Lễ cúng đổ móng nhà đơn giản nhất nhưng chuẩn nghi thức với 3 bước

Đối với người Việt, thờ cúng là một trong những nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời. Nhằm cầu mong mọi điều được thuận lợi và may mắn. Cũng như Tạ ơn các vị Thần linh đã phù hộ.  Vì thế, mỗi khi có việc tác động đến đất đai, nhà cửa, công xưởng, cửa hàng… Như đào móng, tu sửa nhà mới, cơi nới nhà ở,… Tức là tác động đến công thần thổ địa, long mạch tại nơi đó. Vì vậy bạn cần lễ cúng đổ móng nhà để thông báo với các vị thần. Sau đây Lê Trần sẽ hướng dẫn bạn những thông tin về lễ cúng này.

Ý nghĩa đặc biệt của lễ cúng đổ móng nhà

Nguồn gốc lễ đổ móng

Ông bà ta có câu “an cư lạc nghiệp”, có nghĩa là nhà cửa cần phải ổn định thì mới làm ăn thuận lợi. Vì thế việc xây dựng nhà cửa là bước đầu trên con đường phát triển và rất quan trọng. Bất kì ai trong chúng ta khi xây dựng tổ ấm cho gia đình nhỏ của mình. Đều mong muốn có được một nơi thoải mái, yên ổn, tránh xa những bộn bề của cuộc sống. Cũng như trong làm ăn, các chủ doanh nghiệp mong muốn nơi mình kinh doanh sẽ phát đạt. Đó chính là lý do mà lễ cúng đổ móng nhà hoặc xưởng ra đời. Với bài văn khấn cúng đổ móng nhà, mong muốn xua tan những điều kém may mắn, mong tài lộc sớm đến. Đồng thời gửi gắm những mong muốn buôn bán thuận lợi hoặc gia đình được bình an,…

Ý nghĩa của lễ đổ móng nhà

Xây nhà là một trong những dấu mốc vô cùng quan trọng của nhiều người. Vì thế ta thường chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt khi tiến hành xây nhà. Được thực hiện và diễn ra trước khi bắt đầu công đoạn đổ bê tông cho phần móng của công trình. Và có các ý nghĩa đặc biệt như sau:

  • Đất đai được các vị Thổ địa cai quản, khi đổ móng nhà có nghĩa là làm ảnh hưởng đến địa bàn của thần linh. Lễ cúng được xem như là dịp xin phép, tránh làm kinh động khi xây dựng nhà.

  • Về mặt tâm linh, giúp gia chủ luôn tin tưởng trong quá trình xây dựng sẽ diễn ra suôn sẻ và gặp nhiều may mắn.

  • Ngoài ra, cúng đổ móng còn có ý nghĩa mời các vong linh còn lưu lại trên mảnh đất đó rời đi nơi khác. Không phá rối cuộc sống sau này của gia chủ.

Thời gian cúng đổ móng nhà chính xác

Ngày tốt thông thường

Khi quá trình xây nhà của người Việt thường phải trải qua nhiều nghi lễ như: Động thổ, cất nóc, đổ móng, nhập trạch… Trong đó nghi lễ cúng đổ móng chính là lễ thứ 2 được tiến hành sau động thổ. Khi thực hiện lễ này, gia chủ sẽ xem và chọn ngày lành, tháng tốt hợp với tuổi của mình.

Thời điểm điểm tổ chức lễ cúng đổ móng nhà thích hợp nhất là trước 1 ngày kể từ khi đổ móng, mái. Địa điểm ngay tại phần đất trống gần đó đã đổ móng. Nhưng bạn cần phải tuân theo phong thuỷ, hướng bàn lễ hợp với tuổi gia chủ. Hoặc tuân theo quy tắc tùy theo từng địa phương lẫn văn hoá truyền thống nơi đó.

Ngày giờ tốt phong thủy

Chọn ngày tốt để làm lễ là những ngày tốt thuộc hoàng đạo như: 

  • Ngày Nguyệt Tài: Động thổ, khai trương sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc.

  • Ngày Thiên Phúc: Thích hợp để động thổ, nhập trạch, chăn nuôi.

  • Ngày Lộc Mã: Kinh doanh, cho dù làm việc nơi xa vẫn sẽ thành công.

  • Ngày Giải thần: Giảm bớt hung nguy, gia tăng phúc thọ.

Tuân thủ các yếu tố ngũ hành thiên can, địa chi

  • Theo ngũ hành: Ngũ hành bao gồm 5 yếu tố, tương sinh tương khắc lẫn nhau. Vì vậy khi xem ngày gia chủ nên chọn những ngày phù hợp với mệnh của mình, tránh những ngày khắc. Ví dụ như mệnh Thổ nên mang hành Hỏa hoặc Kim, tránh ngày hành Mộc.

  • Theo thiên can: Chọn những ngày có thiên can hợp với thiên can trong năm sinh của gia chủ.

