Lừa đảo trên Amazon – “con sâu làm rầu nồi canh” – ONBRAND
Trong những năm qua, vô số trò lừa đảo trên Amazon đã diễn ra và chính điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến người tiêu dùng và cả những người bán hàng chân chính khác. Mặc dù hệ thống Amazon đã cố gắng kiểm soát, nhưng một bộ phận “lách luật” vẫn nghiễm nhiên hoạt động với hàng loạt những chiêu trò mới.
Chúng tôi cũng nói rất nhiều về định hướng của Amazon, họ xem khách hàng là trên hết, điều này thể hiện rất rõ trong tất cả những chính sách của Amazon. Nếu có bất mâu thuẫn nào xảy ra, Amazon sẽ chọn đứng về phía khách hàng. Vì vậy, những một số nhà bán hàng “bất chính” thường dùng rất nhiều thủ thuật phá hoại hoặc tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác trên Amazon. Do đó, nếu bạn đang bán hàng trên Amazon, bạn phải biết những hình thức gian lận này và cách phòng tránh, xử lý nó.
Bài viết này sẽ tổng hợp những “chiêu trò” lừa đảo trên Amazon.
Đối tượng nhắm đến: Những người bán hàng mới chưa đăng ký nhãn hiệu hoặc không sử dụng hình thức FBA.
1. Tổng hợp 9 chiêu trò lừa đảo người bán phổ biến trên Amazon
1.1. “Câu thông tin người bán”
“Câu thông tin” là từ để chỉ những kẻ đang cố gắng giả mạo Amazon để lấy cắp thông tin của bạn. Họ sẽ gửi một email chứa đường link, và điều đặc biệt là email này có thiết kế rất giống với mail của Amazon. Sau khi bạn nhấp vào, liên kết sẽ chuyển đến một trang web. Tại đây, họ yêu cầu bạn nhập thông tin tài khoản Amazon, xác thực thẻ tín dụng. Đôi khi họ sẽ giả làm Amazon Transparency và gọi cho bạn để bàn bạc. Nhưng nội dung sẽ đề cập đến các sản phẩm giả và hỏi đến thông tin thẻ ngân hàng của bạn.
Và bạn biết đấy, việc làm lộ thông tin tài khoản trên Amazon là một điều vô cùng nghiêm trọng. Không những thông tin doanh nghiệp của bạn bị đánh cắp mà hoạt động kinh doanh của bạn còn có thể bị phá hoại.
1.2. Lừa đảo qua Dropship Ebay/Amazon
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc nhận một sản phẩm của Ebay trong một hộp của Amazon chưa?
Đúng rồi đấy, đó chính là hình thức Dropshipping mà mọi người thường nghe qua. Và hành vi này được gọi là “Dropship Ebay Amazon”. Những Dropshiper bán sản phẩm Amazon trên nền tảng EBay với một mức giá chênh lệch khá cao so với sản phẩm gốc. Khi có đơn đặt hàng từ Ebay, họ sẽ mua sản phẩm tương tự từ Amazon và giao cho khách hàng.
Thực tế, đây không phải là một hình thức mới, nó đã được thực hiện rất lâu trước đây. Nhưng việc này cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến các nhà bán hàng trên Amazon nếu như không có các vụ lừa đảo gần đây.
Những Dropshiper sẽ mua sản phẩm trên Amazon vận chuyển đến khách hàng trên Ebay sau đó gửi yêu cầu bồi thường sau khi sản phẩm được giao kèm theo những khiếu nại không có thật. Bạn nghĩ đúng rồi đấy, Amazon sẽ đứng về phía khách hàng. Người lừa đảo kia sẽ được hoàn tiền từ Amazon và nhét túi được một khoản chênh lệch giá.
Trong khi đó, người bán hàng trên Amazon phải trở thành người bán hàng kém chất lượng, Amazon sẽ đánh giá thấp điều này, bạn vừa phải mất phí FBA và giá vốn sản phẩm. Nếu không may, điều này diễn ra thường xuyên, tài khoản của bạn có thể bị suspended mà còn không hiểu lý do.
1.3. Hành vi “chơi bẩn” của các đối thủ cùng phân khúc
1.3. 1. Review giả – hành vi “chơi bẩn” phổ biến nhất trên Amazon
Hành vi này được rất nhiều đối thủ sử dụng để cạnh tranh. Vì họ biết rằng tác động của review lên hành vi mua hàng của khách hàng là rất lớn. Không ít những công cụ được thiết kế thêm chức năng giả mạo review hàng loạt trên Amazon, mặc dù Amazon đã lập trình chức năng phát hiện nhưng đương nhiên, không có gì được khắc phục toàn diện cả. Họ cố tình để lại những review ảnh hưởng đến uy tín đối thủ.
