[Luận văn] Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube

[Luận văn] Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

THÔNG TIN LUẬN VĂN

  • Trường: Đại học Luật Hà Nội
  • Tác giả: ThS. Mai Thanh Bách
  • Định dạng: PDF
  • Số trang: 66 trang
  • Năm: 2020

[Luận văn] Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện[Luận văn] Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

[Luận văn] Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện[Luận văn] Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện [Luận văn] Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện[Luận văn] Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, đi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin là sự ra đời của mạng xã hội-nơi kết nối những người dùng internet lại với nhau. Trong đó phải kể các đến các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Instagram…với những đặc điểm ưu việt của mình mạng xã hội đã và đang ngày càng có nhiều người dùng. Theo số liệu thống kê của trang statista năm 2019 số lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới đạt mốc 1,68 tỷ người. Tại Việt Nam số người sử dụng mạng xã hội vào năm 2019 là khoảng 48 triệu người’. Có thể thấy đây là một con số không hề nhỏ, là một thị trường màu mỡ để thực hiện hoạt động bán hàng và quảng cáo.

Chính vì những lý do nêu trên, mạng xã hội ngày nay đã và đang trở thành công cụ, phương tiện để các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua mạng xã hội và một trong những hoạt động bổ trợ cho hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội đó là thực hiện quảng cáo, bởi phải quảng cáo thì các sản phẩm, hàng hóa do chủ thể hoạt động kinh doanh sản xuất, thực hiện mới có thể tiếp cận đến người dùng mạng xã hội. Các loại quảng cáo trên mạng xã hội vô cùng phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề trong cuộc sống. Nếu không quản lý chặt chẽ các loại hình quảng cáo trên mạng xã hội có thể gây ra nhiều hệ luỵ với xã hội, nhà nước. Do đó cần thiết phải có những quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động này.

Ý thức được vấn đề này, nhà nước ta đã ban hành nhiều luật, nghị định điều chỉnh lĩnh hoạt động này. Tuy nhiên, do sự phát triển rất nhanh của mạng xã, đi kèm theo đó là hoạt động quảng cáo ngày càng phát triển, phát sinh nhiều vấn đề thời điểm ban hành Luật quảng cáo 2012 và Luật thương mại 2005 quảng cáo trên mạng xã hội chưa thực sự bùng nổ do đó chưa tiên lượng hết được những vấn đề phát sinh dẫn tới pháp luật hiện này con bỏ ngỏ một số chủ thể khi tham gia vào hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội.

Youtube khi ra đời năm 2006 là một website chia sẻ về chia video, một phương tiện điện tử dùng để ghi lại hình ảnh chuyển động được lưu trữ trên phương tiện điện tử, có thể bao gồm hoặc không bao gồm âm thanh, chữ viết, một số ký tự, logo… Tuy nhiên cho đến nay, qua nhiều lần cập nhật các thuộc tính của Youtube ngày càng trở nên tương đồng với một mạng xã hội, đến năm 2016 Youtube thử nghiệm tính năng trò chuyện trực tuyến và chính thức phát hành trên nền tảng di động vào năm 2017, điều này đã khiến cho Youtube có đầy đủ thuộc tính của một mạng xã hội.

Youtube hiện nay là mạng xã hội đứng thứ hai về lượng người dùng tại nước ta, chỉ sau Facebook. Đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội hiện nay đã có một số đề tài khoa học trong nước nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu là nghiên cứu chung khái quát chứ chưa nghiên cứu cụ thể một đối tượng nào, đặc biệt Youtube là mạng xã hội mang nhiều đặc tính riêng biệt, rất khác do với các mạng xã hội khác. Youtube và Facebook là hai mạng xã hội được nhiều nhà quảng cáo nhắm tới, tuy nhiên lại chưa có những đề tài khoa học nghiên cứu cụ thể nào về hành vi quảng cáo trên hai mạng xã hội này do đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” để làm Luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả mong muốn qua nghiên cứu hiểu rõ hơn về thực trạng áp dụng pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cũng như nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam hiện nay hoạt động quảng cáo trên các mạng xã hội ngày càng phát triển. Theo thống kê, lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam là 48 triệu người vào năm 2019, chiếm khoảng 50% dân số có thể thấy đây là thị trường quảng cáo rất tiềm năng, đặc biệt trong nửa đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Virus Corona từ những ảnh hưởng của đại dịch đến với xã hội phương thức quảng cáo, kinh doanh thông qua mạng xã hội ngày càng được đẩy mạnh, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Quảng cáo trên mạng xã hội cũng là một hình thức của quảng cáo thương mại, liên quan đến vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu khoa học như sau:

