Lịch sử nghiên cứu Tế bào gốc – Tế bào gốc Nhật Bản
Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc bắt đầu vào giữa thế kỷ XIX khi các nhà khoa học khám phá ra rằng một số tế bào có thể tạo ra các tế bào khác. Kể từ đó, tế bào gốc trở thành đề tài nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của rất nhiều những nhà khoa học nổi tiếng đến từ khắp nơi trên thế giới, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nổi bật như:
– Năm 1945: Phát hiện ra tế bào gốc tạo máu;
– Thập kỷ 1960: Khám phá trong não trưởng thành có chứa các tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào thần kinh;
– Năm 1996: Nhân bản vô tính cừu Dolly;
– Năm 1998: Tạo ra dòng tế bào gốc phôi người đầu tiên từ khối tế bào trong của phôi túi;
– Năm 2001: Tìm ra phương pháp định hướng tế bào gốc biệt hóa in vitro tạo ra các mô có thể dùng cho ghép mô;
– Năm 2003: Tạo được noãn bào từ tế bào gốc phôi chuột. Điều này gợi ý rằng tế bào gốc phôi có thể có tính toàn năng;
– Năm 2007: Tìm ra phương pháp tạo tế bào gốc vạn năng từ tế bào gốc người trưởng thành…
“Nóng” nhất trong giải Nobel Y học 2012 là phát hiện của của các nhà khoa học John Gurdon người Anh và Shinya Yamanaka người Nhật về việc tế bào gốc trưởng thành có thể được tái lập trình về di truyền học để thành một tế bào giống tế bào gốc phôi. Đây được xem là bước đột phá của con người với hy vọng “cải lão hoàn đồng”. Quá trình này nôm na một cách dễ hiểu là “Tế bào gốc vạn năng nuôi cấy (iPSC)”.
John Gurdon đã đặt tiền đề cho câu hỏi có thể nào tế bào trưởng thành có thể quay trở lại tế bào gốc hay không và Shinya Yamanaka đã đưa ra lời giải chính xác. Hai nhà khoa học hàng đầu thế giới về nghiên cứu tế bào gốc đã xứng đáng đoạt giải Nobel Y học 2012 và mở ra nhiều triển vọng để “lật ngược” quá trình lão hóa, bệnh tật của con người