Lò hơi là gì? Chia sẻ những kiến thức về lò hơi – nồi hơi

Rate this post

Lò hơi – nồi hơi là gì?

Lò hơi hay nồi hơi trong tiếng Anh là Steam Boiler; là thiết bị sử dụng các nhiên liệu đốt(than, củi, trấu,..) hoặc năng lượng điện để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt. Nguồn hơi nước mang nhiệt này người ta gọi là hơi nóng, một dạng năng lượng được sử dụng vào các mục đích như giặt là, sấy khô,… Với các mục đích sử dụng khác nhau mà công nghệ lò hơi sẽ có đôi chút khác biệt để tạo ra nguồn năng lượng hơi nóng có nhiệt độ, áp suất phù hợp.

Giới thiệu tổng quan về lò hơi – nồi hơi

Như đã thấy, nguồn năng lượng hơi nóng này có nhiệt độ và áp suất tương đối cao. Vì vậy các thiết bị đường ống, van công nghiệp ứng dụng cho hệ thống lò hơi hay mạng lưới ống dẫn chuyền hơi nóng phải có khả năng chịu nhiệt, áp suất tốt.

Công suất của lò hơi được tính theo khối lượng hơi nóng được tạo ra trên một đơn vị thời gian. Đơn vị được sử dụng nhiều nhất đó là T/h(tấn/giờ).

Cấu trúc của một hệ thống lò hơi bao gồm:

  • Hệ thống cung cấp nhiên liệu tạo nhiệt: Với các lò hơi thủ công đây chính là cửa tiếp nhiên liệu như than, củi, trấu. Với các lò hơi hiện đại, lò hơi sẽ được trang bị hệ thống ống cấp nhiên liệu đốt như dầu, khí gas, hay hệ thống điện cấp năng lượng đốt nóng.

  • Thân lò hơi: gồm các buồng đốt, buồng trao đổi nhiệt và các thiết bị dẫn truyền nội bộ thân lò hơi khác.

  • Hệ thống cấp nước bao gồm bể chứa nước và hệ thống ống – van nước dẫn đến buồng trao đổi nhiệt của lò hơi.

  • Hệ thống ống dẫn hơi nước(hơi nóng, hơi bão hòa, hơi quá nhiệt) từ lò hơi đến khu vực cần sử dụng.

Tuấn Hưng Phát là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối trực tiếp van – vật tư đường ống, bao gồm thiết bị ứng dụng cho lò hơi – nồi hơi, và các hệ thống hơi nóng khác. Đơn vị lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các sản phẩm: Van bướm, van cầu hơi, van bi, van 1 chiều hơi nóng, van điện từ hơi nóng, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng,… Liên hệ ngay Hotline để được hỗ trợ báo giá ưu đãi nhất, và đặt lịch hẹn tham quan xem hàng mẫu trực tiếp tại kho hàng của Tuấn Hưng Phát.

Cấu tạo lò hơi – nồi hơi

Bên trên, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm của nồi hơi và cấu trúc của một hệ thống lò hơi. Vậy cấu tạo của nồi hơi gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cấu tạo lò hơi – nồi hơi

  • Buồng đốt: Đây là buồng tiếp nhận nhiên liệu đốt, và tạo ra nhiệt lượng bằng cách đốt cháy nhiên liệu. Trong quá trình đốt cháy, nguồn nhiệt lượng này sẽ được truyền đến buồng trao đổi nhiệt.

  • Buồng trao đổi nhiệt là bồn chứa nước. Khi bồn này tiếp nhận nguồn nhiệt từ buồng đốt và làm nóng nước sẽ làm nước sôi lên, tạo ra hơi nước.

  • Bơm tuần hoàn: là thiết bị bơm nước nóng tuần hoàn giữa buồng trao đổi nhiệt và bể chứa nước.

