Luận án Thực trạng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tuyến xã, tỉnh Quảng ninh (chữ 20 – 22 ) – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ khách hàng hài lòng
với việc cung ứng dịch vụ CSSKSS tăng từ 94,5% trước can thiệp lên 98,8%
sau can thiệp với CSHQ là 4,5%.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy hiệu quả nâng cao một số dịch
vụ CSSKSS cơ bản được thực hiện ở các TYT xã can thiệp. Tổng các dịch vụ
mà khách hàng sử dụng tăng từ 6027 lượt khách hàng trước can thiệp lên
7019 lượt khách hàng (tăng được 1052 lượt khách hàng). Tăng mạnh nhất là
dịch vụ cung ứng bao cao su (237 lượt) và khám phụ khoa (232 lượt) và thấp
nhất là dịch vụ tiêm thuốc tránh thai (48 lượt)

pdf

158 trang

|

Chia sẻ: ngoctoan84

| Lượt xem: 1138

| Lượt tải: 8

download

Bạn đang xem trước

20 trang

tài liệu Luận án Thực trạng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tuyến xã, tỉnh Quảng ninh (chữ 20 – 22 ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

n thiệp với CSHQ tăng 9,7%. Sinh đẻ là một công việc nặng nhọc,
khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất rất nhiều năng lượng. Vì vậy, thời
kỳ sau sinh hay còn gọi là thời kỳ hậu sản, người phụ nữ cần phải được chăm
sóc tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Báo cáo Chiến lược quốc gia
115
về CSSKSS tại Hội nghị quốc gia về dân số và phát triển bền vững năm 2012
cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn
giúp còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho bú và cách nuôi
con chưa được chú ý làm tốt. Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống
cung ứng các dịch vụ CSSKSS và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng
đồng, đặc biệt là ở một số vùng khó khăn. Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những
nguyên nhân liên quan tới quá trình sinh đẻ, mà chủ yếu là các tai biến sản
khoa, cũng như tỷ lệ tử vong chu sinh còn cao, năm 2003 tỷ lệ tử vong mẹ là
85 trên 100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong sơ sinh là 21‰ [2]. Trên thế giới,
theo ước tính có khoảng 3,9 triệu ca tử vong sơ sinh, trong đó tập trung chủ
yếu ở các nước có thu nhập thấp [64]. Tử vong sơ sinh thường xảy ra ở những
người nghèo khổ, những người không được tiếp cận với các dịch vụ y tế. Tại
Việt Nam, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm được hơn một nửa từ năm 1990
đến năm 2009, tuy nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh trong năm 2009 vẫn còn cao
với 16 ca sơ sinh tử vong/ 1000 ca đẻ sống.
Tỷ lệ tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại này là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình thực hiện chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; đồng thời còn là chỉ tiêu đầu vào quan
trọng để đánh giá, ước lượng mức sinh của cả nước và từng địa phương. Theo
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này tăng từ 67,77% trước can thiệp lên
75,46% sau can thiệp với CSHQ tăng 11,3%. Kết quả này trong nghiên cứu
của Hoàng Thị Tâm (2011) tại Thừa Thiên Huế là 81%, tỷ lệ người không sử
dụng là 19,0%. tỷ lệ người có nhu cầu sử dụng BPTT là 57.0% trong đó: Đặt
vòng tránh thai là 38.8%, bao cao su là 32,6%, thuốc tránh thai là 6,1% và
triệt sản nam, nữ là 4,1% [50]
Theo Báo cáo tổng kết 5 năm công tác DS-KHHGĐ 2011-2015 của
Tổng cục Dân số Bộ Y tế , trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ sử dụng các biện
116
pháp tránh thai ở mức mức cao, cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai thay
đổi theo xu hướng tích cực. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở Việt
Nam luôn trên 76%, trong đó các biện pháp tránh thai hiện đại (sử dụng bao
cao su, viên uống tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp) luôn trên 66%. Người
dân vốn quen với việc sử dụng phương tiện tránh thai và dịch vụ DS-KHHGĐ
được cấp phát miễn phí. Trong khi đó, nguồn vốn về phương tiện tránh thai
còn hạn chế, thực tế những năm qua cho thấy ngân sách Trung ương chỉ đáp
ứng chủ yếu cho đối tượng cấp miễn phí theo quy định, chưa tính đến phương
tiện tránh thai cho tiếp thị xã hội. Vì thế, việc tiếp thị xã hội và xã hội hóa
phương tiện tránh thai chậm sẽ dẫn đến thị trường thương mại chưa phát triển,
chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng với chi phí thấp cho đông đảo người dân có
thu nhập dưới mức trung bình. Từ đó, dễ ảnh hưởng đến tình trạng sử dụng
biện pháp tránh thai với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, ảnh hưởng
đến mục tiêu duy trì mức sinh và chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn tới. [3].
Trong các hoạt động can thiệp để tăng cường hiệu quả sử dụng dịch vụ
CSSKSS của đối tượng nghiên cứu, ngoài việc bổ sung biên chế, cơ sở hạ tầng
trang thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cung ứng
dịch vụ. Chúng tôi thành lập 197 nhóm CSSKSS tại 21 xã nghiên cứu đồng
thời triển khai đào tạo và phát huy vai trò của nhóm CSSKSS thôn/bản trong
việc đăng ký thai nghén và khám thai định kỳ; Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh
tại nhà; Phát hiện và xử trí kỳ đầu nhiễm độc thai nghén; Hướng dẫn các biện
pháp tránh thai tại cộng đồng. Đặc biệt công tác tư vấn phòng bệnh và phát
hiện phụ nữ mắc một số bệnh phụ khoa thường gặp, tư vấn giáo dục sức khỏe
cho phụ nữ có thai, tư vấn chăm sóc phụ nữ mắc bệnh lây truyền qua đường
tình dục… Thành viên trong nhóm (Hội trưởng hội Phụ nữ thôn và nhân viên y
tế thôn/bản) luôn gần gũi với người dân, sẵn sàng được người dân chia sẻ
những khó khăn gặp phải hay các vấn đề về SKSS, đồng thời họ cũng thường
117
xuyên được người dân yêu cầu giúp đỡ, xin ý kiến về các biện pháp xử trí.
Theo chúng tôi, trong điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa còn khó khăn thì việc tổ
chức và phát huy vai trò của nhóm CSSKSS thôn/bản là một trong những giải
pháp hiệu quả để vừa tăng tính tiếp cận dịch vụ đồng thời tuyên truyền, tư vấn
giáo dục sức khỏe cho người dân cách phòng, chống và xử trí ban đầu các vấn
đề liên quan đến SKSS đặc biệt với vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu
số. Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy rằng, để động viên và nâng cao tinh thần
trách nhiệm của nhóm CSSKSS thì chính quyển địa phương nên có một phần
kinh phí hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện công việc. Ngoài ra TYT xã cũng
thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng về CSSKSS cho nhóm.
Tuy nhiên, hiệu quả về việc sử dụng dịch vụ y tế nói chung cũng như
dịch vụ CSSKSS còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như khả năng tiếp cận
đến dịch vụ y tế. Mô hình Dalhgren và Whiethead về sử dụng dịch vụ y tế đã
được tổng kết dựa trên hàng loạt các nghiên cứu ở cả các quốc gia đang phát
triển và các quốc gia phát triển [98] Mô hình này chỉ rõ khả năng tiếp cận và
sử dụng dịch vụ y tế bao gồm 3 nhóm yếu tố. Nhóm thứ nhất là nhóm yếu tố
cá nhân của khách hàng bao gồm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hoá,
kiến thức thái độ và thực hành Nhóm yếu tố thứ hai bao gồm sự sẵn có của
dịch vụ y tế, điêu kiện kinh tế, các chính sách về y tế và phúc lợi xã hội.
Nhóm yếu tố thứ ba là nhóm yếu tố vĩ mô như chiến tranh và hoà bình [95].
Dựa trên mô hình trên, một số nghiên cứu đã được tiến hành ở Việt
Nam. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng dịch vụ CSSKSS phụ
thuộc vào khả năng tiếp cận đến cơ sở y tế. Khả năng tiếp cận đến cơ sở y tế
của khách hàng bao gồm 3 loại tiếp cận [63], [121] là tiếp cận về địa lý, về
kinh tế và về văn hóa.
Khả năng tiếp cận của khách hàng về địa lý: Theo UNFPA, tiếp cận địa lý
không chỉ bao gồm khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế mà còn là chất lượng
118
của đường xá, sự sẵn có của các loại phương tiện giao thông. Trên thế giới
các nghiên cứu về tiếp cận với các cơ sở y tế thường đưa ra khoảng thời gian
từ nhà đến cơ sở y tế hơn là khoảng cách bằng km từ nhà đến cơ sở y tế. Điều
này hoàn toàn đúng vì có thể nhà gần cơ sở y tế nhưng chất lượng đường xá
và sự khan hiếm về phương tiện giao thông. Sự khan hiếm của các phương
tiện đi lại, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa và điều kiện đường xá không
đảm bảo đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận cơ sở y tế của phụ nữ. Ở nhiều nơi
khó khăn, phụ nữ thường đi bộ đến cơ sở y tế là việc thường gặp. Theo
UNFPA và một số tổ chức quốc tế các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm
kiếm dịch vụ chăm sóc trước sinh là địa điểm của cơ sở y tế và sự sẵn có
của phương tiện đi lại. Nếu thời gian đến cơ sở y tế trên 30 phút bằng các
phương tiện đi lại thông thường tại địa phương thì nhìn chung các bà mẹ sẽ
không đến cơ sở y tế mặc dù họ ốm nặng, đặc biệt là cho những trường hợp
cấp cứu sản khoa và cấp cứu sơ sinh [126], [127], [128]. Điều này được giải
thích bởi vấn đề tài chính và chi phí cơ hội quá cao. Thêm vào đó người
phụ nữ phải bỏ thời gian để đi một quãng đường quá dài mà có thể cán bộ y
tế lại không có mặt tại cơ sở y tế. Yếu tố địa lý có ảnh hưởng trực tiếp tới tiếp
cận dịch vụ. Tại Bình Định có những địa bàn từ thôn đi tới trạm y tế xã xa
nhất phải mất 4 tiếng đi bộ; các xã càng xa trung tâm, tỷ lệ bà con tiếp cận tới
cơ sở y tế, đặc biệt là dịch vụ đẻ tại trạm càng thấp vì không thể vận chuyển
sản phụ đến trạm vì điều kiện đường xá, đi lại khó khăn [125]. Nhưng ngược
lại tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Tiền Giang và Đồng
Tháp phương tiện đi lại tốt cùng với đường xá có chất lượng tốt thì khoảng
cách từ nhà đến TYT xã xa nhưng thời gian đi ngắn, do vậy phụ nữ mang thai
thường sinh tại các bệnh viện nhiều hơn [125]. Như vậy, để nâng cao khả
năng tiếp cận về địa lý cho những vùng thành phố và đồng bằng thì việc nâng
cao chất lượng phòng khám đa khoa và bệnh viện huyện thì phù hợp hơn.
119
Ngược lại, đối với những vùng khó khăn thì việc nâng cao chất lượng cho
TYT xã lại phù hợp hơn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKSS.
Điều này đã được Bộ Y tế và UNFPA khuyến cáo trong đánh giá cuối kỳ năm
2010 tại 7 tỉnh vùng núi khó khăn [125].
Khả năng tiếp cận về kinh tế: Theo khuyến cáo của tổ chức quốc tế và một số
tác giả, để nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ
CSSKSS không chỉ nâng cao khả năng tiếp cận về địa lý mà còn phải nâng
cao khả năng tiếp cận về kinh tế [129], [130], [131]. Đó chính là khả năng chi
trả các loại chi phí trực tiếp cho dịch vụ CSSKSS cũng như các dịch vụ
y tế khác (bằng tiền túi của cá nhân) để được chăm sóc y tế (gồm các loại
chi phí chính thức và không chính thức, phí vận chuyển, ăn ở, chi phí cho
người chăm sóc…). Nghiên cứu ở một số quốc gia cho thấy chi phí là một
yếu tố cản trở hầu hết phụ nữ ở đây sử dụng dịch vụ chăm sóc CSSKSS và
những những người nghèo hơn thì thường tìm đến những cơ sở kém chất
lượng hơn. Điều đó cũng có nghĩa là những người có thu nhập cao thì đến
những cơ sở y tế có chất lượng chăm sóc tốt cho dù khoảng cách có xa hơn
[136], [137], [138].
Tại Việt Nam hiện nay, chi phí cho y tế của người dân/đầu người còn
rất thấp và chủ yếu là chi phí từ tiền túi của người dân. Chính phủ đã có
những phương pháp đảm bảo hỗ trợ kinh phí cho người dân. Năm 2002 Thủ
tướng ban hành Quyết định 139/2002/QĐ-TTg bảo đảm kinh phí từ ngân sách
trung ương để thành lập Quỹ KCB người nghèo tại các tỉnh, tiếp theo là Nghị
định 63/2005/NĐ-CP về việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo. Mức trợ cấp
mua bảo hiểm y tế cho người nghèo cũng liên tục được điều chỉnh theo hướng
tăng dần. Theo Luật BHYT, đến 01/01/2010 mức đóng góp mua BHYT người
nghèo tăng lên tương đương 4,5% lương tối thiểu. Đối với đối tượng cận
nghèo, từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
120
117/2008/QĐ-TTg quy định NSNN hỗ trợ tối thiểu 50% mức phí đóng
BHYT. Theo Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009
của liên Bộ Y tế và Tài chính, căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và
huy động từ các nguồn khác, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có thể quyết định mức hỗ trợ tiền đóng BHYT cho các đối tượng
cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu (50%). Cũng theo Luật BHYT, từ 1/1/2010 việc
thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi theo Nghị định
36/2005/NĐ-CP của Chính phủ được chuyển từ hình thức cấp phát thẻ KCB
miễn phí và thanh toán theo thực tế cho các cơ sở y tế nhà nước sang cấp thẻ
BHYT miễn phí và khám chữa bệnh theo chế độ BHYT.
Những người phụ nữ nghèo thường ở nhà và tự điều trị bằng những
thuốc y học cổ truyền hoặc đến các y tá tư gần nhà hoặc ở nhà không đi
khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế khác. Ở nhiều vùng của châu Phi, điều
kiện kinh tế là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới việc tiếp cận dịch vụ y tế.
Bên cạnh đó, mùa màng và vụ thu hoạch cũng phần nào ảnh hưởng tới việc
sử dụng dịch vụ y tế. Điều này không chỉ đúng cho các nước châu Phi mà còn
đúng cho các quốc gia đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam [90], [96],
[104], [105], [116].. Khác với các quốc gia khác, Việt Nam trong những năm
vừa qua để khắc phục tình trạng này bằng cách tổ chức sử dụng tiền ngân
sách nhà nước mua thẻ BHYT cho người nghèo người dân tộc ở những vùng
rất khó khăn như ở 61 huyện nghèo [29]. Điều này đã cải thiện được khả năng
tiếp cận tới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân.
Kết quả của một số nghiên cứu định tính tiến hành tại Việt Nam cho
thấy “nghèo” ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử dụng dịch vụ y tế của
người dân tộc thiểu số [100], [101], [107]. Mặc dù họ đã được miễn viện phí
thông qua thẻ BHYT người nghèo, tuy nhiên để đến được bệnh viện họ phải
tự bỏ tiền trả cho việc đi lại từ nhà tới bệnh viện và các chi phí ăn ở cho người
121
vận chuyển bệnh nhân và cho người nuôi dưỡng bệnh nhân. Tại cơ sở y tế, họ
còn phải trả tiền cho việc mua các hàng hoá thiết yếu cho bệnh nhân điều mà
họ không phải làm khi nằm tại nhà.
Khả năng tiếp cận về văn hoá: Văn hoá không chỉ tác động đến tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong của người dân mà còn tác động đến khả năng tiếp cận và
sử dụng dịch vụ y tế. Người phụ nữ thường bị tác động bởi hủ tục truyền
thống và văn hóa thường cản trở những phụ nữ có được sự chăm sóc sức khỏe
trước trong và sau sinh [42]. Sự tiếp cận văn hóa được đo lường chủ yếu bằng
phong tục tập quán và sự hiểu biết cũng như bằng sự phù hợp về văn hoá và
khả năng giao tiếp với các nhóm thiểu số không nói được ngôn ngữ phổ
thông. Niềm tin văn hoá, cấu trúc xã hội và đặc tính của mỗi cá nhân cũng
rất quan trọng. Một cuộc điều tra ở Ấn Độ và Kenyacho thấy khoảng 60%
phụ nữ cảm thấy chăm sóc thai nghén là không cần thiết [108], [110]. Ở một
số nơi, mang thai được xem như vấn đề sức khoẻ bình thường không cần
phải chăm sóc y tế, hoặc sự chăm sóc chỉ cần thiết khi người phụ nữ mang
thai cảm thấy có vấn đề. Sự thiếu hiểu biết của phụ nữ về thai sản là một vấn
đề chính. Sự mang thai ngoài ý muốn cũng là lý do làm cho các bà mẹ không
đi khám thai. Từ đó dẫn đến tỷ lệ người mang thai ngoài ý muốn không nhận
được chăm sóc thai nghén là 60% [65].
Theo Nguyễn Thị Phương Mai, một số yếu tố kinh tế-xã hội được kể
đến như học vấn thấp, tuổi trẻ, tín ngưỡng (thiên chúa giáo), dân tộc thiểu số
và thu nhập thấp của bà mẹ có tác động rõ rệt đến các thực hành sau sinh [41].
Theo Trương Việt Dũng khi nghiên cứu tính công bằng trong sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh qua điều tra y tế hộ gia đình năm 2004 thì một số yếu tố khác
có thể cản trở phụ nữ tiếp cận chăm sóc trước sinh và sau sinh như hiểu biết
kém, khoảng cách mỗi lần sinh, xấu hổ khi tiếp cận với dịch vụ và yếu tố về
di cư [37].
122
Yếu tố bình đẳng giới cũng là một vấn đề quan trọng ở nhiều vùng trên
thế giới. Việc quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ
nhiều khi được quyết định bởi mẹ chồng, chồng hoặc các thành viên khác
trong gia đình, còn tiếng nói của bản thân người phụ nữ lại rất ít trọng
lượng. Ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ thích sinh con ở nhà với sự giúp đỡ
của các bà mụ vườn hoặc người thân. Một trong những nguyên nhân đó là do
yếu tố văn hoá. Bên cạnh đó, theo Đinh Hữu Dung khi nghiên cứu
“Tình hình ô nhiễm vi khuẩn ở môi trường trong và ngoài bệnh viện
đa khoa tuyến tỉnh, năm 2002” còn có một vài lý do khác như môi
trường chăm sóc y tế không thân thiện hoặc sự thiếu cảm thông của nhân
viên y tế. Ở một vài nơi khác sự có mặt của các nam nhân viên y tế là điều
không thể chấp nhận được đối với nền văn hoá của một số dân tộc [36], [58].
Một trong những can thiệp trong thời gian vừa qua của ngành y tế đã mang lại
hiệu quả rất lớn nhằm nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ y tế của những phụ
nữ dân tộc. Đó chính là việc đào tạo nữ hộ sinh xã và cô đỡ thôn bản và trang
bị cho họ những dụng cụ tối thiểu ở những vùng khó khăn vùng đồng bào dân
tộc để họ có thể đỡ đẻ và sơ cứu cho những phụ nữ dân tộc [5], [9], [11],
[125].
Chất lượng dịch vụ CSSKSS thấp cũng là rào cản đối với tiếp cận của
thai phụ. Phụ nữ có chăm sóc trước sinh tốt sẽ có thực hành tốt hơn khi sinh
và phụ nữ có chăm sóc trước sinh và khi sinh tốt sẽ có hành vi chăm sóc sau
sinh tốt hơn. Với các tập quán chăm sóc sau sinh truyền thống, các thực hành
này được tạo ra do văn hóa và các yếu tố xã hội. Niềm tin tại địa phương, tập
quán, phụ nữ có quan hệ thân thuộc có ảnh hưởng quyết định việc các bà mẹ
tuân thủ những hành vi này. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả việc thiếu
nhân lực, do khoảng cách xa, đường xá khó đi hay thiếu các phương tiện vận
chuyển (đặc biệt ở vùng sâu và vùng xa) và thói quen, phong tục của người
123
dân địa phương trong việc chăm sóc bà mẹ tại nhà. Thêm vào đó, văn hóa,
truyền thống, gia đình và các yếu tố kinh tế cũng là yếu tố thuận lợi cản trở sự
tiếp cận của phụ nữ đến dịch vụ CSSKSS. Quyết định về địa điểm sinh bị chi
phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như truyền thống đẻ tại nhà, đường đến các
cơ sở y tế xa, thiếu người trông coi gia đình khi phụ nữ sinh tại cơ sở y tế, chi
phí và quan niệm về dịch vụ y tế còn kém tại trạm y tế xã. Nghiên cứu của
UNFPA năm 2008 về tình hình sức khỏe sinh sản của đồng bào dân tộc
H’mông tỉnh Hà Giảng cho thấy sau khi sinh tại các cơ sở y tế, các bà mẹ trở
về nhà và phải tuân theo rất nhiều các phong tục truyền thống theo thiết chế
gia đình và cộng đồng [68], [108]. Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng
về các tập quán truyền thống chăm sóc sau sinh đã được thực hiện. Tập quán
này bao gồm rất nhiều các thực hành như chế độ ăn, vệ sinh, nghỉ ngơi và
chăm sóc Nhiều các tập quán này được thực hiện với niềm tin là “tránh
gió” như ngồi hơ lửa, tránh ra khỏi nhà, không tắm sau sinh. Thời gian cho
mỗi tập quán theo mô tả có thể từ 7 đến 100 ngày. Các thực hành sau khi sinh
có khác biệt giữa các dân tộc. Một số thực hành được xếp là có lợi, tuy thế,
rất nhiều các tập quán khác là trung tính hoặc có hại [119].
