Luận án Lịch sử tiếp nhận truyện Kiều – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Có một điểm nhìn lưu động xuyên suốt làm nền tảng cho quá trình biến đổi ấy. Đó
là ý thức của văn hóa Việt Nam trước những đổi thay của lịch sử. Nhưng dường như chỉ khi
nào ý thức ấy bùng nổ một cách mạnh mẽ nhất, vẻ đầy đặn của những kiệt tác giàu tính nhân
dân, tính dân tộc như Truyện Kiều mới có thể được khám phá như một chỉnh thể. Xa lạ với
bản sắc dân tộc, tách rời Truyện Kiều với chiếc nôi nhân dân, với đời sống, nhiều phương
pháp tiếp cận tác phẩm đã tự biến mình thành những mụ dì ghẻ độc ác đối với nàng Kiều.
Trải bao thăng trầm, nàng Kiều vẫn nguyên vẹn thời xuân sắc. Lịch sử tiếp nhận tác phẩm
vẫn là một vấn đề “mở”. Trong lòng người đọc, “Truyện Kiều là một sự không cùng” [Lưu
Trọng Lư – 105, 13]. Tiếp nhận Truyện Kiều là quá trình tìm về, quá trình tự nhận thức, tự
khám phá, tự tái tạo vẻ đẹp và sức sống của dân tộc. Những giá trị của tác phẩm luôn tái sinh
mạnh mẽ trong đời sống. Đưa tiếng Việt lên một tầm cao mới, Nguyễn Du đã góp phần gắn
kết cộng đồng dân tộc. Người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu, vẫn chung nhau hồn Việt, tiếng
Việt, những giá trị từng được biểu hiện một cách tinh tế, ngọt ngào, trong sáng trong lục bát
Kiều. Nói như Mai Quốc Liên, “Nguyễn Du là mái ấm của ngôi nhà tổ phủ, là nơi những đứa
con khắp bốn phương trời trở về sau những chặng đường lữ thứ” [103, 210]. Ngày nay, khi
văn hóa dân tộc đang bị o ép, phai nhạt, khi vấn đề bản sắc dân tộc đang được đề cao trong
tiến trình giao lưu và hội nhập, Nguyễn Du là niềm tự hào, là lời kêu gọi chúng ta trở về
truyền thống, làm sống lại những giá trị của ngàn xưa để gìn giữ và xây dựng đất nước.

pdf

224 trang

|

Chia sẻ: builinh123

| Lượt xem: 2301

| Lượt tải: 9

download

Bạn đang xem trước

20 trang

tài liệu Luận án Lịch sử tiếp nhận truyện Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

c. Nhà thơ cùng với nhân dân của mình đã gắn kết nhau trong một quan hệ
bền chặt, thủy chung để cùng nuôi dƣỡng, cƣu mang nàng Kiều.
3. Lý thuyết tiếp nhận không vì đề cao ngƣời đọc mà xem nhẹ vai trò của tác phẩm.
Chân lý và giá trị tác phẩm phải là kết quả của sự trùng hợp giữa kinh nghiệm sáng tác và
kinh nghiệm cảm thụ. Truyện Kiều vĩ đại trƣớc hết là do tấm lòng nhân ái vĩ đại và thiên tài
nghệ thuật vô song của Nguyễn Du. Tổng kết, cảm xúc nỗi đau của hàng vạn con ngƣời từ
Việt Nam đến tận Trung Hoa, từ ngƣời gảy đàn ở thành Thăng Long ngƣợc về tận Khuất
Nguyên, Nguyễn Du cô đơn khắc khoải trên những dòng lục bát. Trong số kiếp của Kiều là
số kiếp của nhân loại thống khổ bị vùi dập, bị làm nhục, bị bắt từ bỏ hạnh phúc làm ngƣời, bị
oan khốc, bị lừa đảo… Tiếp thu và cải biến ngôn ngữ dân gian Việt Nam, nhà thơ đã đƣa
tiếng Việt lên mức giàu có, diễm lệ. Trong sâu thẳm nỗi đau khổ của đời mình, Nguyễn Du
luôn hƣớng đến con ngƣời. Trong sáng tác, nhà thơ cũng đã dự liệu về ngƣời đọc của mình
đến tận ba trăm năm sau. Tất cả đã giúp Nguyễn Du trở thành bậc tri âm của nhiều mảnh đời,
nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ, nhiều thời đại và nhiều không gian văn hóa. Nhờ đó, qua mỗi
thăng trầm của lịch sử, ngƣời đọc luôn có thể tìm về với Truyện Kiều để nhận thức thời đại
của mình, nhận thức chính bản thân trên cơ sở sự thống nhất giữa cấu trúc tái hiện nghệ thuật
và cấu trúc cảm thụ đời sống, những tƣơng quan giữa các khái quát nghệ thuật của tác phẩm
với sự vận động của đời sống. Trên cơ sở này, Truyện Kiều có những tác động tích cực đối
với đời sống. Tiếp nhận và tác động là hai quá trình song hành. Thông qua sự tiếp nhận của
ngƣời đọc, một không gian Kiều sinh động đƣợc hình
186
thành, góp phần làm phong phú văn hóa của những thời đại về sau. “Nguyễn Du viết Kiều đất
nước hóa thành văn” (Chế Lan Viên). Nguyễn Du đã làm giàu có thêm đời sống văn hóa của
dân gian, đã thúc đẩy sự phát triển của nền văn học thành văn, thức đẩy sự tiếp xúc văn hóa
giữa Đông và Tây, đã mở rộng không gian sinh tồn của nền văn hóa Trung Hoa cổ, đã giúp
cho một tác phẩm không mấy nổi tiếng của Thanh Tâm Tài Nhân đƣợc quan tâm, đã gợi lên
mối liên hệ giữa nền văn học Việt Nam và Triều Tiên… Nguyễn Du là chiếc cầu nối giữa
nhiều thế hệ của dân tộc, nhiều không gian của tổ quốc, nhiều nền văn hóa của nhân loại…
Tác phẩm của ông nhƣ thứ “kháng thể” văn hóa: nó loại trừ những triết thuyết không phù hợp
với văn hóa dân tộc.
Vì vậy, tiếp nhận Truyện Kiều là sự mở rộng vô hạn kinh nghiệm của chủ thể tiếp
nhận, bộc lộ sự đa dạng của văn hóa dân tộc. Sự vận động của đời sống tác phẩm thƣờng
xuyên diễn ra trong một quá trình kép: ngƣời đọc biến đổi đồng thời tác phẩm cũng biến đổi,
ngƣời đọc tác động đến số phận của tác phẩm đồng thời tác phẩm cũng tác động đến nhận
thức và tình cảm của ngƣời đọc.
4. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Du tạo nên nhiều “mô hình” cho sự cảm thụ.
Nhiều tâm trạng có thể đến soi vào tác phẩm, nhiều tình cảm có thể vay mƣợn ngôn ngữ diễn
đạt của tác phẩm, nhiều lý thuyết văn học có thể vận dụng vào tác phẩm… Trong cách nhìn
của lịch sử tiếp nhận, tác phẩm không chỉ mang ý nghĩa khách quan của thời gian và không
gian có giới hạn của quá khứ nhất định mà còn tiếp thu đƣợc thêm ý nghĩa lũy tiến linh động
trong diễn trình của dòng lịch sử kết tục. Vì vậy mà lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều là quá trình
các khái quát nghệ thuật của tác phẩm mở rộng từ thân phận của nàng Kiều đến nỗi đau của
con ngƣời, của cả dân tộc, của nhân loại; từ tâm sự cá nhân Nguyễn Du đến cảm quan của
quần chúng nhân dân và của thời đại; từ sáng tạo của cá nhân đến thành tựu của cả thời đại
văn học; từ cái đơn lẻ đến cái chung nhất. Sự mở rộng ấy có đƣợc là do, dƣới tính tích cực
sáng tạo của ngƣời đọc, các khái quát ấy tìm đƣợc mối liên hệ với những hiện tƣợng mới của
thực tại, dƣờng nhƣ hấp thu các hiện tƣợng ấy
187
vào mình và mở rộng phạm vi tác động của chúng. Trong khi vẫn duy trì đƣợc ruột số thuộc
tính cơ bản, các khái quát đó lại tìm đƣợc một gƣơng mặt khác hẳn nội dung của chúng bị
biến đổi ở một mức độ nhất định. Nhƣng quá trình biến đổi đó luôn tuân theo một qui luật:
“cái cục bộ, cá biệt lu mờ dần đi, nhƣờng chỗ cho các thuộc tính chung của tâm lý con ngƣời,
là những cái sống một thời gian dài, và cho các yếu tố toàn nhân loại” [Khrapchenkô –
143,132].