  • Hệ thống ống dẫn hơi nước ra: khi nước sôi tạo thành hơi nước, hơi nước này sẽ được đưa ra ngoài bằng các ống kim loại chịu nhiệt và áp suất. Thông thường, các hơi nóng này thường được đưa vào bình tích áp để điều chỉnh áp suất.

  • Đường nước hồi: Khi nước hay hơi nước bị nguội đi sẽ được đưa đến lò hơi làm nóng lại theo đường nước hồi này.

Ứng dụng của nồi hơi trong thực tế

Trong bối cảnh công nghiệp ngày càng phát triển, hơi nóng, hơi bão hòa, hơi quá nhiệt cũng được xem như nguồn năng lượng sạch, an toàn với môi trường. Vì vậy, các đơn vị sản xuất công nghiệp cũng ứng dụng nồi hơi – lò hơi để tạo ra nguồn năng lượng này một cách chủ động và tiết kiệm chi phí hơn. Các ngành thường lắp đặt và sử dụng nồi hơi như:

  • Ngành dệt may: sử dụng hơi nóng trong việc là(ủi) vải

  • Ngành chế biến nông lâm sản ứng dụng hơi nóng trong sấy lúa, ngô, khoai, sắn, gỗ,…

  • Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi dùng hơi nóng để tiệt trùng các nguyên liệu

  • Ngành chế biến dược phẩm

Còn rất nhiều ngành nghề sản xuất cần sử dụng hơi nóng trong quá trình sản xuất. Và họ thường sẽ trang bị cho đơn vị mình một hệ thống lò hơi.

Nguyên lý hoạt động của nồi hơi – lò hơi

Nguyên lý hoạt động của nồi hơi chủ yếu dựa trên cơ chế đốt nóng chuyển hóa nước dạng lỏng sang dạng hơi. Cụ thể: nước được cấp đến lò hơi sẽ được đốt nóng và bay hơi trong quá trình trao đổi nhiệt tại buồng trao đổi nhiệt. Nguồn nhiệt này được tạo ra tại buồng đốt(đốt cháy các nhiên liệu tạo ra nguồn nhiệt từ 1600 – 2000 độ C). Nguồn hơi nóng được dẫn ra ngoài bằng ống dẫn hơi đến các vị trí sử dụng.

Bơm tuần hoàn sẽ thường xuyên tuần hoàn nguồn nước tại bể chứa với lò hơi để tối ưu lượng hơi nước được tạo ra.

Ở một số hệ thống sử dụng hơi nóng vào mục đích trao đổi nhiệt, hệ thống đường ống thu hồi nước(hơi nước) đã bị nguội sau khi sử dụng và đưa về lại lò hơi để làm nóng lại.

Nguy cơ nổ lò hơi và cách phòng tránh

Nguy cơ nổ lò hơi là do các mảng cặn của kim loại nặng hòa tan trong nước khi bị đun nóng sẽ bám vào thành của nồi hơi. Vì vậy, để làm bốc hơi nước trong lò hơi cần một lượng nhiệt lớn hơn bình thường. Điều này có thể gây lên hiện tượng quá nhiệt, quá áp. Một nguy cơ nữa là mảng cặn này có thể gây tắc nghẽn các ống dẫn trong nồi hơi. Chúng đều là tác nhân gây nên các vụ nổ lò hơi.

Khi đã biết nguyên nhân, chúng ta tất sẽ có các biện pháp phòng tránh nổ lò hơi một cách hữu hiệu:

  • Nguồn nước đầu vào cấp cho lò hơi nên được xử lý thật tốt, hạn chế các chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng.

  • Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lò hơi

  • Phát hiện và sửa chữa các sự cố kịp thời

Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lò hơi

Tổng kết

Những kiến thức tổng quan về lò hơi – nồi hơi trên đây hy vọng sẽ là một tài liệu giá trị cho Quý Vị. Tại đây, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích về hệ thống lò hơi vào các chủ đề tiếp theo. Kính mời Quý Vị đón đọc và phản hồi, thảo luận nhằm đóng góp tăng thêm giá trị tham khảo. Trân trọng!