Lễ cúng đổ móng nhà: Cách cúng, văn khấn và lễ vật đầy đủ nhất

Trong quá trình xây dựng ngôi nhà mới hoàn chỉnh cần phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, ngoài việc mang ý nghĩa khoa học thì những hành vi thờ cúng còn mang ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc. Một trong những nghi lễ không thể thiếu trong quá trình xây cất là lễ cúng đổ móng nhà. Dưới đây hãy cùng Hoài Bão Xanh tìm hiểu chi tiết về cách cúng cũng như văn khấn của nghi lễ này nhé.

Đổ móng nhà là gì? Ý nghĩa cúng đổ móng nhà

Đổ móng nhà xuất phát từ một trong những quan niệm truyền thống của ông cha ta để lại. Ngôi nhà cần phải có nền móng thật vững chắc cũng như phải thực hiện lễ cúng cho công trình trước khi thực hiện quá trình đổ bê tông.

Ý nghĩa của lễ cúng đổ móng nhà có thể xuất phát từ một trong số những lý do dưới đây:

  • Về phương diện tâm linh, gia chủ tin rằng cần thực hiện nghi lễ để trong suốt quá trình xây dựng gặp may mắn và luôn suôn sẻ.
  • Quan niệm dân gian mỗi vùng đất đều có một vị thần linh cai quản. Chính vì vậy khi xây nhà đã vô tình đụng chạm đến nơi ở của thần linh, cần thực hiện lễ cúng đổ móng nhà thay cho lời xin phép.
  • Nghi thức cúng đổ móng nhà còn mang ý nghĩa mời những vong linh còn lưu lạc trên mảnh đất rời đi để gia chủ có một cuộc sống yên bình hạnh phúc.

Ý nghĩa của lễ cúng đổ móng nhà

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách làm nghi thức làm phép khởi công xây nhà đúng chuẩn

Mâm cúng đổ móng nhà

Mâm lễ vật cúng đổ bê tông móng nhà được coi là những vật phẩm đại diện cho lòng thành của gia chủ gửi đến các vị thần linh nhằm chứng giám cho lời cầu nguyện về tiền bạc, học vị, công danh cũng như sức khỏe dồi dào của cả gia đình.

Tùy theo những vùng miền khác nhau mà mâm lễ vật cúng đổ móng nhà cũng có sự khác biệt nhất định trong đồ cúng và cách thức bài trí. Một mâm cúng dù đơn giản hay đầy đủ cũng đại diện cho lòng thành tâm của gia chủ.

Chuẩn bị mâm cúng đổ móng nhà

Sắm lễ cúng đổ móng nhà

Việc sửa soạn cũng như sắm lễ cúng đổ móng nhà cần được chuẩn bị sớm, kỹ càng và tươm tất từ trước để tránh tình trạng phát sinh thêm vấn đề cũng như giúp cho nghi lễ được diễn ra trơn tru nhất có thể.

Dưới đây Hoài Bão Xanh sẽ giúp bạn liệt kê một số những vật phẩm cần thiết có trong lễ cúng một cách đầy đủ và chi tiết nhất:

  • Một đĩa gạo, muối
  • Bánh kẹo
  • Rượu trắng
  • Nước suối
  • Trà
  • Một bó hoa tươi
  • Một đĩa hoa quả tươi
  • Một bộ tam sên
  • Một con gà luộc
  • Năm phần cháo trắng, năm phần chè
  • Một đĩa trầu cau
  • Một cặp đèn cầy ly
  • Nhang đèn cúng
  • Năm phần xôi gấc in đậu xanh

Cách cúng đổ móng nhà chi tiết từng bước

Gia chủ cần phải xem xét yếu tố phong thủy trước khi thực hiện từng bước trong quy trình chuẩn bị đồ cúng, văn cúng cũng như một số hoạt động khác. Cách cúng trình tự và chi tiết nhất có thể kể đến như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bàn cúng: Cần xoay bàn cúng đúng với hướng phong thủy tốt mà gia chủ đã xem. Sau đó bày biện bàn cúng sao cho ngay ngắn và đẹp mắt nhất.
  • Bước 2: Thực hiện nghi lễ cúng

Người thực hiện nghi lễ đại diện cần ăn mặc trang trọng, lịch sự, sau đó rót rượu, trà, đốt 5 cây nhang và đèn. Đến giờ tốt đã xem người đại diện đọc văn khấn đã được chuẩn bị sẵn. Đến khi hương tàn được ⅔ thì lấy muối, gạo, nước đem rải xung quanh, đốt tiền vàng cho thần linh.

Một điểm cần lưu ý là gia chủ nên giữ lại 3 hũ gạo, muối, nước để bày lên bàn thờ ông Táo sau khi cúng thần linh.

​​

Cách cúng đổ móng nhà chi tiết nhất

Bài cúng đổ móng nhà

Nội dung của bài văn khấn cúng đổ móng nhà tương đối dài và khó nhớ, chính vì vậy gia chủ có thể tìm kiếm trên các phương tiện internet, sau đó in ra khổ giấy A4 để tiến hành đọc một cách dễ dàng hơn.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết của buổi lễ cúng đổ móng nhà. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ xây dựng, thiết kế cũng như thi công, hãy liên hệ ngay đến Hoài Bão Xanh để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.

Sự hài lòng và tin tưởng của quý khách hàng chính là nguồn động lực to lớn giúp chúng tôi ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong tương lai.