Một số người bán khác cũng có thể ủng hộ các bài đánh giá tiêu cực này bằng cách nhấp chuột vào “Yes” hoặc “Was it helpful”. Khi đánh giá có nhiều lượt tương tác, nó sẽ nổi bật trên trang và tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ giảm đáng kể.
1.3.2. Pay Per Nothing?
Những người bán là đối thủ của bạn có thể gây khó khăn cho bạn nếu họ “siêng” nhấp chuột vào các quảng cáo PPC Amazon mà bạn đang chạy. ACOS tăng, tỷ lệ chuyển đổi giảm chính là điều mà họ muốn đối thủ gánh chịu. Điều này thật sự mệt mỏi vì bạn không thể tìm được lý do để khắc phục.
1.3.3. Mưu đồ “buộc” kho – mua hết hàng trước những ngày lễ
Những đối thủ của bạn có thể mua hết tất cả các mặt hàng trong kho của bạn trước khi dịp lễ diễn ra. Thế là bạn không có hàng trong suốt thời gian “nhộn nhịp” nhất trong năm trên Amazon.
Trong khi đó, những người bán này sẽ bán các sản phẩm tương tự bán trong suốt dịp lễ. Và khi mùa lễ kết thúc, họ sẽ thông báo với Amazon về việc hàng hóa kém chất lượng hay hàng tỷ các lý do khác để được hoàn trả hàng và hoàn tiền.
1.3.4. Phá Product Listing – khiếu nại thông tin sản phẩm
Một số người bán vô tình bị thay đổi thông tin sản phẩm trên Amazon chỉ qua một đêm thức dậy. Những kẻ phá hoại sẽ báo cáo với Amazon về sản phẩm của bạn, họ khẳng định rằng thông tin của bạn không chính xác. Và họ lặp lại điều này với nhiều tài khoản mua hàng khác nhau và Amazon bắt đầu tự ý thay đổi thông tin của bạn.
Ví dụ bạn đang bán một hộp khẩu trang 4 lớp, nhưng họ lại cho rằng khẩu trang chỉ có 3 lớp. Nếu Amazon nhận được nhiều khiếu nại về thông tin tương tự, thông tin của bạn sẽ bị thay đổi. Tệ hơn, sản phẩm của bạn sẽ nhận về nhiều đánh giá tiêu cực, khách hàng khác sẽ cho rằng bạn chính là kẻ lừa đảo và tẩy chay sản phẩm của bạn.
1.3.5. Khiếu nại về hàng cũ/ kém chất lượng
Đối thủ có thể khiếu nại về chất lượng sản phẩm của bạn dẫn đến việc bạn bị suspended tài khoản. Trong lúc này, Amazon sẽ xem xét chất lượng sản phẩm và theo dõi phản hồi của bạn, chứng minh rằng sản phẩm của bạn không có vấn đề gì. Và việc đình chỉ này có thể được giải quyết tuy nhiên bạn sẽ mất thời gian, mất lượng khách hàng lớn, tốn chi phí giải quyết và cả organic traffic. Sau khi bạn lấy lại được tài khoản thì bạn đã bị đối thủ bỏ xa.
Xem thêm cách mở khóa tài khoản Amazon.
Đối với các mặt hàng hóa chất và điện tử, bạn có khả năng bị đối thủ đánh giá là chứa thành phần cấm, độc hại. Và trong tất cả những trường hợp này, Amazon đều đình chỉ sản phẩm này để điều tra, thời gian khóa thì chính người bán cũng không biết được. (Có khi nào đến khi được khôi phục lại, sản phẩm đã không còn nhu cầu hoặc lỗi thời)
1.4. Lừa đảo hoàn trả hàng từ phía người mua
Bạn không nghe nhầm đâu, chính người tiêu dùng của bạn đang làm điều này. Chính sách “khách hàng luôn đúng” đã khiến Amazon chiếm lĩnh khách hàng và cũng chính nó dung túng một số “khách hàng lừa đảo’.
Khách hàng này sẽ đặt nhiều món hàng với các giao dịch khác nhau, hình thức giao khác nhau. Và khi hàng tới, họ tráo nó với một sản phẩm tương tự nhưng cũ hơn hoặc đã bị hỏng và yêu cầu đòi hoàn tiền vì sản phẩm kém chất lượng. Hoặc là đáng lẽ họ phải trả tất cả sản phẩm chứ không phải một sản phẩm trong kiện hàng, nhưng họ đã nói dối, khi Amazon chỉ theo dõi kiện hàng chứ không phải món hàng thì xem như toàn bộ số tiền và hàng của bạn bị bốc hơi. Bạn có thể nói rằng cân nặng của chúng khác nhau trước và sau khi được hoàn trả nhưng thời gian xác mình cũng cực kỳ lâu, chúng ta không đủ kiên nhẫn để thực thiện.