  • Theo địa chi: Khi chọn ngày đổ móng, tránh các ngày có địa chi tương hại. Đặc biệt không bao giờ chọn những ngày có địa chi thuộc bộ tứ hành xung với địa chi của chủ nhà.

Lễ vật cúng đổ bê tông móng nhà hoặc công trình

Một mâm cúng chuẩn chỉnh và đầy đủ nhất bao gồm các lễ vật như sau:

  • Gà luộc nguyên con (đầu heo quay hoặc heo sữa quay nguyên con đều được)

  • Bình hoa tươi lớn

  • Bộ tam sên (gồm trứng gà, tôm và thịt heo)

  • Mâm ngũ quả đầy màu sắc

  • Cặp đèn cầy, nhang, hương cúng giấy sớ, tiền vàng cúng

  • Đĩa gạo, đĩa muối, trầu cau

  • Xôi, chè, cháo trắng

  • Rượu trắng, nước lọc, bánh, kẹo, trà, thuốc lá,…

Bài văn khấn trong lễ cúng đổ móng nhà chuẩn nhất

Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, Chư Phật mười phương và Kính Hoàng thiên Hậu thổ cùng Chư vị Tôn thần bản xứ

Tín chủ con là:…………..Ngụ tại:……………

Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm …… (Âm lịch)

Chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, xin thắp nén tâm hương. Kính dâng lễ vật lên trước án và dâng kính: Vì tín chủ con khởi tạo nhà/xưởng, đổ móng ở địa chỉ:…………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình và con cháu.

Hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cẩn chư vị linh thần. Cúi mong sự soi xét và cho phép được động thổ đổ móng.

Kính mong các Ngài nghe thấu lời thỉnh cầu, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù hộ cho chúng con được mọi sự tốt lành, công việc hanh thông. Chủ – thợ bình an, ngày tháng được hưởng phần lợi lạc.

Chúng con xin người phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Cách cúng đổ móng nhà chi tiết với 3 bước

Chuẩn bị mâm cúng, lễ vật

Các lễ vật cần được chuẩn bị đầy đủ và đẹp mắt. Không dùng các loại quá héo hoặc bầm dập. Tiếp theo đặt bàn lễ có trải khăn đỏ ngay ngắn về hướng phù hợp với phong thủy. Để xem các hướng phù hợp với tuổi và mệnh bạn có thể tham khảo các thầy phong thủy hoặc trang mạng uy tín. Sau đó gia chủ tiến hành đặt các vật phẩm chuẩn bị sao cho ngay ngắn. 

Tiến hành nghi lễ cúng đổ móng nhà

Công việc đầu tiên trong lễ cúng là cần rót trà, rót rượu, thắp đèn và 3 hoặc 5 cây nhang. Đúng giờ hoàng đạo gia chủ bắt đầu đọc các bài văn khấn. Khi hương tàn khoảng ¾, lấy muối, gạo và nước sạch rải xung quanh khu vực xây dựng. Hóa vàng mã và áo quan thần linh, không nên để sót lại. Giữ lại 3 hũ muối, gạo và nước để bày lên bàn thờ Táo quân trong nhà sau khi xây dựng xong.

Kết thúc lễ cúng

Cuối cùng buổi lễ mọi người hạ lễ, thụ hưởng lễ vật hoặc đổ móng xây dựng như bình thường.

Các điểm cần lưu ý trong lễ cúng đổ móng nhà

Thật ra, nếu một gia chủ “kỹ tính” thì qua mỗi giai đoạn quan trọng của quá trình xây. Đều phải xem các yếu tố về phong thủy trước, cụ thể như sau:

  • Cần chọn ngày giờ tốt, hợp với phong thủy của gia chủ. Thông thường có 3 yếu tố là: Ngũ hành, thiên chi và địa can. Để chính xác thì gia chủ cần nhờ thầy phong thủy xem. Không nên tự xem vì sẽ không đúng và để lại những điều không hay.

  • Phần lễ vật cho mâm cúng cơ bản như trên. Nhưng ở một số vùng miền sẽ có các loại khác nhau, tùy thuộc vào phong tục. Hãy tìm hiểu cách cúng và văn khấn chính xác nhất để nghi lễ mang đầy đủ ý nghĩa.

  • Trong quá trình cúng bái cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc. Không được dùng quần áo luộm thuộm và đùa giỡn trong khi cúng.

  • Có thể dùng heo quay nguyên con để tỏ lòng thành. Đặc biệt là những công trình có quy rộng mô lớn. Lợn khi cúng cần quay ra ngoài, gà thì quay vào trong.

Kết luận

Qua bài viết về lễ cúng đổ móng nhà đơn giản mà Lê Trần đã tổng hợp. Hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát về nghi lễ này. Từ đó giúp cho bản thân lựa chọn đúng đắn để có một lễ cúng đúng đắn cũng như đầy đủ nhất. Nếu có thắc mắc hoặc muốn đóng góp ý kiến hãy liên hệ qua hotline: 0964640440 – 0332999779.