Lễ vật, văn khấn ông Hoàng Mười – Đồ thờ Sơn Đồng
Cách sắm lễ vật và bài văn khấn cúng ông Hoàng Mười, một trong những nhân vật trong cộng đồng Tam Tứ Phủ được Đồ Thờ Sơn Đồng chia sẻ tới quý vị.
Ông Hoàng Mười là con trai của Vua Cha Bát Hải Động Đình đã giáng thế xuống hạ giới giúp dân. Nhằm tỏ lòng thành kính biết ơn đến công lao của ông, người dân đã lập đền thờ ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An vào năm 1643.
Đền Ông Hoàng Mười nổi tiếng linh thiêng nhất là trong việc cầu xin sức khỏe và may mắn, học hành thi cử, công danh, sự nghiệp.
Thời gian thích hợp nhất để đi lễ Đền Ông Hoàng Mười là sau Tết Âm lịch và vào lễ hội Đền Ông diễn ra vào tháng 10. Nếu quý vị muốn tận hưởng hết không khí lễ hội có thể đến vào 2 dịp này. Còn nếu muốn không muốn chen lắn và thưởng thức được hết nét đẹp của đền quý vị nên đi vào các tháng khác trong năm.
Khi đi lễ Đền Ông Hoàng Mười quý vị nên chú ý ăn mặc chỉnh tề, lịch sự và nghiêm túc, trước khi đi lễ nên tắm rửa, tẩy sạch bụi trần.
Lễ vật nên chuẩn bị khi đi lễ đền Ông Hoàng Mười
Đền Ông Hoàng Mười linh thiêng được hàng nghìn người đến thăm quan, vãn cảnh và dâng lễ mỗi năm. Tùy từng phong tục tập quán và văn hóa vùng miền mà người dân tại các địa phương có thể chuẩn bị lễ vật dâng lên Ông Hoàng Mười khác nhau. Tuy nhiên dựa trên tập tục chung thì các lễ vật dâng lên Đền Ông Hoàng Mười phổ biến thường bao gồm:
- 1 mâm xôi kèm gà trống luộc nguyên con (có thể thay gà bằng chân giò lợn luộc hoặc heo sữa quay), cùng với 1 chai rượi/1 chai nước lọc/Tiền dương/ Hương/Nhang
- 1 mâm sớ điệp cùng với Trầu cau tươi/Tiền quan/Tiền dương
- 1 mâm vàng quang màu vàng 5 dây
- 1 mâm thờ Quan Ngũ Hổ bao gồm: 1 dây vàng trắng/1 chai rượu/5 chén rượu/ tiền vàng/nén nhang/ tiền dương/ 1 đĩa muối/ 1 đĩa gạo/ 5 quả trứng rửa sạch/ 1 bó hoa tươi
- 1 mâm hoa quả tươi/cau trầu tươi/tiền dương/chai nước
Tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như thời gian mà quý vị có thể chuẩn bị lễ vật dâng lên Ông Hoàng Mười. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính, sự thành tâm của quý vị dâng lên đấng bề trên. Lễ vật to nhỏ, có hay không có không quan trọng.
Bài văn khấn ông Hoàng Mười
Bài văn khấn đền ông Hoàng Mười chuẩn xác, được nhiều người sử dụng.
“Gươm thiêng chống đất chỉ trời
Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung
Hai vai nặng gánh cương thường
Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo”
“Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt
Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
Cung gươm lên ngựa đề cờ
Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam”
“Chí anh hùng ra tay cứu nước
Đi tới đâu giặc bước lui nga
Việt Nam ghi chép sử dày
Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang”
“Năm cửa ô tới Đô Thành
Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười”
Rồi có cả đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”:
“Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi
Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi
Ước cũ duyên xưa có thế thôi”
Hay khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:
“Đất lề quê thói Nghệ An
Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười”
Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:
“Muối đã mặn ba năm còn mặn
Gừng đã cay chín tháng vẫn cay
Ghế ông tình nặng nghĩa dày
Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng”
“Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh
Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”
Trên đây là những gì mà cơ sở Đồ thờ Sơn Đồng muốn chia sẻ với quý vị về cách thức khấn ông Hoàng Mười. Mời quý vị theo dõi website để đọc được những thông tin hữu ích tiếp nhé.