Logistics Là Gì? Tổng Quan Ngành Quản trị Logistics Và Cơ Hội Việc Làm

Logistics là một trong những ngành nghề đang dần trở nên thịnh hành và được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm trong những năm đổ lại đây. Xu thế phát triển, giao thương giữa các quốc gia khiến ngành Logistics cần nhiều nhân lực cũng như mang lại cơ hội phát triển rất tốt trong tương lai cho đất nước. Do đó, đây là một trong những ngành đặc biệt được nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm kiếm việc làm hoặc các bạn học sinh muốn đặt nguyện vọng cho kỳ thi đại học của mình.

Trong bài viết dưới đây, IL Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc tất tần tật từ A đến Z những kiến thức cơ bản và thông tin chi tiết về ngành Logistics. 

logistics

Tìm hiểu chi tiết về ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics là gì?

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì logistics là quá trình, dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong một công ty chuyên sản xuất về các sản phẩm hữu hình. 

Hiện nay, có nhiều trường Đại học đã đưa Logistics vào chương trình giảng dạy cho sinh viên. Một số trường đại học tiêu biểu có dạy ngành Logistics có thể kể đến như Đại học UEH. Đại học Giao thông Vận Tải, Đại học Bách Khoa, Đại Học Ngoại Thương,… 

logistics

Logistics là một trong những ngành có cơ hội việc làm tiềm năng tại Việt Nam

Khi theo học chuyên ngành logistics, người học sẽ được đào tạo chi tiết và bài bản về những kiến thức nền tảng của ngành và những kiến thức chuyên sâu cùng những tình huống thực tế với những nội dung liên quan đến Logistics như hải quan, giao nhận quốc tế, kho bãi, chi phí vận chuyển, chuỗi cung ứng, ….

Quản trị Logistics là gì?

Quản trị Logistics là một phần trong quá trình chuỗi cung ứng. Bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và cả kiểm soát quá trình di chuyển, dự trữ sản phẩm một cách hiệu quả từ nhà sản xuất đến các điểm tiêu dùng cho khách hàng theo các đơn đặt hàng.

logistics

Quản trị Logistics là một bước không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp

Quản trị Logistics giúp quản lý hiệu quả các nguồn lực như: nguyên liệu đầu vào, thiết bị sản xuất, vật tư cần thiết,… cho quá trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp. Quá trình quản trị này liên quan mật thiết đến đến việc tích hợp những luồng thông tin cần thiết và những công cụ quản lý, xử lý nguyên vật liệu đầu vào đến quy trình đóng gói, sản xuất cũng như vận chuyển, kiểm kê và lưu kho… 

Ngành Logistics học gì?

Tùy thuộc vào chuyên môn của từng trường đại học mà sẽ có cách dạy ngành Logistic khác nhau. Đối với những trường dạy theo hướng chuyên môn hóa và chuyên sâu về quản trị, quản lý chuỗi cung ứng, người học sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về quy trình vận chuyển trọn gói từ nhà máy sản xuất cho đến các địa điểm tiêu thụ hàng hóa cho người tiêu dùng với rất nhiều những phương thức vận tải khác nhau, bao gồm: hàng không, đường sắt, đường bộ, đường biển,.. 

logistics

Ngành Logistics sẽ được học về quy trình quản lý chuỗi cung ứng cũng như quy trình trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu về quy trình sản xuất, người học ngành Logistics cũng được học những kiến thức liên quan như marketing, quản trị chiến lược, các môn liên quan đến xây dựng và quản lý hệ thống ở các chuỗi kho bãi hàng hóa và những điểm kết nối cùng các phương thức vận tải tối ưu để có thể tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp trong quy trình cung ứng hàng hóa.

Về kiến thức chuyên ngành, người học sẽ được học các môn cụ thể và chuyên sâu như:

  • Quản trị nhân sự

  • Luật vận tải

  • Kinh tế Logistics

  • Quản trị Logistics

  • Quản trị hệ thống phân phối

  • Quản trị chuỗi cung ứng

  • Giao nhận vận tải và khai thác vận tải đa phương thức

  • Nghiệp vụ kế toán, tài chính,…

  • Incoterm

logistics

Ngoài được học về kiến thức chuyên môn, người học còn được trang bị nhiều kỹ năng quan trọng

Về những kỹ năng cần thiết cho ngành Logistics, người học sẽ được học về những kỹ năng chuyên môn như:

  • Điều hành dịch vụ vận tải 

  • Lập kế hoạch cho tổ chức

  • Nghiệp vụ về giao nhận vận tải đa phương thức

  • Phân tích luồng hàng và xác định nhu cầu khách hàng

  • Quản trị về quy trình phân phối từ nhà sản xuất đến khách hàng

  • Quản lý trung tâm phân phối,…

Ngoài ra, một số kiến thức và kỹ năng cần thiết mà người học cần trang bị cho việc làm trong tương lai có thể kể đến như kỹ năng lập kế hoạch, kiến thức về tổ chức công tác trong quy trình sản xuất như đóng gói, sản xuất, kho bãi, giao nhận, xếp dỡ, cung ứng, ..  Biết cách lập và phân tích báo cáo tài chính của công ty, phân tích những báo cáo về kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất, báo cáo về hiệu quả hoạt động Logistics, vận tải đa phương thức, … Thiết kế được mạng lưới cung ứng, logistics, phát triển và quản lý chuỗi cung ứng sao cho mang lại hiệu quả cao và đảm bảo chi phí vận hành cho công ty… 

Cơ hội việc làm khi học ngành Logistics

Khi hoàn thành bậc Đại học, Cao học, với những kiến thức và kỹ năng về ngành Logistics tại trường, người học sẽ được mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là trong thời điểm dịch vụ Logistics của Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Ngay sau khi ra trường, người học sẽ có đủ khả năng và nghiệp vụ để có thể làm việc và thực tập tại các doanh nghiệp, công ty chuyên về dịch vụ vận tải, cung ứng hàng hóa, doanh nghiệp chuyên về dịch vụ logistics,… Những phòng ban phù hợp với chuyên môn của sinh viên ngành Logistics bao gồm: kinh doanh quốc tế, kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng, chăm sóc khách hàng, marketing, kế hoạch, cung ứng vật tư hoặc thậm chí là phòng ban kế toán.

logistics

Cơ hội việc làm của ngành Logistics tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh, có tới gần 1000 doanh nghiệp đang hoạt động trong dịch vụ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng so với tổng số doanh nghiệp Logistics trên cả nước là khoảng 1500 doanh nghiệp. Trung bình, cứ mỗi tuần sẽ có một công ty về Logistics được cấp phép cho quá trình hoạt động hoặc bổ sung thêm chức năng logistics cho doanh nghiệp. Do đó, đây chính là cơ hội tiềm năng cho những ai đang theo học chuyên ngành Logistics khi nguồn nhân lực cho ngành Logistics đang thiếu hụt trầm trọng do sự bùng nổ của ngành này đối với kinh tế Việt Nam

Ngành Logistics đóng góp tới 21% GDP cả nước trong năm 2021, đây là một con số đáng kinh ngạc. Những lợi nhuận mà ngành Logistics đóng góp cho nền kinh tế của Việt Nam là không thể bàn cãi. Do đó, trong tương lai, ngành Logistics chắc chắn sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển và cũng chính vì đó mà cơ hội nghề nghiệp cho những sinh viên theo ngành học này cũng được rộng mở hơn bao giờ hết.

Lộ trình học Logistics cho người học trái ngành hiệu quả

Cơ hội việc làm của ngành Logistics trong tương lai sẽ bùng nổ. Tuy nhiên, hiện tại không phải ai cũng có thể học đúng ngành. Nếu bạn là một người học trái ngành và muốn trải nghiệm bản thân có phù hợp với Logistics hay không và để phục vụ cho công việc của mình thì bạn có thể học những kiến thức nền tảng dưới đây trước, sau đó có thể tự mày mò thêm những tình huống, những chứng chỉ liên quan đến ngành Logistics để có thể thực hành nhiều hơn.

Việc tự học là không hề dễ dàng, bạn nên có một người hướng dẫn, một mentor phù hợp để được chỉ dẫn thêm trong quá trình học tập và những kiến thức mang tính thực tế để có thể giải quyết công việc một cách thuận lợi.

logistics

Lộ trình tự học chuyên ngành Logistics cho người học trái ngành tại Việt Nam

IL Việt Nam đã tổng hợp thông tin và gợi ý cho bạn đọc về lộ trình học ngành Logistics phù hợp để bạn có thể định hướng một cách rõ ràng nhất những gì cần phải học trong ngành Logistics: 

  • Tổng quan về hoạt động xuất, nhập khẩu logistics

  • Chủ thể tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu logistics

  • Incoterms 2010, cập nhật những điểm mới Incoterms 2020

  • Hợp đồng ngoại thương

  • Thông lệ trong thương mại quốc tế

  • Phương thức thanh toán quốc tế

  • Kiến thức về vận tải biển

  • Kiến thức về vận tải hàng không

  • Thủ tục hải quan điện tử

  • Nguyên tắc trong tổ chức và quản lý kho bãi

  • Tờ khai hải quan về loại hình xuất, nhập kinh doanh

  • Chính sách hoạt động quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu

  • Nghiệp vụ trong quản lý kho bãi 

  • Kiến thức chung về kho bãi (warehouse)

  • Distribution Center và những loại kho hàng đặc biệt

  • Container và những phương thức gửi hàng thực hiện bằng container

Tìm hiểu về những quy trình dưới đây:

  • Quy trình giải quyết về một lô hàng xuất bằng đường biển trong công ty Logistics

  • Quy trình giải quyết về một lô hàng nhập bằng đường biển trong công ty Logistics

  • Quy trình giải quyết về một lô hàng xuất bằng đường hàng không trong công ty Logistics

  • Quy trình giải quyết về một lô hàng nhập bằng đường hàng không trong công ty Logistics

Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu về những chứng từ quan trọng trong hoạt động Logistics của công ty như: 

  • Những chứng từ liên quan đến lô hàng xuất bằng đường biển

  • Những chứng từ liên quan đến lô hàng nhập bằng đường biển

  • Những chứng từ liên quan đến lô hàng xuất bằng đường hàng không (AWB, Booking)

  • Những chứng từ liên quan đến lô hàng nhập bằng đường hàng không (DO, AN)

Kết luận

IL Việt Nam đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin quan trọng và kiến thức cơ bản về Logistics. Việt Nam đang trong thời gian phát triển mạnh mẽ về xuất, nhập khẩu và chuỗi cung ứng, ngành Logistics sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển không chỉ cho các bạn học sinh, sinh viên trong tương lai mà còn đối với nhiều người học trái ngành khác. IL Việt Nam hy vọng bạn có thể nắm bắt cơ hội và thời cơ để có thể xây dựng mục tiêu phát triển sự nghiệp vững chắc cho bản thân nhé!

TAGS: