Lí thuyết cơ bản và nâng cao hóa hữu cơ 9 – Chương 4 – Hóa học 9 – Nguyễn Sĩ Nhật – Thư viện Giáo án điện tử

Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Nguyễn Sĩ Nhật
Ngày gửi: 19h:37′ 22-02-2010
Dung lượng: 291.5 KB
Số lượt tải: 1329

Số lượt thích:

0 người

19h:37′ 22-02-2010291.5 KB1329

Nguyễn Sĩ Nhật
LÍ THUYẾT CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
HÓA HỌC HỮU CƠ 9
CHƯƠNG 4
HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU
(Tái bản lần thứ tư có chỉnh lí và bổ sung)

Bài 34
KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ

I/ Khái niệm về hợp chất hữu cơ
– Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ cacbon oxit CO, cacbon đioxit CO2, axit cacbonic H2CO3, các muối cacbonat, axit xianhiđric HCN, các muối xianua, các muối cacbua,…).

II/ Phân loại hợp chất hữu cơ
– Dựa vào thành phần các nguyên tố trong phân tử, hợp chất hữu cơ được chia thành hai loại chính là hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
1. Hiđrocacbon
– Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ mà phân tử chỉ chứa hai nguyên tố cacbon và hiđro.
Ví dụ : CH4, C2H2, C6H6, C4H10
2. Dẫn xuất của hiđrocacbon
– Dẫn xuất của hiđrocacbon là những hợp chất hữu cơ mà phân tử ngoài hiđro và cacbon còn có thêm các nguyên tố khác như oxi, nitơ, lưu huỳnh, clo,…
Ví dụ : C6H12O6, C6H5NO2, C2H5Na, CH3Cl
III/ Khái niệm về hóa học hữu cơ
– Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.

Bài 35
CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

I/ Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
– Trong hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng : cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị II, nitơ có hóa trị III ; liti, natri, kali có hóa trị I ; clo, brom, iot có hóa trị I,…
– Một nét gạch là biểu diễn một hóa trị.
Ví dụ :

| |
Cacbon : – C – ; Hiđro : H – ; Oxi : – O – ; Nitơ : N – ;
| |
Liti : Li – ; Natri : Na – ; Kali : K – ; Clo : Cl – ; Brom : Br – ; Iot : I –
– Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.
2. Mạch cacbon
– Các nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ không những có thể liên kết với các nguyên tố khác (hiđro, oxi, nitơ,…) mà còn có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
H H H H H H H H H
| | | | | | | | |
H – C – C – C – C – H H – C – C – C – H H – C – C – H
| | | | | | | |
H H H H H H H – C – C – H
| |
Mạch thẳng H – C – H H H
|
H Mạch vòng

Mạch nhánh
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
– Trong mỗi hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo một trật tự nhất định.
Ví dụ : Với phân tử C2H6O có :
H H
| |
H – C – C – O – H : Rượu etylic (chất lỏng)
| |
H H
H H
| |
H – C – O – C – H : Đimetyl ete (chất khí)
| |
H H
Cùng công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo khác nhau nên tính chất của chúng khác nhau.

III/ Công thức hợp chất hữu cơ
1. Công thức tổng quát
– Cho biết thành phần định tính và tỉ lệ về số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ : Công thức tổng quát của họ ankan là CnH2n + 2
2. Công thức phân tử
– Cho biết thành phần định tính và số lượng nguyên tử của từng nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ : C2H6O, C2H4O2
3. Công thức cấu tạo
– Cho biết thành phần định tính, số lượng nguyên tử của từng nguyên tố và thứ tự, kiểu liên kết trong hợp chất.
– Công thức cấu tạo đầy đủ : Mỗi hóa trị được biểu diễn bằng một nét gạch nhỏ.
– Công thức cấu tạo thu gọn : Không viết liên kết đơn giữa hiđro và các nguyên tử khác.
Ví dụ : Công thức cấu tạo của rược etylic là
H H
| |
H – C – C – O – H Hay viết gọn : CH3 – CH2 – OH
| |
H H

IV/ Đồng đẳng, đồng phân
1. Đồng đẳng
– Những hợp chất hữu