Kết quả nghiên cứu “Đánh giá hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam” cho
thấy kiến thức, hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số về chăm sóc sức khoẻ
trước, trong và sau sinh còn rất hạn chế, mơ hồ, thậm chí còn hiểu sai [68],
[125]. Mô hình hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn mang tính bị
động. Tại đây còn tồn tại nhiều phong tục tập quán, thói quen có ảnh hưởng
xấu đến hành vi chăm sóc sức khoẻ, coi việc sinh nở là chuyện kín đáo, cúng
bái, tin vào các bà đỡ. Bên cạnh đó khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế xã hội
của địa phương, năng lực kinh tế của gia đình, trình độ học vấn, ngôn ngữ cũng
ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi tìm kiếm dịch vụ CSSK bà
124
mẹ của phụ nữ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng như
chồng, người thân đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, chưa khuyến
khích được phụ nữ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế.
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu
Mặt mạnh của nghiên cứu của chúng tôi là đã sử dụng bộ công cụ
được phát triển dựa vào các bộ công cụ của UNFPA và của Tổ chức Cứu
trợ Trẻ em Quốc tế đã được áp dụng ở nhiều quốc gia, do vậy đảm bảo tính
thống nhất về nội dung cũng như cách thức thu thập số liệu. Mặt khác bộ
công cụ của chúng tôi đã được cập nhật và chỉnh sửa cho phù hợp với điều
kiện ở các vùng núi vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Thêm vào đó, các
điều tra viên được đào tạo rất cẩn thận và kỹ lưỡng trong đó có thời gian
tập huấn trên lớp (2 ngày) cũng như có thời gian làm thử nghiệm tại cộng
đồng (1 ngày) [62], [63]. Điều này giúp cho việc thống nhất cách thức
phỏng vấn nhằm hạn chế các sai số hệ thống thường gặp trong các nghiên
cứu cộng đồng. Nghiên cứu sinh và các giám sát viên tại tuyến tỉnh đã thực
hiện quy trình giám sát can thiệp và thu thập số liệu rất sát sao. Giai đoạn
nghiên cứu cắt ngang các giám sát viên đi cùng với điều tra viên ngay từ
những ngày đầu để tránh các sai số khi thu thập thông tin và hướng dẫn
trực tiếp điều tra viên. Chế độ kiểm tra phiếu điều tra phụ nữ hàng ngày
được thự hiện đều đặn.
Việc lựa chọn phần mềm nhập liệu trên Epidata cũng giúp cho hạn
chế sai số khi nhập liệu. Việc nhập số liệu được thực hiện 2 lần do 2 nhóm
cán bộ khác nhau nhằm hạn chế các sai sót khi nhập số liệu cũng làm tăng
thêm chất lượng số liệu [111].
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cũng còn một số mặt hạn chế.
Khi nghiên cứu về thực hành cần có kỹ thuật quan sát và bảng kiểm, ví dụ
125
khi quan sát thực hành thì cần quan sát cán bộ y tế xã thực hiện các kỹ
thuật CSSKSS nhưng do khó khăn về thời gian, số khách hàng thực hiện kỹ
thuật cũng như nhân lực chúng tôi chỉ phỏng vấn thực hành của cán bộ y tế
về kỹ thuật.
Chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng so sánh
trước sau không đối chứng, nếu như có nhóm chứng khảo sát song song với
nhóm can thiệp sau đó so sánh nhóm chứng với nhau, nhóm trước – sau can thiệp
và nhóm chứng – nhóm can thiệp thì độ tin cậy trong nghiên cứu sẽ cao hơn và
đánh giá được hiệu quả thực sự của các hoạt động can thiệp.
Nghiên cứu mới tập trung vào một số kỹ thuật chính chứ chưa đề cập đến
toán bộ nội dung cung ứng dịch vụ CSSKSS tại TYT xã theo Thông tư
43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chi tiết
phân tuyến kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh.
Nghiên cứu cũng chưa đề cập tới các nguồn kinh phí đảm bảo cho việc
cung ứng dịch vụ CSSKSS (ngân sách TƯ thuộc chương trình mục tiêu Quốc
gia, ngân sách của địa phương, BHYT.)
Mặt khác do nguồn lực có hạn nghiên cứu mới chỉ thực hiện trong
phạm vi hẹp của 21/197 TYT xã của tỉnh Quảng Ninh đồng thời chưa đề
cập đến việc cung ứng dịch vụ CSSKSS của các đơn vị khác như y tế tư
nhân, y tế ngành trên địa bàn
Mặc dù vẫn có một số hạn chế đã nêu trên nhưng kết qủa nghiên cứu
của chúng tôi đã đảm bảo được tính giá trị và tính đúng của số liệu. Kết
quả này có thể sẽ được áp dụng trong các huyện có hoàn cảnh tương tự như
3 huyện nghiên cứu.
126
KẾT LUẬN
1. Thực trạng cung ứng dịch vụ CSSKSS tại tuyến xã và khả năng chi trả
phí một số dịch vụ CSSKSS
Cơ sở hạ tầng về CSSKSS tại các TYT xã được nghiên cứu khá tốt trên
các trên khía cạnh: phòng dịch vụ và các dịch vụ khác phục vụ công tác
chuyên môn CSSKSS. Trang thiết bị y tế phục vụ công tác CSSKSS thiếu và
không đồng bộ (dao động từ 9,5-92,9%). Thuốc thiết yếu cho CSSKSS rất
thiếu, chỉ có 14,2% TYT xã có đủ thuốc thiết yếu cho CSSKSS. Nhân lực cho
CSSKSS tại TYT xã còn thiếu (chỉ 83,3% TYT xã đảm bảo đủ biên chế theo
qui định của Hướng dẫn quốc gia và phân bố không đều);
Các dịch vụ CSSKSS thiết yếu được cung ứng tại TYT xã tương đối
tốt, dao động từ 19% cho kỹ thuật nạo hút tử cung đến kỹ thuật hỗ trợ đỡ đẻ
đường dưới 100%%;
Chỉ có 34,9% phụ nữ có khả năng tự chi trả cho các hoạt động
CSSKSS;
81% cán bộ y tế cho rằng người dân có nhu cầu cao về sử dụng dịch vụ
CSSKSS, 12% cán bộ y tế cho rằng nhu cầu này của người dân ở mức trung
bình và chỉ có 7% số cán bộ y tế cho rằng nhu cầu người dân sử dụng dịch vụ
CSSKSS ở mức thấp;
2. Hiệu quả giải pháp đảm bảo cung ứng dịch vụ CSSKSS tại TYT xã
Các giải pháp can thiệp tại TYT xã tỏ ra khá hiệu quả, đã cải thiện cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc thiết yếu và khả năng cung ứng dịch vụ
CSSKSS đã được tăng cao rõ rệt so với trước khi can thiệp.
Tỷ lệ khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ CSSKSS đạt yêu cầu
tăng từ 46,3% trước can thiệp lên 53,6% sau can thiệp với CSHQ tăng 15,6%.