5. Có một điểm nhìn lƣu động xuyên suốt làm nền tảng cho quá trình biến đổi ấy. Đó
là ý thức của văn hóa Việt Nam trƣớc những đổi thay của lịch sử. Nhƣng dƣờng nhƣ chỉ khi
nào ý thức ấy bùng nổ một cách mạnh mẽ nhất, vẻ đầy đặn của những kiệt tác giàu tính nhân
dân, tính dân tộc nhƣ Truyện Kiều mới có thể đƣợc khám phá nhƣ một chỉnh thể. Xa lạ với
bản sắc dân tộc, tách rời Truyện Kiều với chiếc nôi nhân dân, với đời sống, nhiều phƣơng
pháp tiếp cận tác phẩm đã tự biến mình thành những mụ dì ghẻ độc ác đối với nàng Kiều.
Trải bao thăng trầm, nàng Kiều vẫn nguyên vẹn thời xuân sắc. Lịch sử tiếp nhận tác phẩm
vẫn là một vấn đề “mở”. Trong lòng ngƣời đọc, “Truyện Kiều là một sự không cùng” [Lƣu
Trọng Lƣ – 105, 13]. Tiếp nhận Truyện Kiều là quá trình tìm về, quá trình tự nhận thức, tự
khám phá, tự tái tạo vẻ đẹp và sức sống của dân tộc. Những giá trị của tác phẩm luôn tái sinh
mạnh mẽ trong đời sống. Đƣa tiếng Việt lên một tầm cao mới, Nguyễn Du đã góp phần gắn
kết cộng đồng dân tộc. Ngƣời Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu, vẫn chung nhau hồn Việt, tiếng
Việt, những giá trị từng đƣợc biểu hiện một cách tinh tế, ngọt ngào, trong sáng trong lục bát
Kiều. Nói nhƣ Mai Quốc Liên, “Nguyễn Du là mái ấm của ngôi nhà tổ phủ, là nơi những đứa
con khắp bốn phƣơng trời trở về sau những chặng đƣờng lữ thứ” [103, 210]. Ngày nay, khi
văn hóa dân tộc đang bị o ép, phai nhạt, khi vấn đề bản sắc dân tộc đang đƣợc đề cao trong
tiến trình giao lƣu và hội nhập, Nguyễn Du là niềm tự hào, là lời kêu gọi chúng ta trở về
truyền thống, làm sống lại những giá trị của ngàn xƣa để gìn giữ và xây dựng đất nƣớc. Dù
những giá trị cơ bản của tác phẩm đã đƣợc khám phá nhƣng lịch sử tiếp nhận tác phẩm vẫn sẽ
tiếp tục vận động theo hƣớng
188
khẳng định, tác phẩm sẽ tiếp tục tái sinh trong lòng ngƣời đọc. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu
Truyện Kiều vẫn còn một số vấn đề từng gây tranh luận nhƣng chƣa ngã ngũ; ví dụ nhƣ một
số điểm về văn bản, thời điểm ra đời, phƣơng pháp sáng tác… của tác phẩm. Chúng sẽ còn
thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Kiều vẫn sẽ là cõi “trăm năm” để thơ ca trao gởi,
đối chiếu cảm xúc về đời. Nền văn hóa số hóa của tƣơng lai chắc chắn sẽ đem đến cho
Truyện Kiều cùng lúc nhiều hình thức biểu hiện, nhiều không gian tiếp xúc. Có thể mƣợn
nhận xét của Bêlinxki về Puskin để nói về Nguyễn Du: Nguyễn Du thuộc về những hiện
tƣợng mãi mãi tồn tại và vận động không dừng lại ở điểm bắt gặp cái chết mà tiếp tục đƣợc
phát triển trong ý thức của xã hội. “Mỗi thời đại sẽ nói lên sự phán xét của mình về những
hiện tƣợng ấy, và cho dù nó có hiểu đúng đến đâu chăng nữa thì bao giờ nó vẫn để dành lại
cho thời đại tiếp sau nó nói lên một điều gì đó mới mẽ và đúng đắn hơn, và chẳng bao giờ
một thời đại nào lại có thể nói hết tất cả” [85, 294]. Mỗi khi tầm đón nhận của công chúng có
sự thay đổi, tác phẩm lại là dòng sông Hê-ra-cơ-lít bồi đắp cho nhận thức không ngừng đổi
mới của ngƣời đọc, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của cộng đồng.
189
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn An (1999), Trên đỉnh Trường Sơn kể Truyện Kiều, Nxb Thanh niên.
2. Đào Duy Anh (1999), Hồi ký Đào Duy Anh (Nhớ nghĩ chiều hôm), Nxb Trẻ tái bản.
3. Đào Duy Anh (1958), Khảo luận về Truyện Thúy Kiều, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
4. Đào Duy Anh (1993), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội tái bản, Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (1999), “Đào hoa mộng ký trong quan hệ với Truyện Kiều”, Tạp chí
Văn học, (8), tr. 30-38.
6. Thích Thiên Ân (1966), Ý nghĩa triết học và tôn giáo của Truyện Kiều, Đông phƣơng,
Sài Gòn.
7. Bakhtin, Mikhailovits (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cƣ tuyển
chọn dịch và giới thiệu), Trƣờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
8. Bakhtin, Mikhailovits (1980), “Một số khía cạnh phƣơng pháp luận cần chú ý khi
nghiên cứu văn học quá khứ “, Tạp chí Văn học, (4), tr. 139-144.
9. Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo, Mặc Lâm xuất bản, in lần II (không đề năm).
10. Huy Cận (1996), “Sự phát triển của văn học mới Việt Nam nửa thế kỷ qua”, Tạp chí
Văn học, (7), tr. 3-5.
11. Huy Cận, Hà Minh Đức chủ biên (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca,
Nxb Giáo dục.
12. Trần Cửu Chấn (1965), “Phê bình sơ lƣợc truyện Đoạn trƣờng tân thanh”, Văn hóa
nguyệt san, (10 & 11), tr. 1574-1581.
13. Thái Doãn Chất (1986), “Hát đố Kiều”, Văn hóa dân gian (3), tr. 31-36.
14. Hà Nhƣ Chi, Việt Nam thi văn giảng luận, Tập II, in lần II, Nxb Tân Việt.
15. Trƣơng Chính (1961), “Bàn thêm về cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều
khoảng năm 1924”, Nghiên cứu Văn học, (6), tr. 68-79.
16. Trƣơng Chính (1966), “Góp ý cho bản Truyện Kiều mới”. Tạp chí Văn học, (6).
190
17. Trƣơng Chính (1963), “Nguyễn Du viết Kiều vào lúc nào”, Nghiên cứu Văn học (6).
18. Nguyễn Đình Chú (1998), “Nguyễn Du trong thời đại Hồ Chí Minh-“, Tạp chí Văn
học, (6), tr. 31-41.
19. Nguyễn Đình Chú (1960), – “Thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô Đức Kế và Phạm
Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều”, Nghiên cứu Văn học, (12), tr. 28-44.
20. Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyên An (1990), Tác giả văn học Việt
Nam, tập 1, Nxb Giáo dục,
21. Phan Trần Chúc, Văn chương quốc âm về thế kỷ XIX, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. Xb
22. Vũ Hoàng Chƣơng, Nguyên Sa… (1960), Chân dung Nguyễn Du, Nxb Nam Sơn, Sài
Gòn.
23. Nguyễn Đăng Cƣ (1932), Kiều vận tập thành, Trung Hƣng thƣ quán, Huế.
24. Nguyễn Văn Dân (1985), ‘Tiếp nhận mỹ học tiếp nhận nhƣ thế nào?” (Tổng thuật),
Thông tin KHXH, (tháng 11 – 1985), tr. 49-54.
25. Nguyễn Văn Dân, Trần Đình Sử… (1991), Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Viện
Thông tin KHXH, Hà Nội.
26. Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam, Nxb
KHXH, Hà Nội.
27. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
28. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà
Nội.
29. Triều Dƣơng (1982), Tìm hiểu và suy nghĩ, Nxb Tác phẩm mới.
30. Tản Đà (1986), Tuyển Tập Tản Đà, Nxb Văn học, Hà Nội.
31. Tản Đà (1952), Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện, Nxb Hƣơng Sơn tái bản, Hà
Nội.
191
32. Trần Thanh Đạm (2000), “Suy nghĩ về ‘Trên đỉnh Trƣờng Sơn kể Truyện Kiều” Trên
đỉnh Trường Sơn kể Truyện Kiều, Nxb Thanh niên tái bản, tr. 172-177.
33. Trần Thanh Đạm (1995), Sự chuyển nếp của văn chương Việt Nam sang thời kỳ hiện
đại, Chƣơng tình bổ túc kiến thức cho nghiên cứu sinh, Trƣờng ĐH SP Tp HCM.
34. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
35. Thạch Trong Giả (1973), Văn học phân tích toàn thư, Lá Bối, Sài Gòn.
36. Nguyễn Đình Giang (1959), “Thử tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều theo phƣơng
pháp mới”, Đại học, (8), tr 87-129.
37. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, (1984), Ca dao
dân ca Nam bộ, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
38. Trần Văn Giàu (1962), “Thảo luận với ông Nguyễn Văn Trung về vấn đề Truyện Kiều
hay là phê bình bài “Phê bình phê bình văn học”, Nghiên cứu Văn học,(1),tr . 35-59.
39. A.Ja Gurevich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ (Hoàng Ngọc Hiến dịch), Nxb
Giáo dục.
40. Nguyễn Thạch Giang, Trƣơng Chính (1999), Nguyễn Du – Tác phẩm và lịch sử văn
bản, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
41. Dƣơng Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục, Sài
Gòn.
42. Hoàng Văn Hành (1991), ‘Từ nhiều nghĩa trong Truyện Kiều, một biểu hiện phong
phú về vốn từ vựng của Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 77-83.
43. Chơn Hạnh (1970), “Nguyễn Du trên con đƣờng trở về của Phật giáo”, Tƣ Tƣởng,
(8,1-12), tr. 75-91.
44. Vũ Hạnh (1993), Đọc lại Truyện Kiều, Nxb Văn nghệ Tp HCM.
45. Nguyễn Văn Hạnh(1972), “Một số điểm cần nói rõ thêm về mối quan hệ giữa văn học
và đời sống”, Tạp chí Vãn học, (6), tr.
192
46. Nguyễn Văn Hạnh (1971), “Ý kiến của Lê-nin về mối quan hệ giữa văn học và đời
sống”, Tạp chí Văn học, (4), tr. 91-99.
47. Nguyễn Văn Hạnh (1998), “Ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn chƣơng”, Báo Văn
nghệ (37), tr. 13.
48. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1995), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ,
Nxb Giáo dục.
49. Lê Văn Hảo (1965), “Ảnh hƣởng qua lại giữa Truyện Kiều và dân ca”, Bách khoa,
(211), tr. 13-24.
50. Lê Văn Hảo (1965), “Nguyễn Du và Truyện Kiều trong truyền thống dân gian”, Bách
khoa, (209), tr. 5-25.
51. Đàm Quang Hậu (1963), “Phẩm chất hí kịch của Đoạn Trƣờng Tân Thanh”, Văn hóa
nguyệt san, (84, 85, 86, 87)
52. Hoàng Ngọc Hiến (1966), ‘Triết lý Truyện Kiều”, Tạp chí Văn học, (2)
53. Lƣu Hiệp – Văn tâm điêu long (Phan Ngọc dịch) – Tạp chí Văn học nước ngoài, tr.
143-209.
54. Nguyễn Trung Hiếu (1986) ‘Truyện Kiều trong yêu cầu đổi mới của khoa Nghiên cứu
Văn học hiện nay”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 128-134.
55. Nguyễn Duy Hinh (1995), Chu dịch phổ thông, Nxb Mũi Cà Mau.
56. Nguyễn Kim Hoa (1994), “Thƣởng thức – Tiếp nhận văn học”, Tạp chí Khoa học xã
hội, (số 21/III), tr. 89-93.
57. Nguyễn Văn Hoàn (1962), “Bàn thêm về việc hiệu đính Truyện Kiều” – Nghiên cứu
Văn học, (1), tr. 44-56.
58. Nguyễn Văn Hoàn (1960), “Bƣớc đầu kiểm điểm kết quả về thảo luận Truyện Kiều” –
Tạp chí Văn học (11), tr. 34-54.
59. Nguyễn Văn Hoàn (1960), “Cần có một bản Kiều quốc ngữ tƣơng đối đúng với
nguyên tác”, Nghiên cứu Văn học, (6), tr. 42-52.
60. Nguyễn Văn Hoàn (1964), “Chung quanh cuộc tranh luận về Phạm Quỳnh –
Ngô Đức Kế và Truyện Kiều ở miền Nam”, Tạp chí Văn học, (7), tr. 54-64.
193
61. Nguyễn Văn Hoàn (1970), “Chủ nghĩa Lê-nin và việc kế thừa di sản văn học ở nƣớc
ta”, Tạp chí Văn học, (2)
62. Nguyễn Văn Hoàn (1964), “Giới thiệu một số tƣ liệu về Nguyễn Du mới tìm đƣợc ở
Trung Quốc”, Nghiên cứu Văn học, (4), tr. 44-57.
63. Nguyễn Văn Hoàn (1964), “Mƣời năm sƣu tầm và nghiên cứu văn học cổ cận đại Việt
Nam” Nghiên cứu Văn học, (11)
64. Nguyễn Văn Hoàn (1992), “Đồng chí Trƣờng Chinh với Truyện Kiều”, Tạp chí Văn
học, (3), tr. 14-19.
65. Nguyễn Văn Hoàn (1999), “Hoài Thanh với việc nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện
Kiều”, Tạp chí Văn học, (7), tr. 33-38.
66. Nguyễn Văn Hoàn (1962), “Sơ kết cuộc trao đổi ý kiến về vấn đề tranh luận Truyện
Kiều năm 1924” Nghiên cứu Văn học, (6), tr. 49-60.
67. Nguyễn Văn Hoàn (1974), “Thể lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều” – Tạp chí Văn
học, (1), tr. 43-57.
68. Nguyễn Văn Hoàn (1996), “Truyện Kiều ở Nhật Bản”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 54-56.
69. Nguyễn Văn Hoàn (1982), “Vấn đề Truyện Kiều trên sách báo miền Nam hiện nay”,
Nghiên cứu Văn học, (8), tr. 37-75.
70. Trần Phƣơng Hồ (1997), Từ mộ Đạm Tiên đến sông Tiền Đường, Nxb Văn hóa dân
tộc.
71. Nguyễn Thúy Hồng (1995), ‘Tìm hiểu sự gặp gỡ về nghệ thuật sử dụng ngôn từ giữa
ca dao và Truyện Kiều”, Văn hóa dân gian, (2), tr. 76-78.
72. Nguyễn Công Huân (1964), “Cây cỏ trong Truyện Kiều”, Văn hóa nguyệt san, (10),
tr. 1309-1327.
73. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1995), “Vai trò của kinh nghiệm thẩm mỹ trong việc tiếp
nhận tác phẩm văn chƣơng”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 4-6.
74. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1992), “Về cách tiếp nhận văn chƣơng trên phƣơng diện
các phạm trù ý”, Tạp chí Văn học, (1), tr. 75-82.
194
75. Trần Đình Hƣợu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa
thông tin.
76. Tố Hữu (1974), Thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục giải phóng.
77. Đinh Gia Khánh chủ biên (1983), Ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
78. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1972), Văn học dân gian, tập 2, Nxb Đại học và
trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
79. Vũ Ngọc Khánh (1961), “Câu chuyện đấu tranh chống Phạm Quỳnh xung quanh vấn
đề Truyện Kiều”, Nghiên cứu Văn học (8), tr. 24-48.
80. Trần Văn Khê (1965), “Kiều đánh cây đàn gì?”, Bách khoa, (209), tr. 95-101.
81. Lê Kinh Khiên (1980), “Một vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian
– văn học viết”, Tạp chí Văn học, (1), tr. 69-81.
82. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
83. Nguyễn Bách Khoa (1951), Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nxb Thế giới in lần II, Hà
Nội.
84. Nguyễn Bách Khoa (1953), Văn chương Truyện Kiều, Nxb Thế giới tái bản.
85. Khrapchenkô, M. B. (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học,
Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
86. Khrapchenkô, M. B. (1984), Sáng tạo nghệ thuật hiện thực con người, tập II,
Nxb KHXH, Hà Nội.
87. Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu khảo,Truyện Thúy Kiều,Tân Việt xb, lần 8.
88. Lê Đình Kỵ (1986), Hiểu đúng đắn Truyện Kiều, Ban vận động thành lập Hội văn
nghệ Đồng Tháp xb.
89. Lê Đình Kỵ, “Quan niệm về con ngƣời và nghệ thuật của Nguyễn Du”, Kiến thức
ngày nay (153), tr. 33-34.
90. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu (chuyên luận), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
91. Lê Đình Kỵ (1970), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa
học xã hội Hà Nội.
195
92. Lê Đình Kỵ (1992), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực, Hội Nhà văn Tp Hồ Chí
Minh xuất bản.
93. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục.
94. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Trình bày.
95. Phạm Minh Lăng (1984), Mấy trào lưu triết học phương Tây, Nxb Đại học và trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
96. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.
97. Đặng Thanh Lê (1995), ‘Truyện Kiều và Truyện Xuân Hƣơng từ kiệt tác văn học đến
sự kiện văn hoá trong đời sống hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc”, Tạp chí Văn học,
(10), tr.52-54.
