Loạt sạn trong phim ‘Tây du ký’
Khán giả phát hiện đồ vật hiện đại, sơ hở kỹ xảo khi xem lại “Tây du ký” 1982.
Tròn 40 năm phim Tây du ký ra mắt, nhà quay phim Vương Sùng Thu xuất bản cuốn sách về quá trình ghi hình tác phẩm. Ông thừa nhận Tây du ký thành nhờ kỹ xảo, bại cũng vì kỹ xảo, bởi tác phẩm được thực hiện trong điều kiện thiếu thốn, công nghệ chưa phát triển. Dù vậy, bộ phim được xếp vào hàng kinh điển màn ảnh Trung Quốc nhờ nội dung, mỹ thuật, diễn xuất… và giữ kỷ lục được phát lại nhiều lần nhất.
Theo Toutiao, đến nay, mỗi khi xem lại, nhiều khán giả phát hiện các sơ hở mà “ngày bé xem phim không nhận ra”. Còn trên Sina, phần lớn khán giả trân trọng, đánh giá cao êkíp, cho rằng các sơ hở không ảnh hưởng nhiều tới giá trị của bộ phim.
Diễn viên thể hiện cảnh bị ngã sau khi trúng đòn của Tôn Ngộ Không. Một nhân viên đứng phía sau đỡ để bà không bị thương.
Người đàn ông mặc đồ hiện đại lọt vào góc phải của khung hình.
Loạt sạn trong phim ‘Tây du ký’
Nhân viên phụ trách tạo khói lọt vào cảnh quay trên thiên đình. Video: QQ
Cánh tay đeo đồng hồ (trái) xuất hiện ở tác phẩm.
Người phụ nữ đeo kính râm (trái) lọt vào cảnh phim.
Loạt sạn trong phim ‘Tây du ký’
Đá tảng làm bằng cao su và giấy, lún xuống khi Tôn Ngộ Không (Lục Tiểu Linh Đồng đóng) chạm vào. Phim xoay quanh hành trình Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, trên đường gặp phải 81 kiếp nạn. Tác phẩm bấm máy năm 1982, hoàn thành sau sáu năm. Video: QQ
Đường Tăng (Từ Thiếu Hoa đóng) lộ áo sơ mi.
Ở tập “Ba lần mượn quạt ba tiêu”, thần thổ địa lộ chiếc áo thu đông bên trong đồ cổ trang.
Một nhân viên cầm gương đạo cụ trường quay, bị lọt vào cảnh phim.
Tập “Thu phục thỏ ngọc ở Thiên Trúc”, ghi hình ở Thái Lan cuối năm 1987, có cả ống nước xuất hiện trog khung hình.
Như Anh (ảnh: Toutiao)