Lễ cúng tạ mộ: Cách chọn ngày, sắm lễ, bài văn khấn chuẩn nhất

Cuối năm là dịp để con cháu có thời gian và cơ hội thăm viếng, sửa sang và cúng tạ mộ gia tiên. Vậy, thủ tục khấn tạ mộ gồm những gì? Cách chọn ngày, sắm lễ, văn khấn ra sao?

Tạ mộ là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt nhằm thể hiện sự hiếu thuận của con cháu đối với tổ tiên của mình. Lễ tạ mộ thường bắt đầu từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật để mang ra mộ tổ tiên, người thân đã khuất để làm lễ tạ Thổ thần, lau chùi, sửa sang vong linh gia tiên trước thời khắc tạm biệt năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới.

Tuy nhiên, thủ tục chọn ngày, sắm lễ và chuẩn bị văn khấn sao cho đầy đủ và chính xác thì không phải ai cũng biết. Vì thế để không thất lễ với người đã khuất, azbatdongsan.vn gửi tới bạn đọc những thông tin liên quan đến lễ tạ mộ qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về lễ tạ mộ tại Việt Nam

Như đã nói ở trên, tạ mộ là một trong những nghi lễ truyền thống và ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Đây là ngày để con cháu nhớ về truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân tiền nhân, thần linh để mang đến sự bình yên cho người nơi dương thế. Lễ tạ mộ không chỉ là cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn với gia tiên mà còn là dịp để cảm tạ tôn thần, đức thần phù hộ cho con cháu. 

Tìm hiểu về lễ tạ mộ tại Việt Nam

Bên cạnh đó, lễ tạ mộ còn là dịp để gia chủ tỏ lòng thành, cảm tạ gia tiên, thánh phật, quan thần linh bản địa…đã ban ân phúc, sức khỏe và sự ấm no cho gia đình. Từ đó, gia chủ và các thành viên trong gia đình tránh được sự quấy nhiễu yêu ma, quỷ quái, hóa dữ thành lành. Theo phong tục của người Việt, có nhiều lễ cúng tạ mộ bao gồm:

  • Lễ tạ mộ cuối năm.
  • Lễ tạ mộ đầu năm (lễ tạ mộ thanh minh).
  • Lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong.
  • Lễ tạ mộ kết phát dành cho những ngôi mộ đăng trưng. 
  • Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn) để bảo vệ hài cốt. 
  • Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ), thi hài của người mất được bảo vệ bằng lớp nước giống ướp xác và không được cải táng.
  • Lễ tạ mộ tam đại cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ.
  • Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ.
  • Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7.
  • Lễ tạ mộ của dòng họ, tộc.

Chọn ngày tốt để thực hiện lễ cúng tạ mộ

Việc chọn ngày tốt cũng đóng vai trò quan trọng để nghi lễ tạ mộ được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Cụ thể, cách chọn ngày tốt như sau:

  • Chọn ngày tốt tạ mộ sẽ phụ thuộc vào từng phong tục của địa phương, thường sẽ cố định một số ngày, còn lễ tạ lăng mộ sẽ chọn ngày tốt.
  • Chọn ngày cúng lễ tạ mộ cuối năm thường bắt đầu từ ngày 23/12 âm lịch đến 30 tết Nguyên Đán.
  • Chọn ngày cúng tạ mộ mới xây cất xong là ngày hoàn thành việc dựng mộ phần hoặc chọn ngày hợp tuổi, ngày hoàng đạo.
  • Chọn ngày lễ tạ mộ đầu năm, Thanh Minh được làm vào ngày 3/3 âm lịch. 

Ngoài ra, ngày lễ tạ mộ ngày giỗ sẽ làm vào ngày giỗ, lễ tạ mộ tháng 7 sẽ làm vào ngày tốt trong tháng… 

Cách sắm lễ tạ mộ cuối năm, tạ mộ mới xây xong

Về cơ bản, phần sắm lễ sẽ có những thứ giống nhau và khác nhau tùy vào từng loại lễ tạ mộ. Cụ thể, dưới đây sẽ là lễ vật tạ mộ cuối năm và tạ mộ mới xây xong. 

