2.2.2.Phương pháp phỏng vấn ………………………………………………………………. 51
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ của SV một số trường đại học
tại Tp. Hồ Chí Minh về mạng xã hội …………………………………………………. 53
2.3.1. Nhận thức của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về
mạng xã hội ………………………………………………………………………………. 53
2.3.2. Thái độ của SV về mạng xã hội …………………………………………………… 56
2.3.3. Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên: …………………………………. 69
2.3.4. Nguyên nhân thái độ của sinh viên một số trường đại học tại TP.
Hồ Chí Minh về mạng xã hội ………………………………………………………. 72
Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………………………………. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………….. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………….. 83
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
ĐH Đại học
ĐLC Độ lệch chuẩn
CĐ Cao đẳng
PHTH Phổ Thông Trung học
ĐTB Điểm trung bình
MXH Mạng xã hội
STT Số thứ tự
SV Sinh viên
TP. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mẫu khảo sát xét theo năm học, giới tính, học lực, nơi ở, hộ
khẩu và kinh tế gia đình, ngành học, tình trạng công việc. ………….. 47
Bảng 2.2. Cách tính điểm mức độ biểu hiện việc sử dụng MXH của SV
một số trường đại học tại TPHCM …………………………………………… 49
Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ đánh giá về MXH của SV một trường
đại học tại TPHCM ………………………………………………………………… 50
Bảng 2.4. Mức độ nhận thức của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí
Minh về MXH ……………………………………………………………………….. 53
Bảng 2.5. So sánh nhận thức SV về lợi ích và nguy cơ của MXH ………………. 54
Bảng 2.6. Thái độ của SV về MXH trước khi sử dụng MXH …………………….. 56
Bảng 2.7. Mạng xã hội được yêu thích nhất……………………………………………… 57
Bảng 2.8. So sánh thái độ yêu thích và không thích MXH của SV khi sử
dụng MXH ……………………………………………………………………………. 58
Bảng 2.9. Thái độ của SV về tính năng và giao diện của MXH khi sử dụng … 58
Bảng 2.10. Thái độ của SV về vấn đề bảo mật của MXH ……………………………. 59
Bảng 2.11. So sánh niềm tin vào hệ thống bảo mật của MXH giữa SV các
chuyên ngành ………………………………………………………………………… 61
Bảng 2.12. Thái độ của SV đối với khả năng tìm kiếm thông tin của MXH …… 62
Bảng 2.13. Thái độ của SV về các họat động trên MXH ……………………………… 62
Bảng 2.14. Thái độ của SV về việc sử dụng MXH của bản thân …………………… 64
Bảng 2.15. Thái độ của SV khi không tham gia MXH ………………………………… 65
Bảng 2.16. Thái độ của SV sau khi sử dụng MXH ……………………………………… 65
Bảng 2.17. Ý chí của SV khi tham gia MXH …………………………………………….. 67
Bảng 2.18.Thời gian dành cho MXH của SV …………………………………………….. 69
Bảng 2.19.Nguồn kinh phí SV dùng để chi trả cho việc sử dụng FB …………….. 70
Bảng 2.20. Thông tin cá nhân của SV một số trường đại học tại TPHCM
được hiển thị trên MXH ………………………………………………………….. 71
Bảng 2.21. Nguyên nhân SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh
yêu thích MXH họ đang sử dụng ……………………………………………… 72
Bảng 2.22. Nguyên nhân SV một số trường đại học tạo TP. Hồ Chí Minh
không thích MXH ………………………………………………………………….. 74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ về công nghệ thông tin trong đó sự
xuất hiện ngày một nhiều của các trang mạng xã hội tạo điều kiện để cá nhân, tổ
chức có nhiều cơ hội chi`a sẻ thông của mình nhưng cũng là thách thức đối với
cơ quan quản lý chuyên ngành về đảm bảo nội dung và phạm vi hoạt động của
hình thức này. Ngày 15/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng có hiệu lực từ ngày 1/9/2013. Trang thông tin điện tử cá
nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và
sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có liên quan tại Nghị định này.
Thông qua nghị định có thể thấy rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với tốc độ
phát triển chóng mặt của internet nói chung và mạng xã hội nói riêng [55].
Thái độ có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Thái độ của
chủ thể về đối tượng nào đó bị chi phối bởi nhu cầu, động cơ, mục đích bên trong và
được biểu hiện bằng hành động cụ thể với đối tượng đã nhận thức đồng thời thái độ
cũng chi phối sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Có thể thấy thái độ quan trọng như
thế nào đối với hoạt động của con người.Thái độ có vai trò quyết định quan trọng đến
việc nâng cao chất lượng hiệu quả của mọi công việc.Và tất nhiên, đối tượng sinh
viên cũng không ngoại lệ.Hiệu quả của tất cả các hoạt động của sinh viên đều bị chi
phối bởi thái độ của chính họ.Ngày nay, số lượng sinh viên biết đến và sử dụng, tham
gia vào các trang mạng xã hội là vô cùng lớn và thời gian họ giành cho các hoạt động
trên mạng xã hội cũng không hề ít. Thái độ của sinh viên về mạng xã hội tác động đến
hành vi của họ, đến chất lượng các hoạt động của họ trên mạng xã hội cũng như trong
đời sống hàng ngày.
Các mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube đã nhanh chóng trở
thành một phần của cuộc sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là đối với
những thế hệ trẻ, đặc biệt là khi công nghệ phát triển như hiện nay. Theo một
2
báo cáo của eMarketer năm 2009, lượng người dùng các trang mạng xã hội ở
Mỹ tăng mạnh trong năm, chiếm hơn 50% tổng lượng người dùng Internet ở
Mỹ, trong đó ấn tượng nhất là sự phát triển của Facebook. Họ ước tính rằng
57.5% người dùng Internet, hay 127 triệu người, sẽ dùng mạng xã hội ít nhất là
1 lần 1 tháng trong năm 2010 [53]. Theo kết quả nghiên cứu của Socialbakers &
SocialTimes.Me -2013 vừa được công bố tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT
Việt Nam lần thứ 18 – VIO 2013 diễn ra ở TP.HCM, tính đến tháng 8/2013, tại
Việt Nam đã có 19.6 triệu người dùng Facebook – trang mạng xã hội phổ biến
nhất thế giới, chiếm 21.42% dân số và chiếm tới 71.4% người sử dụng Internet
[6].
Có thể thấy sự bành trướng chóng mặt của mạng xã hội, kèm theo đó chính
là ảnh hưởng phức tạp của nó đối với đời sống của con người. Sinh viên có thể
sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu học tập và giao tiếp xã hội, giao
lưu, mở rộng các mối quan hệ. Tuy nhiên chính mạng xã hội cũng là nguyên
nhân khiến sinh viên xao nhãng việc học, sống khép kín, sa đà vào “cuộc sống
ảo” trên mạng xã hội mà quên mất cuộc sống thực tế đang diễn ra. Họ cập nhật
trạng thái, hình ảnh liên tục, đăng những câu nói, hình ảnh gây sốc để được nổi
tiếng, viết những lời bình ác ý, thiếu suy nghĩ
Vấn đề được đặt ra ở đây là điều gì đã xảy ra, tại sao ứng xử, hành vi của
người sử dụng mà ở đây xin nói tới sinh viên lại diễn ra vô cùng đa dạng và
phức tạp như thế? Đâu là nguyên nhân, thái độ của họ khi tiếp xúc với mạng xã
hội là gì?Rồi khi đã là một thành viên của trang mạng đó họ cảm thấy gì? Khi
đọc các thông tin trên mạng xã hội thái độ của họ ra sao và nó ảnh hưởng tới tâm
trạng, hành vi họ như thế nào? Do đó, nghiên cứu thái độ của sinh viên về mạng
xã hộ dưới góc độ tâm lý học để có được câu trả lời khoa học và giải pháp tối ưu
cho các hiện tượng tâm lý liên quan đến mạng xã hội là điều vô cùng cấp thiết.
Chính những lý do trên đã thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Thái
độ của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã
hội”.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thái độ của sinh viên đại học về mạng xã hội mà họ thường
xuyên sử dụng và hành vi sử dụng mạng xã hội đó của họ, đồng thời nghiên cứu
những yếu tố ảnh hưởng đến những thái độ đó.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
380 sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ của sinh viên về mạng xã hội
4. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh có thái
độ yêu thích mạng xã hội. Tuy nhiên còn một số ít sinh viên có thái độ không
thích mạng xã hội do các nguyên nhân chủ quan và khách
5. Nhiệm vụ nghiên cứuquan
– Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: thái độ, đặc điểm
tâm lý của sinh viên, mạng xã hội…
– Khảo sát thái độ của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ
Chí Minh về mạng xã hội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên một số trường Đại học tại Thành
phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội. Trong đó tập trung phân tích các biểu hiện
của thái độ của sinh viên,các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của họ và phân tích
mối tương quan giữa thái độ và hành vi sử dụng mạng xã hội.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng trên 380 sinh viên ở một số trường Đại học
tại Thành phố Hồ Chí Minh :
4
– Sinh viên đang học 3 nhóm ngành : Kinh tế, Khoa học kỹ thuật, Khoa học
xã hội
– Sinh viên đang học năm 1 đến năm 4
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và tìm tài liệu, sách giáo trình nhằm thu thập những thông tin, khai thác
các tài liệu có liên quan tới đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đây là phương pháp cơ bản bao gồm: Phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi, phương pháp phỏng vấn.
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Là phương pháp cơ bản, bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm
dò ý kiến, nhằm tìm hiểu thái độ của sinh viên về mạng xã hội , các yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ của sinh viên.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trò chuyện một cách chân thành cởi mở với các bạn sinh viên để khai
thác thái độ của họ đối với mạng xã hội, những suy nghĩ, thái độ của sinh viên
khi tiếp cận và tham gia mạng xã hội.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp trên bằng phần mềm
SPSS phiên bản 20.0, đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các
kết quả nghiên cứu.
– Yêu cầu:
Tiến hành xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, bao gồm các phần
thống kê về tính N (Tổng), F (Tần số), tính Mean (Trung bình cộng các giá trị),
tính hệ số tương quan, tính SD (độ lệch chuẩn), thống kê tần số, xếp hạng và
tính hệ số Crombach’s Alpha để đo độ tin cậy của thang đo.
5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
VỀ MẠNG XÃ HỘI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Cùng với sự phát triển chóng mặt của MXH thì số lượng nghiên cứu trên
thế giới về MXH cũng như thái độ về MXH, các mặt của MXH là rất khổng lồ,
trong giới hạn năng lực của mình tôi chỉ xin trình bày một vài nghiên cứu dưới
đây.
Trong nghiên cứu “Imagined Communities Awareness, Information
Sharing, and Privacy on the Facebook”– 2006 (“Nhận thức về những cộng đồng
tưởng tượng, chia sẻ thông tin và vấn đề riêng tư trên Facebook”) của
Alessandro Acquisti Ralph Gross – Carnegie Mellon University nghiên cứu về
những khác biệt trong hành vi của những người sử dụng FB với những người
không sử dụng, tác động của sự lo lắng về các vấn đề riêng tư trên FB đối với
hành vi người sử dụng [32].