98. Mai Quốc Liên (1966), “Dòng bác học và dòng bình dân trong ngôn ngữ Truyện
Kiều”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 50-57.
99. Mai Quốc Liên (1998), “Đôi lời thƣa lại Đào Quân”, Tạp chí Văn học; (6), tr. 57-62.
100. Mai Quốc Liên (1967), “Nhân đọc “Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du” nhìn qua
vấn đề Truyện Kiều và Nguyễn Du trong dịp kỷ niệm”, Tạp chí Văn học, (8), tr. 77-
89.
101. Mai Quốc Liên (1998), “Ngƣời đọc”, Văn nghệ (17), tr. 21.
102. Mai Quốc Liên (1998), Phê bình và tranh luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
103. Mai Quốc Liên (1999), Tạp luận, Nxb Hội Nhà văn và Trung tâm nghiên cứu Quốc
học in lần thứ II.
104. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thể kỳ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, tập
1, 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
105. Lƣu Trọng Lƣ (1995), Nhật ký đọc Kiều, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
106. Nguyễn Lực, Lƣơng Văn Đang (1978),Thành ngữ Tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
196
107. Phƣơng Lựu, Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại, Nxb
Giáo dục (không đề năm).
108. Phƣơng Lựu, Tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục (không đề năm).
109. Phƣơng Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây, Nxb Văn học, Hà Nội.
110. Phƣơng Lựu (1995), Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
111. Phạm Mai (1958), “Trƣơng Tửu đầu cơ văn học khi phê phán Truyện Kiều”, Văn Sử
Địa, (45), tr. 76-88.
112. Đặng Thai Mai (1987), Đặng Thai Mai tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
113. Đặng Thai Mai (1969), Trên đường học tập và nghiên cứu, tập 1, Nxb Văn học, Hà
Nội.
114. Trần Nghĩa chủ biên (1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 4. Nxb Thế
giới, Hà Nội.
115. Trần Nghĩa (1966), “Từ Từ Hải trong lịch sử đến Từ Hải trong tiểu thuyết'”, Tạp chí
Văn học, (9)
116. Phạm Nhƣ Nghĩa (1965), “Nghệ thuật sƣu tầm bƣu hoa và truyện thơ Kim Vân Kiều”,
Văn hóa nguyệt san, (10 & 11), tr. 1637-1655.
117. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb KHXH,
Hà Nội.
118. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giảng ước tân biên, Quốc văn tùng thƣ, tập II.
119. Bùi Văn Nguyên (1992), Nguyễn Du, tình người và Nguyễn Du, người tình, Nxb
KHXH, Nxb Mũi Cà Mau.
120. Lãng Nhân (1970), Chơi chữ, Nam Chi tùng thƣ, Sài Gòn.
121. Bùi Mạnh Nhị chủ biên (1999), Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, Nxb
Giáo dục.
197
122. Nao-man, Man-fơ-rét (1978), “Song đề của mỹ học tiếp nhận” (Huỳnh Vân
dịch), Tạp chí Văn học, (4), tr. 120-135.
123. Niculin, KI. (1997), “Biến thể truyền miệng của Truyện Xuân Hƣơng ở Việt Nam”,
Tạp chí Vãn học, (5), tr. 10-15.
124. Niculin, N.I. (1960), “Nguyễn Du, nhà thơ nhân đạo lỗi lạc”, Nghiên cứu Văn học,
(10), tr. 67-75.
125. Trần Ngọc Ninh (1972), “Ý nghĩa Truyện Kiều trong dân gian”, Bách khoa, (381), tr.
13-22.
126. Vũ Ngọc Phan (1971), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
127. Thuần Phong Ngô Văn Phát (1965), “Tuồng hát bội Kim Vân Kiều, Túy Kiều với
kịch trƣờng”, Bách khoa, (212), tr. 55-64.
128. Thuần Phong Ngô Văn phát (1965), ‘Túy Kiều ở Đồng Nai”, Bách khoa, (209), tr. 33-
40
129. Thuần Phong Ngô Văn Phát (1965), ‘Túy Kiều với đại chúng”, Bách khoa,
(211), tr. 59-66.
130. Thuần Phong Ngô Văn Phát (1965), “Túy Kiều với trí thức”, Bách khoa, (210), tr. 40-
46
131. Hoàng Tuấn Phổ (1960), “Khảo luận Truyện Kiều” của Đào Duy Anh”, Nghiên cứu
Văn học, (2), tr. 80-86.
132. Vũ Đức Phúc(1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học
Việt Nam hiện đại 1930-1945, Nxb KHXH, Hà Nội.
133. Hằng Phƣơng (1955), “Ảnh hƣởng về ngữ ngôn của ca dao đến Truyện Kiều”, Văn Sử
Địa (8), tr. 47-56.
134. Phạm Đan Quế (1991), Bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, Nxb Hà Nội.
135. Phạm Đan Quế (1994), Nguyễn Du, Truyện Kiều và các nhà nho thế kỷ X I X , Nxb
Văn nghệ Tp HCM.
136. Phạm Đan Quế (1994), Tập Kiều một thú chơi tao nhã, Nxb Văn hóa,
137. Phạm Đan Quế (1991), Truyện Kiều đối chiếu, Nxb Hà Nội.
198
138. Kiều Thanh Quế(1942), Phê bình văn học, Tân Việt, Sài Gòn.
139. Vƣơng Hồng Sển, (1965), “Nguyễn Du và bộ chén trà mai hạc”, Bách khoa, (209), tr.
63-71.
140. Doãn Quốc Sĩ, Việt Tử, Khảo luận về Đoạn Trường Tân Thanh, Nam sơn xb.
141. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
142. Bùi Hữu Sủng (1972), “Nghệ thuật vang và bóng trong Truyện Kiều”, Bách khoa,
(381), tr. 23-35.
143. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn.
144. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
145. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
146. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà Văn VN.
147. Trần Đình Sử (1991), “Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều và cảm quan hiện
thực của Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học, (5)
148. Trần Đình Sử (1992), ‘Truyện Kiều từ sự thật lịch sử đến sự thật nghệ thuật”, Tạp chí
Văn học, (2), tr. 2-8.
149. Văn Tân (1956), “Một vài nhận xét chính về quyển Truyện Kiều và thời đại Nguyễn
Du của ông Trƣơng Tửu”, Văn Sử Địa, (21), tr. 22-33.
150. Thánh Thán (1992), “Lời tựa Mái Tây”, Mái Tây, Nxb Văn học, tr. 27-37.
151. Đào Thản (1966), “Đi tìm một vài đặc điểm ngôn ngữ Truyện Kiều”, Tạp chí Văn
học, (1)
152. Hoài Thanh ((1960)), Phê bình và tiểu luận, Nxb Văn học, Hà Nội.
153. Hoài Thanh (1999), “Quyền sống của con ngƣời trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”,
Hoài Thanh toàn tập, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 61-73.
154. Hoài Thanh, Hoài Chân (1992), Thi nhân Việí Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
155. Trần Đức Thảo (1956), “Nội dung xã hội Truyện Kiều”, Đại học Sư phạm (5).
199
156. Trần Đức Thảo (1954), ‘Tìm hiểu giá trị văn chƣơng cũ”, Văn Sử Địa (3), tr. 27-39.
157. Phạm Công Thiện (1996), Nguyền Du đại thi hào dân tộc, Viện Triết lý Việt Nam và
triết học thế giới, California, U.S.A.
158. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (1996), Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 –
1939, Nxb KHXH, Hà Nội.
159. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (1997), Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam 1900-
1945, tập III, Nxb Văn học, Hà Nội.
l60. Đàm Quang Thiện (1965), Ý niệm bạc mệnh trong đời Thúy Kiều, Nam chi tùng thƣ,
Sài Gòn.
161. Lã Nhâm Thìn (1991), “Tính lập lại trong văn học dân gian và vấn đề tập cổ trong văn
học cổ”, Tạp chí Văn học, (6), tr.38-43.
162. Trần Nho Thìn (1983), “Tìm hiểu tính luận đề trong Truyện Kiều để xem xét vấn đề
có hay không chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm này”, Tạp chí Văn học (6), tr. 21-
36.
163. Hoàng Trung Thông (1994), Tuyển tập Hoàng Trung Thông, Nxb Vãn học, Hà Nội.
164. Nguyễn Đăng Thục (1971), Thế giới thi ca Nguyễn Du, Kinh thi, Sài Gòn xb.
165. Đặng Tiến (1972), Vũ trụ thơ, Giao Linh xb, Sài Gòn.
166. Trịnh Huy Tiến (1965), “Yếu tính của Đoạn trƣờng tân thanh – Thử đặt đúng chỗ giai
phẩm Nguyễn Du (1765-1820)”, Văn hóa nguyệt san, (10 & 11) , tr. 1545-1573.
167. Nguyễn Khánh Toàn (1972), Xung quanh một số (vấn đề về văn học và giáo dục, Nxb
KHXH, Hà Nội.
168. Đào Thái Tôn (1998), “Không có “bản Kinh” Truyện Kiều do vua Tự Đức đƣa in”,
Tạp chí Văn học, (2), tr. 19-28.
169. Đào Thái Tôn (1998), “Về thực chất khái niệm “bản Phƣờng” của Truyện Kiều”, Tạp
chí Văn học, (1), tr. 39-50.
200
170. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ Tp HCM.
171. Minh Tranh (1955), ‘Tìm hiểu Truyện Kiều và Nguyễn Du”, Văn Sử Địa (8), tr. 18-
38.
172. Hoàng Trinh (1972), “Bƣớc đầu phê phán chủ nghĩa cấu trúc trong phê bình văn học”,
Tạp chí Văn học, (3), tr. 105-129.
173. Hoàng Trinh (1980), “Văn học so sánh và tiếp nhận văn học”, Tạp chí Văn học, (4), tr.
88-93.
174. Hoàng Trinh (1980), Về nghệ thuật và khoa học trong phê bình văn học, Nxb KHXH,
Hà Nội.
175. Lê Ngọc Trụ, Bửu Cầm (1965), Thư mục về Nguyễn Du, Bộ Giáo dục, Sài Gòn.
176. Nguyễn Văn Trung (1972), Chủ đích Nam phong, Tài liệu dành riêng cho sinh viên
ban văn, Đại học văn khoa sƣ phạm.
177. Nguyễn Văn Trung (1963), Lược khảo văn học, tập 1, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn.
178. Nguyễn Văn Trung, Nhận định, tập 2 – Đại học, Sài Gòn xb.
179. Nguyễn Văn Trung (1972), “Phê bình cũ và phê bình mới”, Bách khoa, (381), tr. 9-12.
180. Nguyễn Văn Trung, Vụ án Truyện Kiều, Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên văn
khoa sƣ phạm lớp lý luận văn học (không đề năm).
181. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và
trung học chuyên nghiệp.
182. Nguyễn Tuân (1965), ‘Tản mạn chung quanh một áng Kiều”, Báo Văn nghệ, (135), tr.
12-13.
183. Nguyễn Quảng Tuân (1994), Chữ nghĩa Truyện Kiều, Nxb KHXH, Hà Nội.
184. Nguyễn Quảng Tuân (1997), “Một vài nhận xét về nghiên cứu Truyện Kiều của cố
học giả Hoàng Xuân Hãn”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 12-22.
185. Nguyễn Quảng Tuân (1992), “Mấy nhận xét về tranh vẽ minh họa Truyện Kiều”, Mỹ
thuật thời nay, (17).
201
186. Vƣơng Anh Tuấn (1990), “Xung quanh việc tiếp nhận văn học hiện nay”, Tạp chí Văn
học (6),tr. 16-21.
187. Đỗ Minh Tuấn (1995), Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
188. Sơn Tùng (1971), “Đời sống nhà văn, tác phẩm, bạn đọc”, Tạp chí Văn học, (5)
189. Lê Tuyên (1959), “Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trƣờng Tân Thanh”, Đại
học, (9), tr. 48-96.
190. Vũ Thị Tuyết (1996), “Nhà nghiên cứu văn hoa N.I Ni-cu-lin với Truyện Kiều của
Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học, (4), tr. 41-46.
191. Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện (1961), Truyện Hoa Tiên, Lại Ngọc Cang khảo đính
và giới thiệu – Nxb Văn hóa, Viện Văn học, Hà Nội.
192. Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện (1978), Truyện Hoa Tiên, Đào Duy Anh khảo đính,
chú thích, giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội.
193. Trƣơng Tửu (1956), Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, Xây dựng xb, Hà Nội.
194. Phùng Văn Tửu (1970), “Ý nghĩa khách quan của tác phẩm văn học”, Tạp chí Văn
học, (6).
195. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập II – Nxb Giáo dục.
196. Valenti Lý (1992), ‘Truyện Chunhan của Triều Tiên và Truyện Kiều của Nguyễn Du”,
Tạp chí Vãn học (3), tr. 40-44.
197. Huỳnh Vân (1990), “Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học và sự dị trị”,
Tạp chí Văn học, (6), tr. 10-15.
198. Huỳnh Vân (1990), “Quan hệ văn học – hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và
giao tiếp thẩm mỹ”, Văn học và hiện thực, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 200-228.
199. Huỳnh Vân (1974), “Về cái gọi là “Phê bình cơ cấu” ở Sài Gòn”, Tạp chí Văn học,
(6), tr. 125-134.
200. Chế Lan Viên (1982), Di cảo thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế.
201. Chế Lan Viên (1962), Phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
202
202. Chế Lan Viên, Thơ văn chọn lọc – Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình xb.
203. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú (1965), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập IV B
(in lần 2), Nxb Giáo dục.
204. Lê Trí Viễn (1978), “Nguyễn Du”, Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, in lần thứ 5,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 141-216.
205. Viện Ngôn ngữ học (1980), Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
206. Viện Văn học (1971), Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Nxb KHXH, Hà Nội.
207. Viện Văn học (1993), Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, Nxb Giáo dục.
208. Nguyễn Thế Việt (1983), ‘Truyền thống và cách tân trong Truyện Kiều và vấn đề sự
xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (6), tr.
37-51.
209. Vƣgôtxki, L.X. (1981), Tâm lý học nghệ thuật (Hoài Lam dịch), Nxb KHXH, Hà Nội.
210. Nguyễn Thị Thanh Xuân (1994), Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945,
Luận án phó tiến sĩ ngữ văn, Trƣờng Đại học KHXH và NV, Tp Hồ Chí Minh.
211. Nguyễn Văn Y (1973), Thơ vịnh Kiều (sƣu tầm), Lạc Việt.
212. Yang Soo Bae (1995), “Bƣớc đầu nghiên cứu so sánh Truyện Kiều và Truyện Xuân
Hƣơng”, Tạp chí Văn học (10).
213. Hoàng Hữu Yên (1962), Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
214. Lê Thu Yến (2001), “Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng sáng tác của ngƣời
đời sau”, Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ, Nxb Văn học và Trung tâm nghiên
cứu Quốc học, tr. 304-324.
215. Nhiều tác giả (1997), Nguyễn Huy Tự và Truyện Hoa Tiên, Kỷ yếu hội thảo nhãn 200
năm ngày sinh (1993), Nxb KHXH. Hà Nội.
203
216. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học, tập I, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội.
217. Nhiều tác giả (1981), Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
218. W. J. Clin-tơn (2000), “Diễn văn tại cuộc chiêu đãi trọng thể của Chủ tịch nƣớc Trần
Đức Lƣơng tối 17-1-2000”, Tạp chí Khoa học xã hội, (46). tr. 46-47.
219. Nhất Hạnh Kiều và Văn nghệ đứt ruột, Lá Bối xb (không đề năm).
220. Nhất Hạnh (2000), Thả một bề lau – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán, Nxb Lá
Bối.
221 .Lê Hữu Mục, Phạm Thị Nhung, Đặng Quốc Cơ (1998), Truyện Kiều và tuổi trẻ,
Làng Văn xb, Paris.
222. Vũ Thị Tuyết (1996), Vấn đề Truyện Kiều qua các thời kỳ lịch sử (từ khi tác phẩm ra
đời đến nay), Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn.
223. Lê Thu Yến (2001), Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời sau,
Nxb Giáo dục.
224. Nguyễn Du (1996), Nguyễn Du toàn tập, Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu
Quốc học.
204
PHỤ LỤC I
Phạm Quỳnh
“Văn chƣơng ngƣời ta thiên kinh vạn quyển, dẫu có thiếu mất một quyển cũng chẳng
hại gì. Văn chƣơng mình chỉ độc có một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thƣ
phúc âm của cả một dân tộc, ví lại khuyết nốt thì dân tộc ấy đến thế nào?
Than ôi! Mỗi lần nghĩ tới mà không khỏi rùng mình chột dạ, sửng sốt, rụng rời, tƣởng
nhƣ hòn ngọc ở trên tay bỗng rơi xuống vỡ tan tành vậy. Rồi mới tỉnh ra, sực nhớ đến mấy
câu Kiều, vỗ bàn đập ghế, gõ dịp rung dùi lên giọng cao ngâm:
“Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai”
Hay là:
“Phong trần mài một lưỡi gươm
Những phường giá áo túi cơm sá gì”
Bỗng thấy trong lòng vui vẻ, trong dạ vững vàng, muốn nhảy muốn múa, muốn reo
muốn hò, muốn ngạo nghễ với non sông mà tự phụ với ngƣời đời rằng: Truyện Kiều còn,
tiếng ta còn, tiếng ta còn, nƣớc ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ”
[180, 15].