1.5. Đánh giá giao hàng thất bại đối với người bán sử dụng hình thức FBM
Hình thức lừa đảo từ phía người tiêu dùng và nó chỉ xảy ra đối với người bán FBA. Một người mua sản phẩm của bạn và thông báo với đơn vị vận chuyển rằng họ sẽ tự đến lấy hàng. Sau đó họ gửi khiếu nại họ không nhận được hàng, người mua sẽ được hoàn tiền lại. Và rồi họ đến trung tâm của hãng vận chuyển để nhận hàng. Thực tế điều này là hiếm xảy ra vì thông thường, hãng vận chuyển sẽ liên lạc với nhà cung cấp.
2. Các cách để ngăn chặn các hành vi lừa đảo trên Amazon
“Con sâu làm rầu nồi canh” chính là câu để diễn tả đúng nhất thực trạng này. Nó không chỉ khiến Amazon đưa ra quy định khắc khe mà còn khiến người bán hàng chân chính khó khăn, người tiêu dùng ngao ngán.
Nếu không thể giải quyết triệt để những điều này, chúng ta chỉ có thể bảo vệ trang bán hàng của mình bằng những phương pháp ngăn chặn dưới đây:
2.1. Gửi báo cáo cho Amazon ngay nếu bạn gặp những trường hợp lừa đảo trên
Gửi email đến Amazon ngay khi bạn trở thành nạn nhân của bất kỳ trò gian lận nào trong số này. Bạn cũng có thể đi tới phần trợ giúp của Seller Central, báo cáo vấn đề của bạn và yêu cầu họ gọi lại. Sau đó, bạn giải thích các vấn đề mà bạn đang gặp phải và hỏi họ nên làm gì tiếp theo. Nếu bạn có đủ bằng chứng, Amazon chắc chắn sẽ giúp bạn.
Bạn cũng có thể chuyển tiếp bất kỳ email và thông tin về bất kỳ hành động đáng ngờ nào về địa chỉ:
2.2. Không chia sẻ bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản người bán
Bạn không nên chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản Amazon cho bất kỳ ai. Ngay cả khi một người gọi đến và cho rằng họ là đại diện của Amazon và yêu cầu bạn đăng nhập bằng mã mà anh ta cung cấp.
Bạn nên thông báo những trường hợp như vậy đến Amazon để họ có thể đưa ra biện pháp ngăn chặn.
2.3. “Thuộc nằm lòng” ID Emails và URL chính thức của Amazon
Là một người bán hàng trên Amazon, bạn phải phân biệt được những email thật và giả mạo. Email bạn nhận được từ Amazon sẽ luôn kết thúc bằng @amazon.com, đừng tin những email nào có domain khác. Đây là một số ví dụ cho email giả mạo: [email protected], [email protected], [email protected]
Tương tự như email, những trang web có kết thúc bằng .amazon.com là trang web chính thức. Có nhiều thông tin cho rằng, nhiều người đã bị lừa đảo bởi trang web: sellercentral-secure-amazon.com. Trang web này yêu cầu bạn đăng nhập để xác thực thông tin và tài khoản ngân hàng.
2.4. Sử dụng FBA
FBA sẽ bảo vệ bạn khỏi những trò lừa đảo giao hàng không thành công hoặc những người mua khiếu nại giao sai hàng. Nếu bạn là một doanh nghiệp Việt đang muốn kinh doanh sản phẩm của mình trên Amazon, FBA có lẽ là hình thức tốt nhất cho bạn.
Hãy tham khảo bài viết này để có thêm thông tin về hình thức này nhé!
https://onbrandcorp.com/vi/so-sanh-fba-va-fbm/
2.5. Đăng ký Trademark
Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp sản phẩm của bạn chất lượng hơn trong mắt của khách hàng và Amazon. Hơn thế nữa, đăng ký nhãn hiệu còn giúp bạn hạn chế việc bị khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
Kết luận
Bất chấp những nỗ lực của Amazon để chống lại hàng loạt các hình thức gian lận, vấn đề lừa đảo trên Amazon càng diễn ra tinh vi hơn mỗi ngày. Điều này tạo áp lực lên những người bán chân chính khác khi Amazon ngày càng thắc chặt quy định.
Những hành vi lừa đảo này thường đánh vào những doanh nghiệp chưa đăng ký Trademark hoặc không sử dụng FBA. Để hạn chế tối thiểu những sự việc như vậy diễn ra, hãy cân nhắc việc đăng ký nhãn hiệu và sử dụng hình thức FBA.
Amazon sẽ là nơi tuyệt vời để hỗ trợ doanh nghiệp của bạn tiếp cận người tiêu dùng trên toàn thế giới nếu bạn thật sự có kiến thức và đủ tỉnh táo!
Xem thêm dịch vụ thực thi bán hàng trên Amazon cho doanh nghiệp của Onbrand tại đây:
Please follow and like Onbrand