– “Pháp luật về hoạt động bán hàng và quảng cáo trên mạng xã hội Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phan Anh (2012), Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

– “Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại” của tác giả Nguyễn Thị Tâm (2014), Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Hàn Lâm-Khoa học xã hội Việt Nam-Học viện khoa học xã hội

– “Trách nhiệm pháp lý của người phát hành quảng cáo thương mại trực tuyến theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thị Bạch Hải (2019), Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam-Học viện khoa học xã hội

Những nghiên cứu này đã chỉ ra những khái niệm, đặc điểm của hoạt động quảng cáo thương mại, cũng như thực trạng pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại điện tử, cũng như mạng xã hội nói chung. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu một đối tượng là một mạng xã hội cụ thể.

Do đó khi lựa chọn đề đề tài này tác giả mong muốn tập trung vào nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật đối với một mạng xã hội cụ thể đó là Youtube, qua đó nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam về quảng cáo trên mạng xã hội với thực tiễn ở mạng xã hội Youtube như thế nào, tìm ra những ưu, nhược điểm cũng như những bất cập, tồn tại trong các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng từ đó rút ra những giải pháp, phương hướng hoàn thiện trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội với thực tiễn ở mạng xã hội Youtube.

Phạm vi nghiên cứu: Đối với đề tài này tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu về mặt pháp lý của hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội Youtube tại Việt Nam hiện nay, thông qua việc nghiên cứu các quy định về quảng cáo trên mạng xã hội nói chung. Luận văn tập trung vào việc định nghĩa khái niệm của mạng xã hội Youtube, các quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo trên mạng xã hội với thực tiễn ở mạng xã hội Youtube, thực trạng việc áp dụng pháp luật tại Việt Nam. Từ đó, rút ra những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật. Đồng thời đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội nói chung, và Youtube nói riêng.

4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về luật quảng cáo điều chỉnh mạng xã hội Youtube; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội Youtube; để từ đó để xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội nói chung, và Youtube nói riêng.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

– Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quảng cáo trên mạng xã hội Youtube;

– Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn quảng cáo trên mạng xã hội Youtube;

– Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội nói chung, và Youtube nói riêng.

5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

– Phương pháp thu thập, tổng hợp đánh giá và phân tích tài liệu: Đây là phương pháp tác giả sử dụng để thu thập thông tin tài liệu gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật, số liệu thống kê người dùng từ đó đưa ra đánh giá về ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu.

– Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là phương pháp tác giả dùng để thống kê, phân loại đối tượng nghiên cứu từ đó có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề nghiên cứu

– Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp tác giải dùng để so sánh nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ ra những điểm chồng chéo, mâu thuẫn từ đó làm rõ được thực trạng pháp luật của Việt Nam hiện nay đối với vấn đề nghiên cứu.

– Phương pháp logic: Được tác giả sử dụng để giải thích một số khái niệm, quy định. Lý giải tại sao lại có quy định, khái niệm đó.

6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa khoa học

Có cái nhìn bao quát hơn về hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội Youtube, chỉ ra những quan điểm, khái niệm về Youtube hiện nay. Thống kê các quy định của pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội với thực tiễn ở mạng xã hội Youtube, các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội này.

Hiện nay, hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội diễn ra ngày một phổ biến. Với số lượng người dùng đông đảo mạng xã hội đang thành địa điểm quảng cáo mà rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hướng đến. Do đó cần nghiên cứu các quy định này để chỉ ra ưu, nhược điểm của thực trạng pháp luật về quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là trên Youtube.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ những ưu điểm, nhược điểm được chi ra đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật từ đó tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật quảng cáo trên mạng xã hội Youtube. Hạn chế tối đa những nguy cơ, rủi ro cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật này.

Đồng thời, cùng từ thực trạng áp dụng pháp luật với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội Youtube, chi ra một số phương hướng hoàn thiện hệ thống quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội. Từ đó có cơ sở để thực hiện tốt hơn công tác kiểm soát đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội.

7. Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn gồm các phần: Mục lục, phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.

Phần nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về quảng cáo trên mạng xã hội;

Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội Youtube tại Việt Nam;

Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội nói chung và Youtube nói riêng.