Lợi Thế Cạnh Tranh Là Gì? Lợi Thế Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp – Sabay Group

Để nhận được nhiều lợi nhuận và doanh thu trong hoạt động kinh doanh, lợi thế cạnh tranh là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp phải có. Lợi thế cạnh tranh là gì? Cách xác định lợi thế cạnh tranh ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết với Sabay nhé!

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp doanh nghiệp nổi bật hơn các đối thủ khác. Nhờ vào lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn và nắm giữ vị trí quan trọng trong mắt người tiêu dùng. Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh còn mang đến cho doanh nghiệp cơ hội phát triển bền vững.

Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp mang đến cho họ những lợi ích về chi phí. Đồng thời mang lại lợi ích xa hơn các sản phẩm cạnh tranh. Từ đó, tạo nên lợi nhuận lớn hơn cho chính công ty của mình.

Khi công ty sử dụng nguồn lực và khả năng của nó, sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh và mang giá trị vượt trội. Với hai lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt, đây là một trong những ưu thế công ty vì nó mô tả vị trí đúng của công ty trong ngành kể cả về chi phí lẫn sự khác biệt.

loi-the-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-la-gi

Thông thường: các doanh nghiệp thường phát triển lợi thế cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tốt khác nhau. Trong đó có thể kể đến: thương hiệu, mạng lưới phân phối, dịch vụ, chi phí,…

Khi doanh nghiệp đầu tư phân tích và tìm ra lợi thế của mình, họ có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh để phát triển thế mạnh của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra những chiến lược quảng bá và kế hoạch đầu tư phù hợp với mình. Như vậy, doanh nghiệp có thể ghi dấu ấn khác biệt trong lòng khách hàng.

Ví dụ: Kinh Đô là một trong những thương hiệu lâu đời trong việc kinh doanh bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu. Khi nhắc đến mùa trung thu, nhiều người tiêu dùng đều nghĩ ngay đến thương hiệu này. Dù hiện tại, thương hiệu này đã bán cho đơn vị khác, tuy nhiên, dòng bánh kẹo của Kinh Đô vẫn được nhiều người tin dùng. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh về mặt thương hiệu của Kinh Đô mà ít doanh nghiệp nào sở hữu.

Các loại lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh có thể chia làm nhiều loại như:

  • Sản phẩm có chất lượng, ưu điểm vượt trội hơn đối thủ;
  • Giá cả hàng hóa thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh;
  • Hàng hóa, dịch vụ có sự khác biệt so với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
  • Dịch vụ doanh nghiệp cung cấp được đánh giá cao hơn so với đối thủ;
  • Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh có thông tin minh bạch, chi tiết hơn so với công ty khác,…

>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Để xác định  lợi thế cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

Xem xét và tự đánh giá năng lực bản thân

Cách đầu tiên để tìm kiếm lợi thế cạnh tranh của mình chính là tự đánh giá khả năng của bản thân. Đây là bước đầu tiên, đặt nền tảng để tìm kiếm những cơ hội khác so với đối thủ của mình.

Để tự đánh giá bản thân, bạn cần xem xét điểm mạnh, điểm yếu của mình. Thông qua đó, so sánh ưu nhược điểm của mình với các đối thủ khác. Đồng thời xem xét khả năng cơ hội giữa mình và đối thủ.

Bên cạnh đó, việc nắm được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng là lợi thế để bạn cạnh tranh thuận lợi. Đôi khi, điểm yếu của đối thủ cũng chính là điểm mạnh của mình. Và đôi khi, điểm yếu của bạn không phải là điểm mạnh của họ. Việc đánh giá bản thân một cách khách quan sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích.

Dựa vào yếu tố sáng tạo

Một cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là dựa vào những yếu tố sáng tạo. Việc sao chép hay đi theo lỗi cũ không mang đến cho bạn những lợi thế hơn so với đối thủ. Thay vào đó, tự tạo ra con đường riêng cho mình sẽ mang đến sự thành công cho bản thân.

Cach Xac Dinh Loi The Canh Tranh Cua Doanh Nghiep

Phân tích điểm yếu của đối thủ

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Người thành công là người biết cách tìm ra điểm yếu của đối thủ, tấn công vào điểm yếu ấy và mang đến lợi ích cho mình. Khi phát hiện và tìm ra điểm yếu của đối thủ, bạn cần phải biết cách phân tích những điểm mấu chốt. Từ đó, lợi dụng điểm yếu của họ để phát triển điểm mạnh của mình.

Tìm ra lợi thế vượt trội của mình

Một trong các cách xác định lợi thế cạnh tranh mà bạn hoàn toàn có thể học hỏi đó chính là biết tìm ra được những lợi thế, ưu điểm nổi trội của mình.

