Lừa đảo qua mạng: Tố cáo ở đâu? Số điện thoại báo lừa đảo?

Tình hình tội phạm lừa đảo qua mạng ngày một gia tăng với tính chất vô cùng phức tạp, chúng sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi khiến nạn nhân không thể lường trước được. Vậy, nạn nhân cần phải làm gì khi sập bẫy lừa đảo qua mạng?

8.3 Lừa đảo qua mạng có khởi kiện được không?

8.1 Bị lừa đảo qua mạng có lấy lại được tiền không?

8. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến lừa đảo qua mạng

5. Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng thế nào? Mẫu Đơn tố cáo mới nhất

3.3 “Tỉnh táo” trước những tin tuyển dụng làm CTV việc nhẹ, lương cao

3.1 Cận trọng khi nhận được các đường link hoặc file qua Facebook, Zalo…

3. Cần biết gì để không sập bẫy các chiêu trò lừa đảo qua mạng?

2. Nhiều thủ đoạn lừa đảo qua mạng ai cũng nên biết để tránh

1. Thế nào là lừa đảo qua mạng?

Các văn bản luật hiện không có quy định giải thích thế nào lừa đảo, tuy nhiên có thể hiểu lừa đảo là việc dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để đạt mục đích nào khác.

Các thủ đoạn gian dối rất đa dạng, được sử dụng để giấu giếm nội dung sai sự thật làm cho người khác tin, tưởng là thật mà giao tiền, các tài sản khác cho đối tượng lừa đảo. Các hình thức của lừa đảo thường được dùng như: Dùng giấy tờ giải mạo; nói dối; giả danh cơ quan Nhà nước…

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng điều này để tiếp cận thêm nhiều “con mồi” sau đó thực hiện hành vi lừa đảo. Có thể thấy, lừa đảo qua mạng là một hình thức phạm tội phổ biến trên mạng.

Tóm lại, lừa đảo qua mạng là việc thông qua mạng máy tính, mạng internet, các đối tượng lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay qua Email… dùng thủ đoạn gian dối với mục đích khiến người khác tưởng là thật mà đưa tiền hoặc tài sản mình rồi chiếm đoạt tài sản.

>> Gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ cụ thể nhất về các vấn đề liên quan đến lừa đảo qua mạng.

2. Nhiều thủ đoạn lừa đảo qua mạng ai cũng nên biết để tránh

2.1 Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến

Hình thức lừa đảo qua mạng Internet, mạng viễn thông, qua các app trên mạng… có dấu hiệu gia tăng trong thời gian qua, với nhiều cách thức nhằm chiếm đoạt tiền của người dân. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng được sử dụng phổ biến:

– Các đối tượng chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook, Zalo,… của bị hại, sau đó sử dụng tài khoản này để nhắn tin đề nghị người thân, bạn bè chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn và bị chiếm đoạt.

– Nhắn tin thông báo người bị hại đã trúng giải thưởng có giá trị lớn, yêu cầu đóng góp ủng hộ quỹ người nghèo, tàn tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản chúng cho trước hoặc mua thẻ điện thoại chuyển thông tin cho các đối tượng sau đó bị chiếm đoạt tiền.

– Đăng tin tuyển dụng trên Facebook và dụ dỗ nạn nhân trở thành cộng tác viên bán hàng, sau đó yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng trên các sàn thương mại như Shopee, Lazada… Khi mua hàng, đánh giá sản phẩm, nạn nhân sẽ được thanh toán tiền hàng và trả thêm phần trăm hoa hồng. Sau đó, các đối tượng sẽ thực hiện hai kịch bản:

+ Một là chiếm đoạt luôn số tiền mua hàng của nạn nhân và xóa liên hệ;

+ Hai là chúng sẽ chuyển một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho nạn nhân để tạo niềm tin, sau đó khi có những đơn hàng lớn hơn, nạn nhân đã nhận hàng thì các đối tượng này sẽ “bùng” tiền và chặn liên hệ…

Xem thêm: Điểm danh 8 chiêu trò lừa đảo qua mạng cần cảnh giác  

2.2 Cảnh giác vụ lừa đảo qua mạng của người nước ngoài

Do mạng xã hội ngày càng phổ biến rộng rãi lại có nhiều đặc điểm như ẩn danh, liên kết được nhiều quốc gia,… Vì vậy, các chiêu trò lừa đảo qua mạng hiện nay không chỉ đến từ những đối tượng trong nước mà còn đến từ những đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia.