Một số ý kiến về Kiểu trong mục “Kiểu nên khen hay nên chê?” trên Phu nữ tân văn
năm 1929.
Bài thứ 11:
“(Kiều – ngƣời trích) Rõ ràng là một gái bất chánh. Đối với phong tục Á Đông ở vào
thời đại nào cũng không dong thứ tội cô phạm vào luân lý đƣợc” [Ng. H. Th. – 159,23]
Bài đáp thứ 16:
“(…) nàng Kiều là một ngƣời con gái có tình, mà tình không chánh. Có hiếu mà hiếu
không toàn, lại thêm một lỗi bất nhân bất nghĩa và bất tín nữa. Đối với
205
mình, đối với cha mẹ, đói với chồng và đối với xã hội đều có lỗi cả” [Đ.V.T. – 159, 31].
Bài đáp thứ 3:
“Cụ Nguyễn Du, tôi tiếc cho tài năng của cụ, mà tôi chê cái đạo lý của cụ! Đã biết
nghĩa vụ là phải tận trung với nhà Lê, sao không phục nghiệp cho nhà Lê? Sức côi không làm
nổi thì cụ phải liều đi! Một là sống hai là chết, chớ danh dự đâu lại cố giữa đƣờng nhƣ thế
kia!”
“Cô Kiều, tôi tiếc cho tài sắc của cô mà tôi chê cái đạo lý của cô! Sao cô không biết
quyến thờ một thân danh dự mà nỡ ép mình sống trong nhơ nhớp trong bao nhiều lâu? Cô
rƣớc khách, cô giựt chồng ngƣời, cô ăn cắp, cô nói láo, cô ca hát cho kẻ giết chồng cô đƣợc
nghe, cô còn dám trở lại với ƣớc nguyện ngày xƣa, ngƣời đàn bà đạo đức có làm nhƣ vậy
sao? Đời cô thế là hỏng!” [ Thạch Lan – 159, tr 60,61]
Đánh giá của nhóm Lê Quí Đôn về cuốc tranh luận Phạm Quỳnh – Ngô Đức Kế.
” Phe chống Kiều gồm có các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng và một
số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều nhƣ là một quyển sách luân lý. Tuy vậy họ đã
nắm chân lý khi họ vạch rõ dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng bái Kiều và tác hại của
một phong trào nhƣ thế đối với thanh niên. Phe tán dƣơng Kiều đông hơn, do Phạm Quỳnh
cầm đầu thì nặng về tầm chƣơng trích cú. Do thái độ đối với đời sống mới hơn, do thông cảm
với yêu cầu tình cảm của con ngƣời, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối,
nhƣng tán thành theo cảm tính chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu kỹ
thuật. Về phƣơng diện này, họ đã phát giác đƣợc nhiều điều đáng kể” [19,28].
Đào Duy Anh
“Vì thể văn này (lục bát – ngƣời trích) không thể đặt câu đối nhau nên Nguyễn Du
biến dụng cách đối ngẫu cho từng khổ mấy câu, hay là chia một câu ra nhiều khúc cân đối”
206
“Nhƣng lối đối ngẫu Nguyễn Du hay dùng hơn cả là đối ở trong một câu, hoặc chia
câu lục hay câu bát ra hai đoạn đối nhau, hoặc ngắt bốn chữ trong câu lục câu bát, hai ngắt
sáu chữ trong câu bát để chia ra hai đoạn đối nhau. Lại có khi trong một câu đem hai chữ
cách mà đối nhau. Nhờ những cách đối ấy, không những âm điệu nhịp nhàng của câu văn
biến hóa, mà những chữ đối chọi nhau lại làm nẩy ra nhiều thú vị lạ” [3,121].
Lê Tuyên
“Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh là những con ngƣời sợ bắt gặp mình, sợ bắt
gặp giả dối hay vô nghĩa của đời mình nên đã sử dụng hiện hữu thành một biến thái của hành
động, tiêu khiển. Hành động của Mã Giám Sinh chính là hành động của một kẻ trốn tránh,
tránh bộ mặt thật của mình, bộ mặt buôn gái lầu xanh. Để quên đi vị trí của mình, Mã Giám
Sinh đã đi tìm hành động:
“Vả đây đường sá xa xôi
Mà ta bất động nữa người sinh nghi”
Hành động, nhƣng rồi lại sợ hành động của mình vì con ngƣời không có sẵn tinh thần
trách nhiệm nên đã cố dùng tất cả những phƣơng tiện để lập lại một thời gian mà mình đã vùi
dập:
“Nước vỏ lựu máu mào gà
Mượn màu chiêu tập gọi là còn nguyên
Mập mờ đánh lận con đen
Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi”
Làm nhƣ vậy không phải chỉ để đánh tráo một vài tì ố của cơ năng, mà chính để đánh
tráo thời gian, lập lại một hiện hữu đã mất đi vì mình vùi dập, và vì hiện hữu ấy ở trên cơ
năng, cho nên phải sử dụng tất cả mọi phƣơng tiện để che lấp tì ố của thời gian đã hủy tàn
hiện hữu” [189, 79].
Bùi Hữu Sủng
“- Nếu Thúy Kiều từ giã gia đình ra đi theo những con đƣờng bạc mệnh, thì trái lại,
Kim Trọng trở lại vƣờn Thúy “nay đà khác xƣa” và ngƣợc đƣờng đi tìm
207
Kiều. Địa danh Lâm Thanh té ra Lâm Chùy: địa danh thực đối nghịch với địa danh giả.
– Một bên Kiều “sụp ngồi khấn vái” để hồn Đạm Tiên (ngƣời đã chết) nhập vào mình,
một bên Kim Trọng vật vã, khóc lóc, ”ngất từng hồi” để hình bóng Kiều (còn sống) nhập vào
tâm hồn mình” [142, 28].
208
PHỤ LỤC II
Ví dụ về một số từ trong Hoa Tiên mà nghĩa không còn phổ biến đã đƣợc thay đổi.
– Oanh: cuốn nhiều vòng
Nguyên tác: “Đã mềm tấc uốn thì oanh mối vò” (câu 244)
Bản nhuận sắc: “Đã mềm tấc uốn lại quanh tơ vò ” (câu 242)
– Không khen: khen ngợi (bản của Lại Ngọc Cang phiên là “khong”)
Nguyên tác: “Đệ trình ông xiết không khen” (câu 331)
Bản nhuận sắc: “Đệ trình ông những ban khen” (câu 329)
Mốt số câu thơ giống nhau trong Hoa Tiên. Kiều, và Hoa Tiên nhuận sắc
Hoa Tiên Truyện Kiều Hoa Tiên nhuận sắc
Đình hương chìm nổi chén
mồi (câu 387)
– Đài dinh may lẽ rủ soi
quán bèo (câu 438)
– Xưa hai phần độ còn nay
nửa phần (câu 494)
– Nếp thề tay thảo nên
chương (câu 779)
– Động phòng dìu dặt chén
mồi (câu 3135)
– Đài gương soi đến dấu
bèo cho chăng? (câu 330)
– Mười phần xuân có gầy ba
bốn phần (câu 3026)
– Tiên thề cùng thảo một
chương (câu 447
– Đình hương dìu dặt chén
mồi (câu 385)
– Đài sen may họa tỏ soi
quán bèo (câu 448)
– Mười phần xuân độ xanh
rày nửa phân (câu 504)
– Tiên thề tay thảo một
chương (câu 769)
Một số câu thơ Nguyễn Thiên vay mƣớn Kiều để chữa Hoa Tiên
Truyện Kiều Hoa tiên nhuận sắc
Câu 896: Há mình lật lọng hay lòng đơn sai Câu 920: Trăm năm lẻ một chữ đồng vì ai
209
Câu 898: Vì ai làm dở dang ai ghê dường
Câu 1189: Thấy âu nào nợ nào duyên
Câu 1319: Than lo nỗi xiết là bao.
Lọc lừa dám trách khuôn nào trên xanh
Câu 1418: Thủy chung một tiết xưa nay mấy
người
Câu 922: Sao duyên ngang ngừa cho người
dở dang
Câu 1261: Tinh kia nào phụ chi duyên
Câu 1397: Trăng già lật lưỡng làm sao
Cầm dây cả quyết se vào khéo xinh
Câu 1546: Đỉnh chung hầu dễ ăn ngồi được
đâu
Một số câu thơ vay mƣợn từ Kiều để thêm vào Hoa Tiên:
Câu 1203:
“Những là cách mặt khuất lời
Non bồng diễn ngở mấy mươi mươi trùng
Dạo quanh núi giả đi vòng
Bên hoa nhường có nẻo thông cuối tường
Hài văn lần bước bước sang
Cách tường đã dặn tiếng vàng xa đưa
Tưởng bây giờ là bao giờ
Song song đôi mặt còn ngờ chiêm bao
Bấy lâu mưa khóa gió rào
Ngoài muôn nghìn dặm biết bao nhiêu tình
Biết đâu hương lửa ba sinh
Còn trăng còn gió còn dành duyên ta
Dịp đàn đã lỡ lại hòa
Mới là tơ vận mới là nguyệt xoay”.
