Lợi Thế Cạnh Tranh – Yếu Tố Quyết Định Thành Công Của Doanh Nghiệp

Lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage) là một trong 9 thuật ngữ chính của quản trị chiến lược. Ngày nay, một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt phải nắm rõ được lợi thế của doanh nghiệp mình. Vậy lợi thế cạnh tranh là gì? Ảnh hưởng của nó đến hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

Khái niệm lợi thế cạnh tranh

1. Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh có thể được định nghĩa là “bất cứ thứ gì một công ty có thể làm thực sự tốt so với các công ty đối thủ”.  Tức là khi một doanh nghiệp có thể làm điều mà đối thủ cạnh tranh không thể làm hoặc sở hữu điều gì mà đối thủ mong muốn.

lợi thế cạnh tranh

2. Lợi thế cạnh tranh được chia thành nhiều loại

– Lợi thế cạnh tranh có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như:

– Khách hàng mua hàng vì chất lượng sản phẩm của DN nổi trội hơn so với đối thủ.

– Khách hàng mua hàng vì giá sản phẩm của DN thấp hơn đối thủ.

– Sản phẩm của DN có sự khác biệt mà khách hàng đánh giá cao.

– Dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ: ví dụ phương thức giao nhận, thanh toán, thái độ của nhân viên.

– Năng lực quản trị tốt tạo ra các sản phẩm ngày càng tốt, rẻ và ổn định hơn.

– Thông tin về sản phẩm của DN tới khách hàng có phạm vi và mật độ hơn đối thủ.

– Thương hiệu của DN tốt hơn so với đối thủ.

– Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm hơn đối thủ để có những bước đột phá.

Tuy nhiên, theo Michael Porter có hai loại lợi thế doanh nghiệp cạnh tranh cơ bản là Lợi thế chi phí và Lợi thế khác biệt.

– Lợi thế chi phí: Tồn tại khi một công ty có thể mang lại những lợi ích tương tự như các đối thủ của mình nhưng ở mức chi phí thấp hơn. (Khách hàng mua hàng vì giá sản phẩm của DN thấp hơn đối thủ).

– Lợi thế khác biệt: công ty có thể mang lại những lợi ích vượt xa các sản phẩm cạnh tranh. (Sản phẩm của DN có sự khác biệt mà khách hàng đánh giá cao.)

Doanh nghiệp dựa vào đâu để tạo lợi thế cạnh tranh

Quan điểm dựa trên nguồn lực nhấn mạnh rằng một công ty sử dụng các nguồn lực và khả năng của nó để tạo ra một lợi thế cạnh tranh. Kết quả là tạo ra được giá trị vượt trội.

1. Nguồn lực của doanh nghiệp

Theo quan điểm dựa vào nguồn lực, để phát triển lợi thế, công ty phải có các nguồn lực và khả năng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nếu không có ưu thế vượt trội này, các đối thủ cạnh tranh đơn giản là sẽ bắt chước những gì công ty đang làm và bất kỳ lợi thế nào cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

Nguồn lực là những tài sản cụ thể của công ty, được dùng để tạo ra một lợi thế chi phí hoặc lợi thế khác biệt mà một số đối thủ cạnh tranh cũng có thể có được một cách dễ dàng.

Sau đây là một số ví dụ về những nguồn lực đó:

– Bằng sáng chế và Nhãn hiệu

– Bí quyết riêng

– Cơ sở khách hàng có sẵn

– Danh tiếng của công ty

– Vốn thương hiệu

2. Khả năng của doanh nghiệp

Khả năng đề cập đến năng lực sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả của công ty. Một ví dụ để minh họa đó là khả năng đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Những khả năng này được gắn vào hành vi của tổ chức, nó không dễ dàng được ghi lại như những quy trình đơn giản, và do đó rất khó cho các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước.

Các nguồn lực và khả năng của công ty cùng nhau tạo thành năng lực đặc biệt cho tổ chức. Những năng lực này tạo điều kiện cho sự đổi mới, hiệu quả, chất lượng và đáp ứng khách hàng, tất cả đều có thể được tận dụng để tạo ra lợi thế chi phí hoặc lợi thế khác biệt.

3 96

3. Lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt

Lợi thế cạnh tranh được tạo ra bằng cách sử dụng các nguồn lực và khả năng để đạt được cấu trúc chi phí thấp hơn hoặc tạo ra một sản phẩm khác biệt. Một công ty sẽ tự định vị nó trong ngành bằng việc lựa chọn lợi thế về chi phí thấp hay sự khác biệt. Quyết định này là một thành tố cốt lõi trong chiến lược cạnh tranh của công ty.

Một quyết định quan trọng khác là phân khúc thị trường họ nhắm tới rộng hay hẹp. Porter đã tạo ra một ma trận sử dụng lợi thế chi phí, lợi thế khác biệt, độ rộng hẹp của phân khúc thị trường để xác định một bộ chiến lược chung mà công ty có thể theo đuổi trong việc tạo ra và duy trì một lợi thế trong việc cạnh tranh.

4. Tạo ra giá trị

Công ty tạo ra giá trị bằng cách thực hiện một loạt các hoạt động mà Porter định nghĩa là chuỗi giá trị. Ngoài các hoạt động tạo ra giá trị riêng cho chính công ty, công ty còn cần tổ chức một hệ thống giá trị gồm các hoạt động theo chiều dọc, bao gồm các nhà cung cấp ở phía trên và các kênh phân phối ở phía dưới.

Để đạt được lợi thế, công ty phải thực hiện một hoặc nhiều hoạt động tạo giá trị mà theo đó giá trị tổng thể họ tạo ra phải lớn hơn so với đối thủ. Giá trị vượt trội được tạo ra bằng cách giảm thiếu chi phí hoặc gia tăng lợi ích vượt trội cho người tiêu dùng (khác biệt).

Cách xác định lợi thế doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường

Có khá nhiều quan điểm về lợi thế kinh doanh, tuy nhiên mục đích để xây dựng chiến lược là đảm bảo cho doanh nghiệp giành được lợi thế bền vững so với đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả nhất. Vậy vấn đề đặt ra, bằng con đường nào? Cách thức nào để giành lợi thế trong kinh doanh. Chính vì lẽ đó, những yếu tố sau đây sẽ giúp bạn quán triệt trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.

1. Tập trung vào các nhân tố then chốt để giành thắng lợi

Để doanh nghiệp giành lợi thế so với đối thủ thì trước hết doanh nghiệp phải tìm ra các lĩnh vực, nhân tố then chốt. Đây là các yếu tố đóng vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giành lợi thế chiến lược hơn các đối thủ.

2. Dựa vào phát huy ưu thế tương đối

Chiến lược kinh doanh được dựa vào lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất và dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, tìm ra sự khác biệt, điểm mạnh của mình để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Với ưu thế về các mặt sau: Chủng loại, chất lượng, giá bán sản phẩm, kỹ thuật công nghệ, hệ thống tiêu thụ. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng ưu thế so với đối thủ cách tranh.

3. Dựa trên yếu tố sáng tạo

Để kinh doanh đột phá, doanh nghiệp phải có các nhân tố đốt phá, sáng tạo trong công nghệ. Đồng thời, chấp nhận thách thức, rủi ro sẽ mang lại những thành công bất ngờ.

lợi thế cạnh tranh

4. Dựa trên nền tảng khai thác khả năng của nhân tố bao quanh yếu tố then chốt

Để chiếm được lợi thế, doanh nghiệp cần lựa chọn các nhân tố then chốt nhằm cải tiến sản phẩm, dịch vụ tạo ra ưu thế với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, để đạt được lợi thế đó, doanh nghiệp phải có chi phí cho một sản phẩm thấp hơn đối thủ. Làm thế nào, sản phẩm của mình khác biệt để có thể tính giá cao hơn?

Bên cạnh đó, để khách hàng trả giá cao hơn sản phẩm của đối thủ thì chắc chắn sản phẩm của mình phải cạnh trạnh hơn trên một phương diện nào đó như: chất lượng, thời gian cung ứng, dịch vụ khi bán hàng, dịch vụ hỗ trợ…

Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt trên cách phương diện: hiệu quả, chất lượng, đổi mới nhanh, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đây là cách cơ bản cắt giảm chi phí và đa dạng hóa sản phẩm.

Có thể thấy, lợi thế cạnh tranh đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cũng như có kế hoạch rõ ràng trong việc hoạch định lợi thế cho doanh nghiệp mình.

7 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàng ngày càng khó tính và có nhiều đòi hỏi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs – Small and Medium Enterprises) cần tận dụng những lợi thế hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. )

1. Sáng tạo ra các giá trị cao, độc lâp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn hẹp, thường lo sợ lợi thế về quy mô và sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp lớn. Thực ra, ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng luôn tránh được cuộc cạnh tranh đối đầu về giá. Bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho cộng đồng, cụ thể là cho khách hàng. Giá trị được tạo ra càng lớn thì phần thưởng (lợi nhuận, uy tín, sự trung thành của khách hàng, nguồn lực…) mà công ty nhận được từ khách hàng càng lớn.

Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tập trung tìm hiểu nhu cầu của xã hội, khách hàng, phải có chiến lược kinh doanh riêng, bảo đảm tạo ra những giá trị cao, độc đáo cho khách hàng.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã nổi lên trong việc tạo ra chỗ đứng riêng như bưởi Năm Roi, tranh cát, hoa đất sét… Hiệu quả này xuất phát từ việc nắm bắt những nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra giá trị làm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của khách hàng.

2. Chú trọng hơn đến yếu tố dịch vụ

Các nền kinh tế lớn hiện nay đều là nền kinh tế dịch vụ. Xu thế này cũng được thể hiện rất rõ khi Việt Nam hội nhập. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế ngày càng gia tăng. Vì vậy, đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khai thác cho tương lai lâu dài và bền vững của mình. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ biết khai thác tố t hơn nữa các dịch vụ kèm theo sẽ mang lại hiệu quả nhân đôi, nhân ba.

Do gần gũi và hiểu rõ nhu cầu cụ thể của khách hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế rất lớn trong việc tạo ra các dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu đó. Khi đáp ứng dịch vụ tốt, không ai có thể cạnh tranh được với họ.