Bài báo cáo về mạng xã hội ở các nước châu Âu “Social Networks Report
in Euro” (2010) với mục đích lý giải hành vi sử dụng MXH của những người trẻ
tuổi (15 – 30 tuổi) để xác định những nhu cầu của họ. Từ đó góp phần xây dựng
MXH hoặc những ứng dụng mới tốt hơn, phù hợp hơn với người dùng. Một vài
số liệu đáng chú ý từ bài báo cáo:
Việc sử dụng mạng xã hội ở một số nước châu Âu: Khảo sát ở các quốc gia
Pháp, Đức, Ý, La Mã, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì cho thấy 95% người được khảo
sát có sử dụng MXH, chiếm một tỉ lệ lớn. Trong đó trang MXH phổ biến và
được sử dụng nhiều nhất đó là Facebook (trừ Đức với MXH StudiVZ có 48%
người dùng)
Khảo sát về những ngườikhông sử dụng MXH, bài báo cáo cũng đưa ra
những lí do như: Hiếm khi sử dụng Internet (đặc biệt đối chiếm tỉ lệ cao với đối
6
tượng dưới 18 tuổi); không có hứng thú và thời gian, không muốn tiết lộ cuộc
sống của bản thân, không muốn theo trào lưu, cho rằng những mối quan hệ trên
MXH đều là giả, thấy rằng việc sử dụng không hữu ích, sợ MXH là những lí do
được đưa ra nhiều nhất của những trong độ tuổi 21 – 26.
Năm 2011, Kristen A. Carruth của ĐH Texas, Mỹ thực hiện luận văn
Predictors of college students’ attitudes towards privacy on social networks (Dự
báo thái độ của sinh viên về quyền riêng tư trên MXH của Kristen A. Carruth.
Nghiên cứu này nhắm đến vấn đề của sự riêng tư trên Facebook cũng như thái
độ của sinh viên đại học về quyền riêng tư của chính họ. Giả thuyết của nghiên
cứu này cho rằng người dùng đã cảm thấy lo lắng vì thông tin cá nhân của họ
trên MXH, mà ở đây là Facebook có nguy cơ bị tiết lộ, xâm phạm. Vậy báo cáo
chỉ ra rằng Facebook nói riêng và các MXH nói chung cần phải tăng cường tính
bảo mật hơn nữa cho người sử dụng đồng thời đảm bảo quyền riêng tư của họ
[41].
Ở Mỹ, tháng 2/2012 nhóm nghiên cứu Lee Rainie, Amanda Lenhart, Aaron
Smith, khi nghiên cứu về Cuộc sống trên Mạng xã hội (The tone of life on social
networking sites) đã đưa ra các số liệu đáng chú ý:
85% những người trưởng thành sử dụng mạng xã hội cho rằng mọi người
rất tử tế.68% người sử dụng mạng xã hội đã từng có trải nghiệm khiến họ cảm
thấy bản thân mình tốt hơn.61% từng có trải nghiệm khiến họ cảm thấy gần gũi
hơn với người khác.39% người trưởng thành sử dụng mạng xã hội nói rằng họ
thường thấy những hành động rộng lượng của những người khác trên mạng xã
hội và 36% khác nói rằng họ thỉnh thoảng thấy người khác cư xử rộng lượng và
sẳn lòng giúp đỡ. Đây là những kết quả khá tích cực về việc sử dụng MXH [43].
Một khảo sát khác cũng ở Mỹ vào năm 2012 có tên là “A survey of student
attitudes on the use of social networking to build learning communities” do
Timothy Arndt thuộc Đại học Cleveland State thực hiện. Nghiên cứu phân tích
thái độ của sinh viên về việc sử dụng MXH như là một công cụ hỗ trợ học
7
tập[47]. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về thái độ của sinh viên về MXH trong
việc sử dụng nó như là một công cụ học ngoại ngữ như Students’ Attitudes
Towards the Use of Social Networks for Learning the English Language của
Elham Akbari, Soodeh Eghtesad, Robert-Jan Simons Utrecht University
(Netherlands), University of Tehran (Iran), hay Students’ Attitudes towards
Using Social Networking in For