Tỷ lệ khách hàng có khả năng chi trả toàn bộ dịch vụ tăng từ 34% (trước can
thiệp) lên 47,1% (sau can thiệp) với CSHQ tăng 38,5%. Đặc biệt, tỷ lệ khách
127
hàng hài lòng với việc cung ứng dịch vụ CSSKSS tăng từ 94,5% trước can
thiệp lên 98,8% sau can thiệp với CSHQ là 4,5%.
Tỷ lệ nạo hút thai so với số đẻ giảm từ 56,47% trước can thiệp xuống
42,04% sau can thiệp với CSHQ giảm 25,6% tương đương với với ước tính
toàn quốc (trên 30% cộng thêm ½ đến 1/3 số nạo hút thai thực hiện ở cơ sở y
tế tư nhân). Tỷ lệ phụ nữ có thai được thăm khám từ 3 lần trở lên tăng từ
92,96% trước can thiệp lên 97,37% sau can thiệp với CSHQ tăng 4,7%, tỷ lệ
này cao hơn trung bình cả nước và tương đương với vùng cao nhất là Đồng
bằng sông Hồng. Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh tăng
từ 75,06% trước can thiệp lên 82,37% sau can thiệp với CSHQ tăng 9,7%. Tỷ
lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại tăng từ 67,77% trước can thiệp lên 75,46% sau can thiệp với CSHQ tăng
11,3%, tỷ lệ này cao hơn so với trung bình cả nước (62%).
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp từ cải thiện cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị y tế đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cùng với công tác tuyên
truyền vận động người dân đã làm cho người dân đến TYT xã sử dụng dịch
vụ CSSKSS nhiều hơn, người dân tin tưởng hơn việc cung ứng dịch vụ
CSSKSS ở TYT xã. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, để can
thiệp hiệu quả tất cả các nội dung của CSSKSS với tất cả các đối tượng thì
cần phải có sự vào cuộc của nhiều thành phần, nhiều cơ quan ban ngành địa
phương (tổ chức Đảng, đoàn thể, chính quyền, cơ quan tài chính, truyền
thông) chứ không chỉ riêng cơ quan y tế.
128
KIẾN NGHỊ
1. Sở Y tế cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị y tế và nguồn thuốc, có kế
hoạch đào tạo lại cho cán bộ y tế phục vụ công tác CSSKSS tại trạm y tế xã.
3. CSSKSS là lĩnh vực tương đối rộng gồm 10 nội dung vì thế nên tiến
hành nghiên cứu chuyên sâu một vài lĩnh vực cụ thể đặc biệt nên hướng tới
một số lĩnh vực chưa có nhiều nghiên cứu như vô sinh, SKSS vị thành niên,
giáo dục giới tính và tình dục
3. Trong hoạt động can thiệp cần chú trọng hơn nữa công tác truyền thông
thay đổi kiến thức, thái độ hành vi về SKSS cho người dân nhất là đối với
đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.
129
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Khả năng và mong muốn chi trả phí dịch vụ CSSKSS và KHHGĐ của phụ
nữ từ 15 – 49 tuổi tại 3 xã tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 (tạp chí YHDP, tập
XXV, số 8 (168), 2015)
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp đảm bảo cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản tại trạm y tế xã, tỉnh Quảng Ninh.(tạp chí YHDP, tập
XXVI, số 7 (180), 2016.
132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính – Y tế (2008), Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-
BTC-BYT ngày 17 tháng 4 năm 2008 về hướng dẫn quản lý và
sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân
số và KHHGĐ giai đoạn 2006-2010.
2. Bộ Y tế (2012), Báo cáo chiến lược Quốc gia về Chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại Hội nghị Quốc gia về dân số và phát triển bền
vững.
3. Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm công tác DS-KHHGĐ
2011-2015.
4. Bộ Y tế (2011), Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2011(JAHR).
5. Bộ Y tế (2014), Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2013. Nhà
Xuất bản Y học.
6. Bộ Y tế (2014) – Dự án tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở
một số tỉnh trọng điểm, Báo cáo thực trạng cung ứng dịch vụ của
trạm y tế xã ở một số vùng/miền và các yếu tố ảnh hưởng.
7. Bộ Y tế (2011). Niên giám thống kê y tế 2010, Nhà xuất bản in
và sản xuất bao bì Hà Nội, tr 133 – 135.
8. Bộ Y tế (2014), Niên giám thống kê y tế 2014. Nhà Xuất bản Y
học. Hà Nội, Việt Nam 2015.
9. Bộ Y tế (2014), Quyết định số 342/QĐ-BYT ngày 24 tháng 1
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chuẩn cơ bản hộ sinh
Việt Nam
10. Bộ Y tế (2011) Quyết định 1142/QĐ-BYT ngày 18/4/2011 của
về phê duyệt tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tổ chức thực hiện
133
đơn nguyên sơ sinh và góc sơ sinh tại các tuyến y tế”.
11. Bộ Y tế/Vụ Sức khỏe sinh sản (2009), Báo cáo tình hình thực
hiện Dự án mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bộ
Y tế.
12. Bộ Y tế (2009), Quyết định 4620/QĐ-BYT về việc ban hành
“Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản”.
13. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 06/2009/TT-BYT quy định về định
mức thuốc thiết yếu và các vật tư tiêu hao trong các dịch vụ, thủ
thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản.
14. Bộ Y tế (2011), CV 93/TCDS-KHTC Hướng dẫn chi tiết chỉ
tiêu, nhiệm vụ, Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ
năm 2011
15. Bộ Y tế (2012), Quyết định 3447/QĐ-BYT Ban hành Bộ tiêu chí
Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.
16. Bộ Y tế (2001), Quyết định số 385/2001/QĐ-BYT của Bộ trưởng
Bộ y tế về việc ban hành Quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh
vực CSSKSS tại các cơ sở y tế, Văn bản quy phạm hiện hành
trong lĩnh vực CSSKSS, Vụ BVSKBMTE/KHHGĐ, Bộ Y tế.
17. Bộ Y tế, Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch số
09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 về việc hướng dẫn
thực hiện một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
18. Bộ Y tế – Bộ Tài chính (2012), Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BYT-BTC Ban hành mức tối đa khung giá dịch
vụ khám chữa bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước
19. Bộ Y tế (2009), Báo cáo kết quả điều tra cơ bản Chương trình
giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh tại 14 tỉnh Dự án. Hà Nội.
134
20. Bộ Y tế, Vụ Sức khoẻ sinh sản (2010), Báo cáo kết quả khảo sát
thực trạng mạng lưới và năng lực cung cấp dịch vụ CSSKSS Việt
Nam 2010. Hà Nội. 2010.
21. Bộ Y tế, Vụ Sức khoẻ sinh sản (2014), Báo cáo khảo sát cập nhật
tình hình mạng lưới CSSKSS Việt Nam 2014. Hà Nội. 2014.
22. Bộ Y tế, Vụ Sức khoẻ Bà mẹ trẻ em- Bộ Y tế (2014), Báo cáo
Tổng kết công tác Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản 2014- Phương
hướng nhiệm vụ 2015.
23. Bộ Y tế – Tổ chức y tế thế giới, chủ biên (2001), Quản lý y tế,
Nhà xuất bản y học Hà Nội.
24. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001),
Quyết định 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 về việc
phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2001-2010.
25. Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai
đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
26. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011),
Quyết định Phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản
giai đoạn 2011-2020. Số 2013/QĐ-TTg.
27. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2002),
Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh cho
người nghèo.
28. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005),
Nghị định 63/2005/NĐ-CP về việc ban hành điều lệ bảo hiểm y
tế.
135
29. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008),
Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg về điều chỉnh mức đóng bảo
hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội.
30. Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014),
Luật BHYT số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
31. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005),
Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 về Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em.
32. Trần An Dương và CS (2016), Nghiên cứu khả năng và mong
muốn chi trả dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ của phụ nữ 15-49 tuổi
tại 3 huyện tỉnh Quảng Ninh năm 2013. Manuscript.
33. Trần An Dương và CS (2016), Đánh giá hiệu quả một số giải
pháp đảm bảo cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại
trạm y tế xã tỉnh Quảng Ninh. Manuscript.
34. Tạ Như Đính, Ngô Toàn Anh, Chu Hùng Cường, Ngô Văn Toàn,
Nguyễn Anh Dũng (2016), Đánh giá hiệu quả nâng cao cơ sở
vật chất, trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh
của bệnh viện huyện và trạm y tế xã tỉnh Đăk Lăk 2013-2016.
Tạp chí Y học dự phòng số 4, 2016.
35. Tạ Như Đính, Ngô Toàn Anh, Chu Hùng Cường, Ngô Văn Toàn,
Nguyễn Anh Dũng (2016), Đánh giá hiệu quả nâng cao cơ sở vật
chất, trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh của
bệnh viện huyện và trạm y tế xã tỉnh Đăk Lăk 2013-2016.
36. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Tuyến (2002), “Tình hình ô nhiễm
vi khuẩn ở môi trường trong và ngoài bệnh viện tại 6 bệnh viện
đa khoa tuyến tỉnh”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Phụ bản 20 (4),
136
tr. 250-254.
37. Trương Việt Dũng và cs. (2004), “Nghiên cứu tính công bằng
trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh qua điều tra y tế hộ gia
đình”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Số 27, tr. 140-146.
38. Nguyễn Thanh Hà, Phạm Quỳnh Nga và cs. (2007), “Thực trạng
CCDV chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước và trong khi sinh tại trạm
y tế xã một số tỉnh Tây nguyên 2004”, Tạp chí Y tế Công cộng,
Số 7/2007, tr. 45-50.
39. Đinh Thanh Huề (2004), “Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã
Hương Long, thành phố Huế”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Số 27,
tr. 127-132.
40. Vũ Thị Hương (2006). Nghiên cứu tình hình phá thai đến 12 tuần
và đánh giá sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai của phụ nữ
đến phá thai tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2006, Luận
án thạc sĩ y tế công cộng, Thư viện trường Đại học Y Hà Nội, Tr
31 – 38.
41. Trần Thị Phương Mai (2004), “Nguyên nhân và một số yếu tố
ảnh hưởng đến nạo hút thai tại 7 cơ sở y tế ở Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Y học, Phụ trương số 5/2004, tr. 83-88.
42. Khamphanh Prabouasone, Ngô Văn Toàn, Lê Anh Tuấn, Bùi
Văn Nhơn (2013), Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực
hành về làm mẹ an toàn cho các bà mẹ 15-49 tuổi tại tỉnh Bo Lị
Khăm Xay, Lào năm 2011. Tạp chí Y học Thực hành, Vol. 859,
N02.
137
43. Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Nguyễn Thị Thùy Dương,
Lê Anh Tuấn (2012), “Hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại
nhà cho các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung
ương và Bệnh viện Ba Vì”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXII, số
6 (133), Tr.124-132.
44. Nguyễn Khắc Lập (2016). Thực trạng thu chi tài chính và chi phí
đầy đủ một số dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa thị
xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp
2. Trường Đại học Y Hà Nội, trang 58-59.
45. Trần Thị Kim Lý (2008), Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch
vụ khám chữa bệnh của người dân tại xã Iakhươi, xã IaPhi, xã
Hịa Phú, huyện Chưpah tỉnh Gia Lai, Luận văn chuyên khoa cấp
I, Đại học Y dược Huế, Huế.
46. Hải Ninh (2012) Hiệu quả từ chiến dịch: Tăng cường tuyên
truyền lồng ghép dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ tại Quảng Ninh,
Sức khỏe Quảng Ninh, số 7/2012.
47. Sở Y tế Quảng Ninh (2013). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
y tế Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
48. Hoàng Thị Tâm (2011), Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp
tránh thai của các cặp vợ chồng từ 15-49 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên
Huế
49. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014), “Đánh giá kết quả can thiệp làm
mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam
giai đoạn 2006-2012. Luận án tiến sỹ Y tế công cộng. Viện Vệ
sinh Dịch tễ.
138
50. Lê Văn Thanh (2008), Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản theo Chuẩn Quốc gia tuyến xã tại 3
tỉnh phía Bắc, thử nghiệm một số giải pháp can thiệp. Luận án
tiến sĩ Y tế công cộng. ĐH Y Dược Thái Bình.
51. Lê Thị Kim Thoa, Lê Thị Thanh Xuân (2006), “Mô hình sử dụng
dịch vụ y tế của vị thành niên tại một số tỉnh miền Bắc năm
2004”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Số 46, tr. 90-96.
52. Ngô Văn Toàn (2006), “Thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ và
trẻ sơ sinh tại tỉnh Khánh Hòa năm 2005”, Tạp chí Nghiên cứu Y
học, Số 41, tr. 76-78.
53. Ngô Văn Toàn (2006), “Nghiên cứu ủ ấm da kề da và nuôi con
bằng sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau đẻ tại 4 bệnh viện tại
Hà Nội năm 2006”, Tạp chí thông tin Y Dược. (7), tr. 22-26.
54. Ngô Văn Toàn (2007), “Phân tích đa biến mối liên quan giữa các
yếu tố ảnh hưởng và thực hành chăm sóc trước và trong khi sinh
tại tỉnh Quãng Trị năm 2005”, Tạp chí Y học thực hành. 1, tr. 25-
27.
55. Lê Thiện Thái, Ngô Văn Toàn (2012), Đánh giá hiệu quả các
biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành chăm
sóc sơ sinh của các bà mẹ tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Thừa thiên-
Huế, Vĩnh Long giai đoạn 2008- 2011, Tạp chí Y học Thực
hành, 2012, tr 16-21.
56. Ngô Văn Toàn, Bùi Văn Nhơn, Lê Anh Tuấn, Khamphanh
Prabouasone (2012), Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và
thực hành về làm mẹ an toàn cho các bà mẹ 15-49 tuổi tỉnh Bo lị
khăm xay, Lào năm 2011, Tạp chí Y học Thực hành số năm
2012.
139
57. Lương Ngọc Trương (2007), Nghiên cứu tỷ lệ tử vong sơ sinh và
một số yếu tố liên quan tại Thanh Hoá, Tạp chí Y học Thực hành
số 8/2007, tr 28-31.
58. Lương Ngọc Trương (2008), Kiến thức, thực hành chăm sóc bà
mẹ và trẻ sơ sinh tại 2 huyện Ngọc Lặc, Như Thanh tỉnh Thanh
Hoá, Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình
Dương lần thứ VIII- Chuyên ngành sơ sinh-ngày 15-16 tháng 5
năm 2008.
59. Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa
học. Nhà Xuất bản Y học.
60. Ngô Văn Toàn (2001), Mẫu và chọn mẫu trong nghiên cứu y
học. Nhà xuất bản y học 2001.
