Lớp bếp nhí

Trong  mỗi gia đình, gian bếp không chỉ là nơi tạo ra những bữa ăn ngon lành, dinh dưỡng mà còn giúp gắn kết những thành viên trong một gia đình thông qua những hoạt động nấu nướng, đặc biệt là với những thành viên nhỏ tuổi trong nhà.

Việc sớm làm quen với bếp núc mang đến nhiều lợi ích lâu dài , dù thực tế các đầu bếp nhí gặp không ít khó khăn khi vào bếp.

Bạn Hùng Đăng , 14 tuổi, chia sẻ: “Con thấy cái việc khó nhất trong nấu ăn là nêm nếm gia vị , có khi con lỡ nêm nhiều muối quá thì chẳng ai ăn được”.

Bạn Minh Duyên, 9 tuổi, chia sẻ: ” Con thấy khó nhất ở cái chỗ là mình phải làm sao mà cho nó đúng, con mới chiên trứng thì nó hay bị khét lắm luôn. Thường thì con hay làm những món như cơm trộn Hàn Quốc hay mì trộn do Mẹ dạy con nấu”.

Bạn Song Thư, 9 tuổi: “Khi chiên thì con sợ nó bị cháy và sẽ không đẹp”.

Ẩm thực Ngon và Lành với những chuyên gia ẩm thực giàu kinh nghiệm trong giáo dục luôn tâm niệm và cam kết truyền đạt kinh nghiệm nấu ăn để sau này con trẻ có nền tảng tự lập và tự chế biến những món ăn ngon , lành và bổ dưỡng cho bản thân và chăm sóc những người thân yêu của mình trong gia đình, giúp cho bản thân mình có thể tự lập khi đi học xa nhà, xa cha mẹ trong bước đường của bản thân các bé sau này.

Có một câu chuyện có thật như sau:

Một vị phụ huynh có con đang du học tự túc tại Australia đã than thở và chia sẻ với một vị đại diện của một trường Đại học của Australia có chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh như sau: ” Chị ơi, giờ tôi rất đau khổ và chắc sẽ cho con bé nhà tôi về lại Việt Nam quá vì con tôi khổ sở quá”.

– “Sao vậy chị? Nhà trường có phương pháp dạy có vấn đề gì không mà chị lại cho cháu về Việt Nam?” – Vị đại diện của trường Đại học lập tức hỏi lại.

– Không có, phương pháp dạy của trường rất tốt, tuy nhiên vì cháu du học tự túc nên không có người thân bên cạnh và vì cháu không biết nấu ăn nên rất gặp rất nhiều khó khăn do phải tự túc một mình sau giờ học ở trường. Lúc còn ở Việt Nam, gia đình tôi có người làm nên cháu không phải làm bất cứ việc gì cả, khi sang Austrlia du học thì cháu phải đi một mình nên gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện môi trường không có nhiều quán ăn như ở Việt Nam, đa số toàn thức ăn nhanh và không có nhiều món Việt , cháu thường xuyên phải ăn mì gói. Có khi tháng đầu tiên , cháu toàn ăn mì gói trong các bữa ăn. 

Đây là câu chuyện có thật được Ẩm thực Ngon và Lành ghi nhận lại đã xảy ra, vì lý do tế nhị chúng tôi xin không nêu rõ tên của nhân vật trong câu chuyện.

Đội ngũ chuyên gia, giáo viên của Ẩm thực Ngon và Lành:

– Bà Hồ Đắc Thiếu Anh – chuyên gia ẩm thực . Hội viên chuyên ngành Văn hóa ẩm thực UNESCO Việt Nam, Giáo viên gia chánh các Trung tâm Đào tạo Kỹ năng cuộc sống và các Đài Truyền hình. Hội viên Hội nhà Văn TP. HCM. Tác giả của nhiều đầu sách về Ẩm thực đã được xuất bản.

– Cô Nguyễn Hồ Tiếu Anh – Giám đốc Công ty TNHH Ẩm thực Ngon và Lành , Hội viên chuyên ngành Văn hóa ẩm thực UNESCO Việt Nam. Giáo viên gia chánh các Trung tâm Đào tạo Kỹ năng cuộc sống và các Đài Truyền hình (chương trình Vui sống mỗi ngày của VTV3, chương trình Sức Sống mới),

Tốt nghiệp loại Giỏi Lớp Bếp trưởng Trường dạy nghề Hướng nghiệp Á Âu . Tốt nghiệp loại Giỏi lớp Bếp trưởng Trường Trung học Nghề Sài Gòn Tourist