210
PHỤ LỤC III
NIÊN BIỂU TRUYỆN KIỀU
Phần Niên biểu này chúng tôi cố gắng thống kê những bản Kiều xƣa đã xuất bản (từ
1942 trở về trƣớc), những sự kiện xảy ra chung quanh Truyện Kiều. Chúng tôi cũng cố gắng
đƣa vào những quyển sách nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều. Đối với các bài viết trên báo
chí, do dung lƣợng trình bày có hạn, chúng tôi chỉ chọn những bài viết tiêu biểu, có tính chất
mở đầu cho những khuynh hƣớng nghiên cứu Truyện Kiều. Một vài trƣờng hợp chúng tôi ghi
nơi xuất bản để tiện theo dõi (H. tức Hà Nội, S. tức Sài Gòn). Chắc chắn còn nhiều thiếu sót,
chúng tôi mong đƣợc chỉ dạy thêm.
1765 Nguyễn Du ra đời tại phƣờng Bích Câu (Thăng Long). Theo Lê Thƣớc, Nguyên
Du sinh ngày 3-1-1766.
1868-1870 Khoảng thời gian Nguyễn Huy Tự sáng tác Hoa Tiên.
1771 Nguyễn Du cùng mẹ là Trần Thị Tần theo cha về Tiên Điền.
Tháng 11-1775 Nguyễn Nghiễm – cha Nguyễn Du – qua đời, thọ 68 tuổi.
1778 Bà Trần Thị Tần mất, 39 tuổi.
1783 Nguyễn Du thi đỗ Tam trƣờng.
1786 Tây Sơn ra Bắc lần đầu.
1787 Tây Sơn ra Bắc lần hai.
1788 Tây Sơn ra Bắc lần thứ ba.
1789 Vua Quang Trung đánh tan 20 vạn quân Thanh. Chiêu Thống chạy sang Tàu.
Nguyễn Du theo nhƣng không kịp, về Thái Bình náu thân.
1792 Vua Quang Trung mất. Quang Toàn nối ngôi.
1796 Đầu năm, Nguyễn Du về Tiên Điền, kết thúc “mƣời năm gió bụi”. Cuối năm,
ông toan vào Nam giúp Nguyễn Ánh. Việc lộ, bị giam mƣời tuần.
1802 Phong trào Tây Sơn thất bại, Nguyễn Anh lên ngôi vua. Nguyễn Du ra làm
quan.
1802-1809 Khoảng thời gian Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều (theo Lê Thƣớc). Theo
Hoàng Xuân Hãn là 1915-1820.
211
1804 Nguyễn Du lấy cớ bệnh cáo quan về quê.
Tháng giêng 1805 Nguyễn Du đƣợc thăng Đông các học sĩ, tƣớc Du đức hầu, vào
Huế làm quan.
1810 Thời gian Nguyễn Thiện nhuận sắc Hoa Tiên (theo Lại Ngọc Cang).
1813 Thăng Cần chánh điện học sĩ, đƣợc cử đi sứ Trung Quốc.
1820 Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi. Tác giả Truyện Kiều đƣợc chọn làm chánh
sứ cầu phong nhƣng chƣa đi thì qua đời tại Phú Xuân ngày 16-9.
Bài tựa Truyện Kiều của Mộng Liên Đƣờng ra đời.
1828 Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh thị viết tựa Truyện Kiều.
1830 Cuộc bình Kiều với qui mô lớn đầu tiên do Minh Mạng chủ trì. Nhà vua viết bài
“Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế ngự chế tổng thuyết”.
1830 Nguyễn Văn Thắng viết “Kim Vân Kiều án”.
1858 Thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam.
1871 Tự Đức mở cuộc vịnh Kiều tại Phú Văn Lâu, ban bố bài “Dục Tông Anh Hoàng
Đế ngự chế tổng từ”.
1875 Bản “Kim Vân Kiều truyện” chữ quốc ngữ của Trƣơng Vĩnh Ký đƣợc in.
1879 Bản “Kim Văn Kiều tân truyện” của Duy Minh thị đƣợc in.
1884 Bản “Kim Vân Kiều tân truyện” chữ Nôm và chữ quốc ngữ của Abel des
Michels đƣợc in.
1896 Đào Nguyên Phổ viết lời tựa Đoạn trường tân thanh.
* * *
1902 “Đoạn trường tân thanh” do Kiều Oanh Mậu chứ thích đƣợc in.
1905 Cuộc thi vịnh Kiều ở Hƣng Yên do Lê Hoan tổ chức. Chu Mạnh Trinh đoạt
giải nhất với “Thanh Tâm Tài Nhân thi tập”.
1906 Bản “Kim Kiều tân tập” chữ Nôm của Quan Văn đƣờng đƣợc ấn hành.
1915 Thu Giang in bản “Kim Vân Kiều” tiếng Pháp tại Paris.
1917 “Kim Túy tình từ” chữ quốc ngữ của Phạm Kim Chi đƣợc in.
212
1918-1920 Khoảng thời gian trò Kiều đƣợc đƣa về làng Tiên Điền, Nghi Xuân (theo
Nguyễn Ban).
1918 Bản “Kim Vân Kiều tân truyện” chữ Nôm của Phúc Văn đƣờng đƣợc in. Phan
Kế Bính xuất bản quyển “Việt Hán văn khảo”.
1919 Nam Phong đăng “Khảo luận Truyện Kiều” của Phạm Quỳnh.
Ngày 10-8-1924 Hội Khai trí Tiến Đức tổ chức kỉ niệm Nguyễn Du, Phạm Quỳnh đọc
bài diễn văn hô hào sùng bái Kiều. Ngày 1-9-1924 Báo Hữu Thanh số 21 đăng bài bút chiến
của Ngô Đức Kế.
1923 Chớp bóng Kiều ra mắt ở Hà Nội.
1924 Bản “Kim Kiều hợp tập” chữ Nôm – Khải Định đƣợc in.
1925 Bản “Kim Kiều tân truyện” chữ Nôm của Quan Văn đƣờng đƣợc in.
Bản “Truyện Thúy Kiều” chữ quốc ngữ do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim phiên âm, chú
thích đƣợc xuất bản.
1926 Bùi Khánh Diễn cho in “Kim Vân Kiều” chữ quốc ngữ.
R. Crayssac công bố bản dịch “Kim Vân Kiều” bằng tiếng Pháp (Hà Nội) và bài tựa
“Truyện Kiều và xã hội Á Đông”.
1929 “Kiều truyện dẫn giải” chữ quốc ngữ của Hồ Đắc Hàm đƣợc in. Báo Phụ nữ tân
văn mở mục “Kiều nên khen hay nên chê?”.
Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
1930 Phan Khôi nhắc lại cuộc tranh luận. Phạm Quỳnh lên tiếng và cuộc tranh luận
lại bùng nổ với Huỳnh Thúc Kháng.
1932 Huyền Mặc Đạo nhân soạn “Dần giải truyện Kim Văn Kiều”. 1932 Nguyễn
Đăng Cƣ in “Kiều vận tập thành”, Huế.
1934 Huỳnh Thúc Kháng viết bài “Mê ngƣời trong tiểu thuyết cùng mê ngƣời trong
tuồng hát”.
1935 Thiếu Sơn viết bài “Hai cái quan niệm về văn học”. Ngày 24-3-1935 Hải Triều
viết bài phê phán Thiếu Sơn, làm bùng nổ cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật – Nghệ
thuật vị nhân sinh”.
213
1936 Nguyễn Can Mộng xuất bản quyển “Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)”.
1941 “Vƣơng Thúy Kiều chú giải tân truyện” của Tản Đà ra đời.
1942 Nguyễn Văn Vĩnh in bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Pháp, H. Nguyễn Bách
Khoa xuất bản quyển “Nguyễn Du và Truyện Kiều”.
1943 “Đề cƣơng văn hóa” của Trƣờng Chinh ra đời.
Quyển “Khảo luận về Kim Vân Kiều” của Đào Duy Anh đƣợc in.
Quyển “Văn chƣơng Truyện Kiều” của Nguyễn Bách Khoa đƣợc in.
Dƣơng Quảng Hàm công bố “Việt Nam văn học sử yếu”.
* * *
Tháng 8-1945 Cách mạng Tháng Tám thành công.
1946 Đặng Thai Mai viết bài “Cần tu dƣỡng nghệ thuật về phần chính trị” mở đầu cho
việc nghiên cứu Truyện Kiều sau cách mạng. Ngày 20-12-1946 Bác Hồ viết lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến.