Ưu thế nổi bật mà bản thân bạn dễ dàng nhận biết nhất đó chính là những điểm mạnh của bạn mà đối thủ cạnh tranh lại không có hoặc có thể có nhưng kém nổi bật hơn. Từ những điểm mạnh đó, bạn có thể khai thác và tìm ra được lợi thế của doanh nghiệp và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online

Hướng dẫn các cách nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Sau khi bạn đã nắm được cách xác định vấn đề này trong doanh nghiệp thì cần có sự áp dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không chỉ dừng ở việc áp dụng mà bạn phải luôn luôn nâng cao vấn đề này trong kinh doanh của mình. Nhờ đó, doanh nghiệp của bạn mới có thể khẳng định được vị thế của mình. Các cách để nâng cao lợi thế như sau:

Chú ý tập trung vào chất lượng của sản phẩm, hàng hóa kinh doanh

Để không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh thì bạn phải luôn luôn tập trung vào chất lượng của hàng hóa, sản phẩm. Bởi vì chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng mà khách hàng hướng đến.

Nếu sản phẩm doanh nghiệp bạn bán ra dù cho mẫu mã đẹp, đến từ thương hiệu nổi tiếng nhưng chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì khách hàng vẫn có thể quay lưng với doanh nghiệp bạn.

Do đó, cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh đó chính là luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm bán ra cho khách hàng. Sản phẩm tới tay người tiêu dùng phải an toàn, chất lượng và mang lại nhiều giá trị có ích.

Chú ý tập trung chất lượng dịch vụ khách hàng

Một cách để nâng cao lợi thế trong kinh doanh đó chính là luôn chú ý tập trung vào chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn thử nghĩ xem, nếu như sản phẩm mà doanh nghiệp bạn bán ra có chất lượng tốt nhưng dịch vụ khách hàng kém thì khách hàng vẫn sẵn sàng quay lưng với sản phẩm của bạn.

Do đó, cần tập trung vào chất lượng dịch vụ khách hàng và đây cũng chính là chiến lược marketing mang lại nhiều lợi ích.

Để mang đến dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng thì bạn cần phải lên kế hoạch tư vấn chăm sóc khách hàng từ bước gọi điện, nhắn tin, gửi email,… Đối với những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng thì cần giải quyết nhanh chóng và hợp lý.

Có như vậy thì khách hàng mới tin tưởng và có sự gắn bó lâu dài với sản phẩm doanh nghiệp của bạn.

Huong Dan Cac Cach Nang Cao Loi The Canh Tranh Trong Kinh Doanh

Nên giảm thiểu chi phí kinh doanh

Giảm thiểu chi phí kinh doanh cũng là chiến lược để nâng cao lợi thế cạnh tranh mà bạn nên áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Khi trên thị trường xuất hiện hai sản phẩm cùng phân khúc có chất lượng, mẫu mã và kiểu dáng như nhau nhưng lại có giá thành khác nhau thì tất nhiên khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm có chi phí rẻ hơn. Do đó, đôi lúc bạn cũng nên tối ưu hoá việc giảm chi phí trong đầu tư, để giá sản phẩm thấp hơn một chút so với đối thủ thì đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh.

Có sự sáng tạo những giá trị cao

Cách để nâng cao lợi thế của doanh nghiệp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó chính là không ngừng sáng tạo ra những giá trị thiết thực nhất.

Một ví dụ cho vấn đề này đó là có thể đến ngày sinh nhật của những khách hàng thân quen thì doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật, các món quà lưu niệm hoặc tri ân bằng chương trình khuyến mãi, voucher,…

Hoặc vào các kỳ nghỉ lễ nào đó như năm mới, giáng sinh thì bạn có thể tạo ra những giá trị tinh thần đến khách hàng bằng những lời chúc, quà tặng,…

Tuy điều này chỉ là những giá trị tinh thần nho nhỏ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa cho khách hàng và là chìa khóa để giữ chân họ lâu dài.

Ứng dụng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cao

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển thì việc ứng dụng những thiết bị máy móc hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh là cách để giúp doanh nghiệp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh chóng và tạo nên năng suất cao hơn.

Mặt khác, nhờ sự ứng dụng này cũng có thể tạo ra sự đột phá trong từng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất nên. Nhờ đó, doanh nghiệp của bạn có có lợi thế lớn hơn so với đối thủ.

>>> Xem thêm: Văn phòng hạng A là gì? Tiêu chuẩn đánh giá văn phòng hạng A

Kết luận

Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích!

SABAY BUILDING

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 04, quận Tân Bình, TP. HCM

 

5/5 – (102 bình chọn)