Sắm lễ tạ mộ cuối năm 

Trước khi tiến hành nghi lễ tạ mộ, gia chủ cần dọn dẹp, lau chùi và sửa sang lại lăng mộ. Hãy làm thật thành tâm và cẩn thận để ngôi mộ được khang trang, sạch sẽ. Phần lễ sẽ bao gồm:

  • Lễ tạ thần linh, thổ địa nơi táng tại phần mộ có mâm xôi gà hoặc lễ xôi giò. 
  • Đồ lễ tạ tổ tiên cúng tạ mộ cuối năm cần chuẩn bị có trái cây, hoa tươi, hương nhang,  trầu cau, rượu trắng, chè thuốc, nến cốc, sớ lễ tạ mộ, vàng mã.

Sắm lễ tạ mộ mới xây xong

Những ngôi mộ mới xây xong cũng cần tiến hành nghi lễ tạ mộ.  Trong đó sắm lễ cúng xây mộ, lễ cúng khánh thành mộ như sau:

  • Phần lễ thần linh, thổ địa đất nghĩa trang gồm xôi, thịt luộc, tiền xu, vàng…
  • Phần lễ gia tiên cúng tạ mộ mới xây gồm 10 bông hoa tươi, trầu cau, 1 mâm trái cây, 3 lá trầu 3 quả cau, 1 mâm xôi gà luộc nguyên con, 0,5 lít rượu trắng, 10 lon bia, 2 bao thuốc, 2 gói chè, 2 cốc nến, 5 cái chén.
  • Phần mã cúng tạ mộ mới xây gồm 1 cây vàng hoa đỏ, 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím), 5 bộ mũ, áo, hia ( loại to), cờ lệnh, kiếm, roi. Trên lưng mỗi con ngựa có 10 lễ tiền vàng, quần áo cho người trong mộ phần. Ngoài ra, có thể sắm thêm tiền âm phủ tiền xu, vàng lá…

Cách sắm lễ tạ mộ cuối năm, tạ mộ mới xây xong

Bài khấn, văn khấn tạ mộ cuối năm, mộ mới xây

Văn khấn tạ mộ cuối năm, đầu năm, tạ mộ mới xây, thanh minh…tương đối giống nhau. Một bài văn khấn sẽ bao gồm một số lễ cơ bản như: Phần kính lạy quan thổ địa, phần tiết chủ, lý do tạ mộ, phần cầu, phần tạ…Dưới đây là mẫu văn khấn tạ mộ cuối năm và tạ mộ mới xây xong. 

Văn khấn cúng tạ mộ cuối năm

Kính lạy

Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.

Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Chúng con (Họ tên vợ, chồng) …………………………………………………….

Địa chỉ ……………………………..

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:

(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…):…………………………………………….. Tuổi………………..

Tạ thế ngày…………………… Phần mộ ký táng tại…………………………………………………………….

Nay nhân ngày……………… (Cuối năm hoặc ngày tết thanh minh, thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền)

Văn khấn tạ mộ mới xây xong

Nam mô a di đà phật!

Con kính lạy:

Quan đương xứ thổ địa chính thần

Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ

Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.

Con kính lạy vong linh ….

Hôm nay là ngày…tháng…năm…, là tiết ngày khánh thành mộ chí…

Chúng con là:………

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……. hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : …. (đọc tên các đồ mã dâng cho vong)

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Một số lưu ý quan trọng khi cúng tạ mộ 

Lễ tạ mộ là dịp để con cháu tạ ơn gia tiên, thần linh và cầu mong một cuộc sống bình an, tài lộc. Vì thế ngoài việc chuẩn bị lễ vật, văn khấn tạ mộ phù hợp, người đi tạ mộ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây. 

  • Phần mộ dòng họ là nơi thờ phụng những người có mối quan hệ 5 đời với gia chủ nên hãy thắp nhang cho mộ tổ, người cùng họ, xung quanh mộ.
  • Những cụ già rất thích hợp cho việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ.
  • Những người có sức khỏe yếu, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi không nên theo ra nghĩa trang.
  • Phụ nữ đang thời kỳ “đèn đỏ” cũng không nên đi tạ mộ.
  • Không nên đi tạ mộ vào lúc sáng sớm, sương gió không tốt cho sức khỏe. Nhưng cũng không nên đi quá muộn tránh âm khí về chiều không tốt cho sức khỏe.
  • Không ăn đồ cúng ở nghĩa trang, không làm linh đình, không nô đùa ở các phần mợ.
  • Ngay sau khi đi tạ mộ về nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để xua đuổi âm khí.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc sắm lễ, văn khấn, bài cúng lễ tạ mộ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp gia chủ tỏ lòng với thần linh, gia tiên, cầu mong điều tốt lành tới.

TÌM HIỂU THÊM: