Lựa Chọn Loại Hình Doanh Nghiệp Phù Hợp Với Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp

Bên cạnh các vấn đề như vốn điều lệ, thành viên, địa chỉ trụ sở,… thì một trong những vướng mắc của các nhà khởi nghiệp chính là thành lập công ty của mình theo hình thức nào. Loại hình doanh nghiệp rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sau này. Do đó, bạn phải nắm rõ các quy định pháp luật về các loại hình cụ thể để quyết định đúng đắn.
 

1. Các loại hình doanh nghiệp

 


 

Theo luật doanh nghiệp hiện hành, chúng ta có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Điểm chung của các loại hình này là đều được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản giữa các loại hình sẽ khác nhau về chế độ trách nhiệm, số lượng thành viên và cơ chế huy động vốn của công ty.

  • Doanh nghiệp tư nhân: do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn, tức là chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình cho hoạt động kinh doanh.
  • Công ty hợp danh: bao gồm thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn của mình.
  • Công ty TNHH: tùy vào số lượng thành viên, luật doanh nghiệp chia thành 2 loại nhỏ là Công ty TNHH MTV (do 1 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu) và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (2-50 thành viên).
  • Công ty cổ phần: có tối thiểu 3 thành viên là cổ đông sáng lập của công ty, chịu trách nhiệm hữu hạn. Đây là loại hình duy nhất có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.

2. Lựa Chọn Loại Hình Doanh Nghiệp Phù Hợp Với Doanh Nghiệp Khởi Nghiệp

 


 

Để doanh nghiệp khởi nghiệp có thể lựa chọn được loại hình công ty phù hợp, thường sẽ dựa trên những vấn đề, chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp muốn để phát triển sản phẩm theo ý muốn của mình.

2.1 Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

Ưu điểm
Cho các nhà khởi nghiệp lợi thế toàn quyền quyết định để có thể giữ hướng đi cho công ty đúng mục tiêu đề ra khi khởi nghiệp nhưng lại hạn chế về phát hành chứng khoán, huy động vốn. Vì các nhà khởi nghiệp đa phần không phải ai cũng có đủ nguồn lực về kinh thế đầy đủ để phát triển rộng lớn, thêm vào đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần nhiều nguồn đầu tư.
Nhược điểm
Công ty hợp danh có quy định về thành viên góp vốn nhưng thành viên này chỉ chịu trách nhiệm với tài sản mình đã góp vì ngay cả công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu hay thành viên sở hữu đều phải chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình, như vậy rủi ro rất lớn vì phần trách nhiệm chịu thiệt hại này sẽ khiến các nhà khởi nghiệp e dè khi lựa chọn 2 loại hình này.

2.2 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

Ưu điểm
Trách nhiệm tài sản được giảm thiểu trong phạm vi tài sản của công ty, những vần đề về quyền quyết định sẽ dựa trên phần vốn góp hay số cổ phần mà thành viên nắm giữ, và điều này thì các nhà khởi nghiệp có thể linh động, suy xét kĩ để đưa ra quyết định trước khi bán cổ phần hay cho thêm thành viên góp vốn vào. Đối với vấn đề chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật, thực ra luật quy định chặt chẽ như vậy cũng bởi chính do trách nhiệm tài sản của 2 loại hình này giảm thiểu, để đảm bảo quyền lợi của các bên đối tác hay cho vay, thì bắt buộc phải có những quy định như vậy để có sự công bằng, ngoài ra nếu các công ty xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ chính những người làm việc cho công ty mà còn tới nền kinh tế của đất nước.

3. Kết luận

Dựa trên tình hình kinh tế cũng như sự thuận lợi cho các nhà khởi nghiệp, các chuyên gia về pháp luật cũng như kinh tế khuyên những người mới khởi nghiệp nên chọn một trong hai loại hình là công ty cổ phần và công ty TNHH do đặc tính giảm thiểu trách nhiệm của các thành viên sở hữu. Đặc biệt hơn là với môi trường và nền kinh tế Việt Nam tại thời điểm hiện tại, nên thành lập doanh nghiệp theo mô hình công ty TNHH trước, rồi sau đó dần lên kế hoạch chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Các bước thành lập công ty TNHH tại Việt Nam khá đơn giản, mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý của loại hình này lại gọn nhẹ, hợp với những nhà khởi nghiệp khi phải tập trung nhiều vào các hoạt động kinh doanh, phát triển công ty. Khi đã phát triển tốt, xác định đi được đúng hướng hay nhận được tiền đầu tư, các bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi công ty của mình sang hình thức công ty cổ phần để huy động và tăng vốn nhanh hơn.