1948 Komatsu Kiyoshi dịch sang tiếng Nhật “Kim Vân Kiều”, xuất bản ở Tokyo.
1949 Hoài Thanh xuất bản quyển “Quyền sống con ngƣời trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du”.
1952 Lê Trí Viễn xuất bản “Việt Nam văn học sử (thời Lê mạt Nguyễn sơ)”.
1953 Vân Hạc Lê Văn Hòe in “Truyện Kiều chú giải”, H. Hà Nhƣ Chi in “Việt Nam
thi văn giảng luận”.
Ngày 7-5-1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt ách thống trị của thực dân
Pháp.
1955 Miền Bắc tổ chức kỉ niệm 135 năm ngày sinh Nguyễn Du.
1956 Trƣơng Tửu xuất bản “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du”.
1957 Nhóm Lê Quí Đôn biên soạn bộ “Lƣợc khảo lịch sử văn học Việt Nam “. “Kim
Vân Kiều (Đoạn trường tân thanh)” do Phan Ngọc chú giải in ở Sài Gòn. 1957 Nguyên Sa
viết “Nguyễn Du trên những nẻo đƣờng tự do”.
1957 Nguyễn Văn Trang viết bài “Đặt lại vấn đề Truyện Kiều, hay phê bình phê bình
văn học” trên tạp chí Đại học số I, tháng 2-1958.
1958 Lữ Hồ viết bài “Truyện Kiều hấp hối” trên báo Sáng tạo số 26. XI-1958.
214
1959 Hoài Thanh in “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam”.
Hoàng Giật Cầu dịch Truyện Kiều sang Trung văn với tựa đề Kim Vân Kiều truyện.
Nguyễn Đình Giang đề xuất việc nghiên cứu Truyện Kiều theo phƣơng pháp “Tính tình
khoa”.
Lê Tuyên viết “Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh”.
1960 Nguyễn Đình Chú phản bác nhận định của “Lƣợc khảo lịch sử văn học Việt
Nam”, mở ra cuộc tranh luận về Ngô Đức Kế – Phạm Quỳnh ở miền Bắc.
1961 Phạm Văn Diêu in “Việt Nam văn học giảng bình”.
1962 “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX” của Hoàng Hữu
Yên đƣợc xuất bản.
Trƣơng Cam Vũ in “Kim Vân Kiều. Nam âm thi tập Hán văn dịch bản”.
Ngày 6-10-1962 Tại trƣờng Quốc gia Âm nhạc (Sài Gòn), Nguyễn Văn Trung diễn
thuyết về “Văn chƣơng và chính trị – Một quan niệm mới về cuộc tranh luận Phạm Quỳnh –
Ngô Đức Kế qua Truyện Kiều”. Nguyễn Văn Hoàn viết bài sơ kết cuộc tranh luận ở miền
Bắc.
1963 Phạm Thế Ngũ in “Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên”, S.
1964 Bộ Chính trị Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua chủ
trƣơng kỉ niệm trọng thể lần thứ 200 năm sinh Nguyễn Du.
Tháng 12-1964 Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới quyết định ghi tên Nguyễn Du
vào danh sách các nhà văn hóa đƣợc toàn thế giới kỉ niệm trong năm 1965.
1964 Khai Trí in “Kim Vân Kiều”, bản dịch tiếng Anh của Lê Xuân Thủy.
1965 Quyển “Thơ chữ Hán” của Nguyễn Du do Lê Thƣớc, Trƣơng Chính sƣu tầm,
phiên dịch, chú thích, sắp xếp đƣợc xuất bản.
“Nguyễn Du, nhà thơ vĩ đại của Việt Nam” (Niculin), quyển sách đầu tiên bằng tiếng
Nga nghiên cứu về Nguyễn Du một cách có hệ thống đƣợc xuất bản ở Mát-xcơ-va.
Truyện Kiều đƣợc I-rê-nê và Fabe dịch ra tiếng Đức.
Bản dịch Kiều ra tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện ra mắt.
215
Lê Ngọc Trụ và Bửu cầm công bố “Thƣ mục về Nguyễn Du”, S.
“Thúy Kiều truyện tƣờng chú” chữ Nôm và chữ quốc ngữ của Chiêm Vân Thị đƣợc
in.
Đàm Quang Thiện cho in “Ý niệm bạc mệnh trong đời Thúy Kiều”, S.
Ngày 17 và 18-9-1965 Hội nghị thảo luận về Nguyễn Du do Viện Văn học triệu tập
tại Hà Nội.
Ngày 25-11-1965 Lễ kỉ niệm Nguyễn Du đƣợc tổ chức trọng thể tại Nhà hát thành
phố Hà Nội.
1966 Viện Văn học xuất bản quyển “Kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du”.
Ngày 17-7-1966 Bác Hồ viết lời kêu gọi chống Mỹ cứu nƣớc.
1966 Xuân Diệu xuất bản “Thi hào dân tộc Nguyễn Du”.
Vũ Hạnh xuất bản quyển “Đọc lại Truyện Kiều”, S.
Thích Thiên Ân in “Ý nghĩa triết học và tôn giáo của Truyện Kiều”, S.
1967 Thanh Lãng xuất bản “Bảng lƣợc đồ lịch sử văn học Việt Nam”, S.
1970 Lê Đình Kỵ viết “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du”.
1971 Đào Duy Anh in “Từ điển Truyện Kiều”.
Nguyễn Đăng Thục xuất bản “Thế giới thi ca Nguyễn Du”, S.
1973 Nguyễn Văn Y in “Thơ vịnh Kiều”, S.
* * *
Ngày 30-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
1978Nguyễn Lộc xuất bản giáo trình “Văn học Việt Nam nửa cnối thế kỷ XVIII nửa
đầu thế kỷ XIX”.
1979 Đặng Thanh Lê xuất bản “Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm”.
1985 Niculin in “Kỳ đài văn học phƣơng Đông” (tiếng Nga) tại Mát-xcơ-va.
Phan Ngọc in “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều”.
1986 Lê Đình Kỵ xuất bản “Hiểu đúng đắn Truyện Kiều”.
1988 Thái Kim Đỉnh cho ra mắt quyển “Giai thoại và tƣ liệu về Nguyễn Du, Truyện
Kiều”.
216
1989 Đỗ Đức Dục in “Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du”.
1991 Phạm Đan Quế xuất bản quyển “Truyện Kiều đối chiếu”, “Bói Kiều, Bình Kiều,
Vịnh Kiều”.
1992 Bùi Văn Nguyên in “Nguyễn Du, tình ngƣời và Nguyễn Du, ngƣời tình”.
1994 Nguyễn Quảng Tuân xuất bản “Chữ nghĩa Truyện Kiều”. Phạm Đan Quế in
“Tập Kiều một thú chơi tao nhã “.
1995 “Nhật ký đọc Kiều” của Lƣu Trọng Lƣ đƣợc in.
Trần Đình Sử xuất bản “Mấy khía cạnh thi pháp Truyện Kiều của Nguyễn Du” (trong
“Những thế giới nghệ thuật thơ”).
Đỗ Minh Tuấn viết “Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều”.
1996 Trung tâm nghiên cứu Quốc học xuất bản “Nguyễn Du toàn tập”.
Vũ Thị Tuyết hoàn thành luận án “Vấn đề Truyện Kiều qua các thời đại”.
Phạm Công Thiện xuất bản “Nguyễn Du đại thi hào dân tộc” ở Mỹ.
1997 Trung tâm nghiên cứu Quốc học tổ chức lễ giỗ lần thứ 177 Nguyễn Du. Trƣơng
Thìn giới thiệu 12 khúc Kiều ca
“Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam” do Trần Nghĩa chủ biên ra đời, lần đầu tiên
công bố văn bản “Đào hoa mộng ký” của Nguyễn Đăng Tuyển.
1998 “Truyện Kiều và tuổi trẻ” của Lê Hữu Mục, Phạm Thị Nhung, Đặng Quốc Cơ
đƣợc xuất bản ở Paris.
1999 Nguyễn An in “Trên đỉnh Trƣờng Sơn kể Truyện Kiều”.
Nguyễn Thạch Giang, Trƣơng Chính công bố “Nguyễn Du – tác phẩm và lịch sử văn
bản”.
2000 Hoài Hƣơng biên soạn “Truyện Kiều – những lời bình”.
Nhất Hạnh xuất bản quyển “Thả một bè lau – Truyện Kiều dƣới cái nhìn thiền quán” ở
Mỹ.
Ngày 17-12-2000 Nhà hát Bến Thành trình diễn hợp xƣớng về Truyện Kiều do nhạc sĩ
Vũ Đình Ân sáng tác và chỉ huy.
2001 Lê Thu Yến in quyển “Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ của
ngƣời đời sau”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_lich_su_tiep_nhan_truyen_kieu_4776.pdf