61. Nguyễn Thị Như Tú (2009), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh
hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh
của các bà mẹ tại tỉnh Bình Định năm 2008-2009, Luận văn Thạc
sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
62. Lê Anh Tuấn, Ngô Văn Toàn và CS (2009), Mối liên quan giữa
một số yếu tố ảnh hưởng và thực hành khám lại sau sinh của bà
mẹ tại tỉnh Bình Định năm 2008, Tạp chí nghiên cứu y học, số
64 (5).
63. Đào Quang Vinh, Trần Thị Phương Mai, Vũ Diễn (2007), “Thực
trạng tai biến sản khoa tại cộng đồng ở một số xã của huyện Hoài
Đức,tỉnh Hà Tây”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Số 52, tr. 57-62.
64. UNFPA (2009), Sinh đẻ của người dân tộc thiểu số tại Bình
Định. Tr 6
65. UNFPA (2011), Sự thay đổi về chất lượng cung cấp và sử dụng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2006-2010 tại 7
140
tỉnh tham gia chương trình quốc gia 7.
66. UNFPA (2008), Sức khỏe sinh sản của đồng bào dân tộc Hmông
tỉnh Hà Giang, Hà Nội.
67. UNICEF (2008), “Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc
nhấn mạnh nguy cơ tử vong bà mẹ ở các nước đang phát triển,”
Dân số và phát triển, 11(92): tr. 25-26.
Tiếng Anh
68. Agarwal S., Srivastava K., Sethi V (2007). Maternal and
newborn care practices among the Urban poor in Indore, India:
Gaps, Reasons and Possible Program Options. Urban Health
Resource Center (New Delhi). pp: 42
69. Abhishek Singh et al (2012), “Socio-economic inequalities in the
use of postnatal care in India”, journal.pone.0037037. 7 (5), pp.
12-21.
70. Abbdullah H Baqui, et al (2009), Effect of timing of first
postnatal care home visit on neonatal mortality in Bangladesh: a
observational cohort study. British Medical Journal.
71. Amardeep Thind et al (2008), “Research artical where to
delivery? Analasis of choice of delivery location from a national
survey in India”, BMC Public Health. 8 (29), pp. 1741-2458.
72. Anwar I, S.M Akhtar N, Chowdhury ME et al (2008), “Inequity
in maternal health-care services: evidence from home-based
skilled-birth-attendant programmes in Bangladesh”, Bull World
Health Organ, 86(4)252-259.
73. Berer M. (2004), “National laws and unsafe abortion: the
parameters of change”, Reprod Health Matters, Vol 12 (suppl
24), pp. 1–8.
141
74. Boighi J, Sabina N, Ronsmans C et al (2010), Comparison of
cost of home and facility based basic obstetric care in rural
Bangladesh. Health Population Nutrition 2010 June 28 (3): 286-
293.
75. Christine Poulos, Jui-Chen Yang, Carol Levin, Hoang Van Minh,
Kim Bao Giang, Diep Nguyen (2015), Mothers’ preferences and
willingness to pay for HPV vaccines in Vinh Long Province,
Vietnam. Manuscript (2015).
76. Dana Dovey (2015), Maternal Mortality In 2015: We Succeeded
And Still Have Room For Improvement In Protecting Mothers’
Lives.
77. Dat V Duong et al (2004), “Utilization of delivery services at the
primary health care level in rural Vietnam”, Social Sciences &
Medicine. 59 (12), pp. 2585-2595.
78. David A Grimes, Janie Benson, Susheela Singh (2006), Sexual
and Reproductive Health Series, Unsafe abortion: the
preventablepandemic,
general/lancet_4.pdf), 2 – 3.
79. Dhaher E, Mikolajczyk RT, Maxwell AE et al (2007), “Factors
associated with lack of postnatal care among Palestinian women:
a cross-sectional study of three clinics in the West Bank”, BMC
Pregnancy Childbirth, 7(19)180.
80. Dhakal S et al (2007), “Utilisation of postnatal care among rural
women in Nepal”, BMC Pregnancy Childbirth. 7 (19), pp. 138.
142
81. Duong, D.V., Colin W. Binns, and Andy H. Lee (2004),
“Utilization of Delivery Services at the Primary Health Care
Level in Rural Vietnam,” Social Science and Medicine: p. 59.
82. Farhana Yousuf et al (2010), “Factors for inaccessibility of
antenatal care by women in Sindh”, J Ayub Med Coll
Abbottabad. 22(4), pp. 187-189.
83. Guttmacher Institute (2012). Facts on induced Abortion
Worldwide, guttmacher.org/pubs/fb_IAW.html
84. Hanoi School of Public Health (2004), Assessment of Service
Provision and Client’s Needs in 3 Provinces: HaTay, Quang Tri
and Kien Giang, in Safe motherhood. 2004, Hanoi School of
Public Health.
85. Hou Z, Jie Chang, Yue D (2014), Determinants of willingness to
pay for self-paid vaccines in China. Vaccine 31; 32 (35):4471-7.
86. Hoyo C et al (2011), “Folic acid supplementation before and
during pregnancy in the Newborn Epigenetics Study (NEST)”,
BMC Public Health. 11 (46), pp. 1471-2458.
87. Doan Thi Thu Huyen, Hoang Van Minh (2014), Willingness to
pay for health insurance among informal sector workers: A case
study from Hanoi capital Vietnam. Vietnam Journal of Public
Health. Vol. 2 Iss. 2.
88. John Zarcostas (2004), “Progess in antenatal care but more
services needed”, The Lancet 363 (9415), pp. 1123.
89. 1. Jun A Liu, Qi Wang và Zu X Lu (2010), “Job satisfaction and
its modeling among township health center employees: a
quantitative study in poor rural China”, BMC Health Services
Research
143
90. Ishtiaq Mannan et al (2008), Can early postpartum home visit by
trained community Health workers improve breastfeeding of
newborns? National Institute of Health. J Perinatol.
91. Kassebaum et al, (2014), Global, regional, and national levels
and causes of maternal mortality during 1990–2013, Global
Burden of Disease Study 2013. The Lancet.
92. Katarina Johansson, Clara AArts, Elizabeth Darj (2010), First-
time parrent’s experiences on home based postnatal care in
Sweden. Upsala Journal of Medical Sciences, No.115, pp.131-
137.
93. Kerber, K.J., et al.,( 2007), Continuum of care for maternal,
newborn, and child health: from slogan to service delivery.
Lancet, 2007. 370(9595): p. 1358-69.
94. Khan K.S., Wojdyla D., et al. (2006), “WHO analysis of causes
of maternal death: a systematic review”, Lancet, Vol 367, pp.
1066-1074.
95. Lawn, JE, et al. (2014), “Every Newborn: Progress, Priorities,
and Potential beyond Survival”, The Lancet, 384(9938), pp.189-
205.
96. Linda J Kvist and Eva K Persson (2009), Evaluation of changes
in postnatal care using the “Parents’’ postnatal sense of security
instrument and an assessment of the instrument’s reliability and
validity. BMC Pregnancy and Childbirth 2009. 9:35.
97. Luong L H (2006), “Situation of Home Delivery and Influenced
Factors in Yen Mo, Ninh Binh in 2006”, Hanoi School of Public
Health, pp. 56-59.
144
98. Mai T.T.P (2005), Maternal Mortality in Vietnam 2000 – 2001 –
An In Depth Analysis of Causes and Determinants. 2005,
Maternal and Child Health and Family Planning Department
(MCH/FP), Ministry of Health, Vietnam; World Health
Organization (WHO). p. 80.
99. Man N V et al (2005), “Accessibility, Utility and Quality of
Prenatal Care in Tay Nguyen Region in 2004”, Research On
Reproductive Health In Vietnam, pp. 11-14.
100. Marston C. (2003), “Relationships between contraception and
abortion: a review of the evidence”, Int Fam Plan Perspect, Vol
29, pp. 6-13.
101. Hoang Van Minh, Nguyen Thi Kim Phuong, Priyanka Saksena,
Chris D. James, Ke Xu (2012), Financial burden of household
out-of pocket health expenditure in Viet Nam: Findings from the
National Living Standard Survey 2002. Social Science &
Medicine.
102. Mrisho M, O.B. Armstrong – Schellenberg J, Haws RA et al
(2009), “The use of antenatal and postnatal care: perspectives
and experiences of women and health care providers in rural
southern Tanzania”, BMC Pregnancy Childbirth, 9(1)10.
103. Mugweni E et al (2008), “Factors contributing to low
institutional deliveries in the Marondera district of Zimbabwe”,
Curationis. 31(2), pp. 5-13.
104. Mullick S., et al. (2005), “Sexually transmitted infections in
pregnancy: prevalence, impact on pregnancy outcomes, and
approach to treatment in developing countries”, Sex Transm
Infect, Vol 81, pp. 294-302.
145
105. Bui Cam Nhung, Kim Bao Giang, Nguyen Hoang Thanh, Doan
Thu Huyen, Nguyen Hoang Long, Hoang Van Minh (2014),
Willingness to pay for a Quality Adjusted Life Year in Bavi
district, Vietnam Journal of Public Health. Vol. 2 Iss. 2.
106. Outavong Phathammavong et al (2010), “Antenatal care among
ethnic populations in Louang Namtha Province, Lao PDR., LAO
PDR”, Southeast Asian J Trop Med Public Health. 41 (3), pp.
705-10.
107. Papia Raj (2005), “Health-seeking Behavior among Pregnant
Women in Uttar Pradesh Indi”, Research and Practice in Social
Sciences. 1 (1), pp. 48-63.
108. Peter O Ouma et al (2010), “Antenatal and delivery care in rural
western Kenya: the effect of training health care workers to
provide “focused antenatal care” “, Reproductive Health 7 (1),
pp. 1742-4755.
109. Ross Steven M. and Morrison Gary R (2002), Experimental
research methods. Research Design and Statistical Analysis in
Christian Ministry.
110. Save the Children International (2013), MCH report in three
provinces in Vietnam. Hanoi, Vietnam.
111. Save the children (2008), Effects of Household to Hospital
Continuum care intervention in some Asian countries, project
report. Regional office. Bangkok, Thailand.
112. Sauvarin J (2006), “Maternal and Neonatal Health in East and
South-East Asia”, UNFPA Country Technical Services Team, pp.
1-21.
146
113. Simkhada B, Van Teijlingen ER, Porter M et al (2008), “Factors
affecting the utilization of antenatal care in developing countries:
Systematic review of the literature”, Journal of Advanced
Nursing, 61(3)244-260.
114. The Health System Assessement Approarch (2012), The Health
System Assessement Approarch: A How to Manual, truy cập
ngày 21-2-2014, tại trang web
115. The Lancet (June 2014), Midwifery An Executive Summary for
The Lancet’s Series, page 3.
116. Tambor M, Pavlova M, Rechel B et al (2014), Willingness to pay
for publicly financed health care services in Central and Eastern
Europe. Soc Sci Med;116:193-201.
117. Thuy TT (2006), Utilization of Antenatal, during Delivery and
Postnatal Care among Women in Chililab DSS: Situation and
Influenced Factors in public health, Thesis of master of public
health, Hanoi School of Public Health, Hanoi.
118. Thind A, Mohani A, Banerjee K et al (2008), “Where to
deliver? Analysis of choice of delivery location from a national
survey in India”, BMC Public Health, (8)29.
119. Ngo Van Toan (2001), Utilization of health services in transition
period, PhD thesis, Karolonska Institude, Stockholm, Sweden.
120. Toan, N.V. and A. Rosenbloom (2006), The Capacity and Use of
Maternal and Neonatal Health Services in Khanh Hoa, Vietnam:
Results of the Baseline Situational Assessment for the Household
to Hospital Continuum of Care Project. Save the Children. p. 84.
147
121. Toan K Tran et al (2011), “Urban-rural disparities in antenatal
care utilization: a study of two cohorts of pregnant women in
Vietnam”, BMC Health Services Research. 11 (120), pp. 2-7.
122. Trinh, L., M. Dibley, and J. Byles (2005), Factor Related to
Antenatal Care Utilization in Three Provinces of Vietnam: Long
An, Ben Tre and Quang Ngai. in 3rd Asia Pacific Conference on
Sexual and Reproductive Health. 2005. Kuala Lumpur,
Malaysia.
123. UNFPA (2010), Changes in quality of provision and utilization
of reproductive health care services in seven provinces. 2006-
2010 Project report, Hanoi, Vietnam.
124. UNFPA (2005), Programme Manager’s Planning Monitoring &
Evaluation Toolkit (Tool 6b). United Nation Population’s Fund.
New York.
125. UNICEF, WHO (2012), World Bank and United Nation. Levels
and trends in Child mortality. The Report 2012 – Estimates
developed by the UN inter-group for Child mortality Estimation.
126. UNICEF (2007), “Percentage of women aged 15-49 years
attended at least once during pregnancy by skilled health
personnel (doctor, nurse, midwife), 2000-2007. Project report.
127. UNITED NATIONS (2015), Report on MDG in 2015. The
Millennium Development Goals Report 2015
128. Uzma Syed et al (2006), Immediate and Early Postnatal Care for
Mothers and Newborns in Rural Bangladesh. J Health
Population Nutrition 2006; 24 (4): 508-518
148
129. Wali Mohammad Wyar (2009), “Factors Afecting ANC
Utilization in Afghanistan”, 3rd International Conference on
Reproductive Health and Social Sciences Research, pp. 249-257.
130. WHO (2010), Ten Facts on Maternal Health, Fact File, Wold
Health Organization. Geneva.
131. WHO and Save the Children (2013), Surviving the First Day:
State of the World’s Mother 2013.
132. World Health Organization (2011). Unsafe abortion: Global and
regional estimates of the incidence of unsafe abortion and
associated mortality in 2008.
publications/unsafe_abortion /9789241501118/en/ index.html
133. World Health Organization. The work of WHO in the Western
Pacific region 1 July 2000 -30 June 2001 Fifty-second Regional
Office for the Western Pacific, Manila, Philippines, 2001.
134. Widström E, Seppälä T, Willingness and ability to pay for
unexpected dental expenses by Finnish adults. BMC Oral Health
(2012). 30;12;35.
135. Wu Z, Viisainen K, Li X et al (2008), “Maternal care in rural
China: a case study from Anhui province.” BMC Health Serv
Res, (8) 55.
136. Ye Y và Yoshida et al (2010), “Factors affecting the utilization
of antenatal care services among women in Kham District,
Xiengkhouang province, Lao PDR”, Nagoya J. Med. Sci. 72 (1-
2), pp. 23-33.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffdd8ce13_6798_4de7_8d3e_e3db548b30ff_7322_2112363.pdf