Trong đó, kịch bản lừa đảo phổ biến của những người nước ngoài này là kết bạn Facebook, Zalo,… để làm quen, tiếp cận “con mồi”. Sau một thời gian trò chuyện và tạo được niềm tin từ phía nạn nhân, các đối tượng ngỏ ý muốn chuyển tiền mặt về làm quà.

Sau đó, chúng tiếp tục giả làm nhân viên ngân hàng thông báo nạn nhân có bưu phẩm gửi từ nước ngoài về và yêu cầu nạn nhân phải chuyển trước một số tiền để đóng thuế, phí, tiền vận chuyển… Ngay sau khi nạn nhân thực hiện yêu cầu, chúng sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền này và xóa liên hệ.

Theo khoản 5, Điều 25, Công ước Bưu chính thế giới các Nghị định thư cuối cùng, các bưu gửi không được chấp nhận, cấm gửi gồm:

– Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào:

+ Trong bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên, nếu luật pháp nước gửi và nước nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín như một Bưu gửi ghi số;

+ Trong bưu kiện không khai giá được trao đổi giữa hai nước chấp nhận mở dịch vụ bưu kiện khai giá.

Ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này.

Như vậy, tiền là một trong số những hàng hóa, vật phẩm cấm gửi qua đường bưu chính, do vậy sẽ không có chuyện ai đó từ nước ngoài được gửi tiền mặt qua đường bưu điện về Việt Nam để làm quà. Người dân cần lưu ý điều này để không bị mắc bẫy.

Xem thêm: Cảnh giác nhận quà từ bạn ngoại quốc và bẫy lừa đảo 

>> Để tìm hiểu thêm về các thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay, bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

lua dao qua mangNhiều chiêu trò lừa đảo qua mạng người dân cần cảnh giác (Ảnh minh họa)

3. Cần biết gì để không sập bẫy các chiêu trò lừa đảo qua mạng?

Để không dính bẫy lừa đảo, bạn đọc cần tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về các thủ đoạn lừa đảo qua mạng, đồng thời lưu ý một số cách phòng tránh sau đây:

3.1 Cận trọng khi nhận được các đường link hoặc file qua Facebook, Zalo…

Khi nạn nhân bị lừa bấm vào link dẫn tới trang web độc hại, dù chưa thao tác gì tại website đó thế nhưng về mặt kỹ thuật, kẻ xấu có thể đã cài đặt được mã độc lên thiết bị của nạn nhân. Khi đó, hacker đủ quyền để kiểm soát máy tính, đánh cắp dữ liệu và các thông tin về tài khoản.

Do đó, không nên truy cập vào các đường link không rõ nguồn gốc hoặc có nghi ngờ về độ an toàn của đường link đó.

3.2 Thường xuyên đổi mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội

Việc đổi mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo,… nhằm mục đích tăng tính bảo mật cho tài khoản. Bởi, nếu để mật khẩu quá dễ đoán hoặc quá lâu sẽ không đảm bảo được tính bảo mật, khi đó các đối tượng sẽ lợi dụng sự sơ hở này để xâm nhập vào tài khoản mạng xã hội và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, người sử dụng mạng xã hội nên cài đặt thêm các phần mềm diệt virus, thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi của phần mềm và hệ điều hành.

3.3 “Tỉnh táo” trước những tin tuyển dụng làm CTV việc nhẹ, lương cao

Đối với những công việc làm cộng tác viên cho các gian hàng thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Đồng thời, không chuyển tiền đặt cọc theo yêu cầu nếu như chưa xác định được phía tuyển dụng có uy tín hay không…

>> Gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn về các cách phòng tránh lừa đảo qua mạng.

4. Bị lừa đảo qua mạng, tố cáo ở đâu?

Thông thường, với những vụ lừa đảo qua mạng sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì chứng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó.

Thay vào đó, nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

– Cơ quan điều tra;

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát các cấp;

– Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

Xem thêm: Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng 

>> Nếu không may trở thành nạn nhân của lừa đảo qua mạng, hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể cách giải quyết lừa đảo.

5. Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng thế nào? Mẫu Đơn tố cáo mới nhất

Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn trình báo công an;

– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

– Chứng cứ kèm theo để chứng minh.

Lưu ý, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an.

>> Gọi đến tổng đài 1900.6192 sẽ được các chuyên viên tư vấn của LuatVietnam hướng dẫn cụ thể cách làm đơn tố cáo lừa đảo.

Tham khảo mẫu Đơn tố cáo tội phạm lừa đảo mới nhất

Tải vềSửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Kính gửi: CÔNG AN ……………………………………………………………….

Tôi tên là :……………………………………………SĐT………………

CCCD số : ……………………………………………………………………..

ĐKHKTT : …………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại : …………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này xin trình báo với Quý cơ quan việc như sau:

…..………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi và gia đình, đồng thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến quyền tài sản của công dân, nay tôi đề nghị Qúy cơ quan xem xét các vấn đề sau đây:

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu kèm theo:

……, ngày …. tháng ….. năm……

Người làm đơn

6. Đường dây nóng tố cáo tội phạm lừa đảo

6.1 Đường dây nóng tố giác tội phạm lừa đảo của Bộ Công an

– Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

+ Tại Thành phố Hà Nội: 069.2342431

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 069.3336310

– Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 069.2348560

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: 069.2321671

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: 069.2345923

6.2 Đường dây nóng tố giác tội phạm của Công an thành phố trực thuộc Trung ương

TP. Hà Nội

024.3942.2532

069.219.6242

069.219.6254

069.219.6530

069.219.6764

TP. Hồ Chí Minh

0693187200

Thành phố Đà Nẵng

069.4260254

Thành phố Hải phòng

069.278.5874

Thành phố Cần Thơ

0693.672214

>> Bạn đọc có thể gọi ngay đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ sớm nhất.

7. Lừa đảo qua mạng bị xử lý thế nào?

7.1 Xử phạt hành chính

Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

7.2 Xử lý hình sự

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp tài sản mà họ chiếm đoạt trị giá từ 02 đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

– Đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội: Cướp tài sản; Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; trộm cắp tài sản;… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội;

– Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Theo đó, mức phạt của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Hình phạt chính

– Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm trong trường hợp:

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 triệu đồng – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

– Khung 02:

Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 50 – dưới 200 triệu đồng;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức;…

– Khung 03:

Phạt tù từ 07 – 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Khung 04:

Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung

– Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng;

– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm;

– Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

8. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến lừa đảo qua mạng

8.1 Bị lừa đảo qua mạng có lấy lại được tiền không?

Sau khi bị lừa đảo qua mạng, nạn nhân hoàn toàn có thể làm đơn tố giác đển cơ quan Công an để được giải quyết và lấy lại số tiền bị lừa. Tuy nhiên, với những thủ đoạn lừa đảo tinh vi như hiện nay, việc phát hiện tội phạm và lấy lại tiền tương đối phức tạp.

Do vậy, nạn nhân cần tích cực phối hợp với cơ quan Công an cung cấp chi tiết các chứng cứ có liên quan đến hành vi lừa đảo như: Tin nhắn, biên lai giao dịch chuyển tiền, file ghi âm cuộc gọi… Chứng cứ càng cụ thể thì quá trình giải quyết sẽ thuận lợi hơn.

8.2 Thời gian lấy lại tiền bị lừa đảo bao lâu?

Đối với trường hợp lừa đảo có tổ chức, việc giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, do đó sẽ cần một thời gian để truy tìm và xử lý. Vì vậy, số tiền bị lừa có thể được trả lại cho người bị hại trong vòng vài tuần, hoặc có thể là vài tháng, thậm chí là cả năm năm.

8.3 Lừa đảo qua mạng có khởi kiện được không?

Khởi kiện thường chỉ đặt ra với các tranh chấp dân sự. Trong khi đó, lừa đảo qua mạng là hành vi trái pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy người bị lừa đảo phải tố giác với cơ quan có thẩm quyền được được xử lý.

Trên đây là giải đáp về lừa đảo qua mạng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192  để được hỗ trợ.

Tháng 8/2022, LuatVietnam triển khai chuyên đề pháp luật Lừa đảo qua mạng, giúp cộng đồng nêu cao tinh thần cảnh giác đối với các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng hiện nay. Xem chi tiết tại đây.