3. Có tầm nhìn dài hạn đến sự phát triển

Không ai lớn lên mà không bất đầu từ tấm bé, thậm chí bắt đầu từ số 0. Thành công vang dội của Google, Yahoo, Microsoft đi từ 0 đến “có nhiều” và trở thành người khổng lồ. Trong quá trình này, họ cũng không ngần ngại sự có mặt của những công ty lớn trước đó. Vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tự tin vào giá tri và sự tồn tại của bản thân, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội và khách hàng. Để làm tốt điều này doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có tầm nhìn cho sự phát triển.

Chẳng hạn như Henry Ford đã có một tầm nhìn “dân chủ hóa thị trường xe hơi”. Ông muốn mỗi người lao động bình thường với thu nhập trung bình, cũng có thể sở hữu một chiếc xe hơi. Tầm nhìn này đã biến Ford Motor từ một công ty gia đình trở thành Tập đoàn hùng mạnh như ngày nay.

Tầm nhìn dài hạn sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành được hệ thống sản xuất kinh doanh phù hợp, từng bước chuyên nghiệp hóa trong sự phát triển. Từ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có thể bảo đảm năng lực quản lý các hệ thống lớn trong tương lai không xa. Thường xuyên học tập và phát triển năng lực, chuẩn bị cho tương lai tươi sáng hơn là nhiệm vụ cáp bách của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

4 111

4. Tìm những phân khúc thị trường phù hợp

lợi thế cạnh tranh

Khi quy mô và tiềm lực còn nhỏ, chiến lược thường được sử dựng của doanh nghiệp vừa và nhỏ là chui vào các ngách nhỏ của thị trường – nơi các “ông lớn” không thể chui vào. Vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chú ý những ngành nghề, ngóc ngách trên thị trường mà các công ty lớn không khai thác hoặc khó thâm nhập.

Chiến lược thiết lập những “an toàn khu” hoặc “bám thắt lưng địch mà đánh” cũng có thể được áp dụng một cách sáng tạo trong kinh doanh ngày nay, nếu phải đương đầu với những người khổng lồ.

5. Cạnh tranh dựa trên yếu tố tốc độ

Các doanh nghiệp lớn luôn có bộ máy cồng kênh, các quy trình và thủ tục phức tạp nên thường gặp nhiều khó khăn và chậm chạp trong quá trình chuyển đổi sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong khi đó, với lợi thế nhỏ, gần gũi khách hàng, SMEs có ưu thế hơn ở khía cạnh này.

Trong thời đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các công ty kịp thời thỏa mãn nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Ai gần với khách hàng hơn, nắm bắt nhanh hơn, phản ứng tốt với sự thay đổi này và làm khách hàng thỏa mãn sẽ được lựa chọn.

6. Phát triển thông qua liên minh chiến lược

lợi thế cạnh tranh

Vấn đề khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là thiếu nguồn lực. Để thu hút nguồn lực từ thị trường trước hết họ cần có tư duy “hệ thống mở” trong quá trình phát triển. Toàn cầu hóa không chỉ làm biên giới giữa các quốc gia mờ đi mà còn làm cho biên giới của các tổ chức kinh doanh dần được xóa bỏ. Vì thế, một hệ thống mở, tương tác và khai thác tốt hơn những nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển là rất cần thiết. lợi thế cạnh tranh

Giải pháp cho vấn đề này, cần đến sự hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, đào tạo, quảng bá tiếp thị… Bên cạnh đó là việc thuê các chuyên gia giỏi theo giờ hoặc dự án. Vai trò của các hiệp hội, tổ chức quốc tế phi Chính phủ cũng được nhấn mạnh…

Trong điều kiện tư duy hệ thống mở, mạng lưới và liên minh chiến lược (Strategic Alliance) luôn là việc làm quan trọng. Liên minh hợp tác để hỗ trợ, giúp đỡ cũng như bù đắp những mặt mạnh, yếu của nhau cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi tiến hành liên minh chiến lược, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiểu rõ lý thuyết về nguồn lực tối thiểu. Thuyết này cho rằng, để tối đa hóa lợi ích, các “ông nhỏ” nên tụ tập lại với nhau chứ đừng “chơi” với “ông lớn” vì lợi ích thu được sẽ phân chia theo nguồn lực đóng góp.

7. Tận dụng sự phát triển của công nghệ 

lợi thế cạnh tranh

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tận dụng tốt hơn nữa những cơ hội mà sự phát triển của thời đại ngày nay mang lại. Đó là lợi thế của công nghệ lnternet, giải pháp phần mềm, vận tải, bưu điện… Cụ thể là thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể tiếp cận được thị trường, kể cả ở những nơi xa xôi nhất.

 

Tìm kiếm liên quan đến lợi thế cạnh tranh

  • ý nghĩa của lợi thế cạnh tranh
  • năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
  • các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
  • khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững là gì
  • lợi thế cạnh tranh michael porter pdf
  • lợi thế cạnh tranh của vinamilk
  • bản chất của lợi thế cạnh tranh