Lễ cúng đất đầu năm gồm những gì? Bài khấn cúng đầu năm cho gia chủ

Cúng đất đầu năm là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt ta, thể hiện lòng thành kính với thần Thổ Công, Thổ Địa. Vậy nghi thức cúng đất diễn ra như thế nào? Gia chủ nên chuẩn bị những gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Có nên cúng đất đầu năm?

Cúng Đất là phong tục từ xa xưa của ông bà ta cho đến tận ngày nay

Cúng Đất là phong tục từ xa xưa của ông bà ta cho đến tận ngày nay

“Đất có Thổ Công, sông có Hà Mã”, đây là câu nói từ xa xưa được lưu truyền tới tận ngày nay. Ý của câu nói ấy là mỗi vùng đất sẽ có một vị thần Thổ Công cai quản, mọi hoạt động của gia chủ đều được thần linh chứng giám, dù là việc tốt hay việc xấu. Những việc làm này sẽ được các vị thần bẩm báo lên thiên đình hàng năm để ghi công đức. Vì vậy, trong tiềm thức của người Việt, việc cúng đất là một phong tục cần thiết, đã được duy trì từ xa xưa tới tận ngày nay.

Thời điểm để làm nghi lễ cúng đất diễn ra vào đầu năm hoặc cuối năm đều được. Nếu cuối năm thì các gia đình thường cúng vào ngày ông Công ông Táo lên chầu trời (23 tháng Chạp), hoặc cúng cùng ngày Tất Niên (30 Tết). Còn cúng đất đầu năm thì nên chọn vào ngày rằm tháng giêng, hoặc ngày đẹp trong tháng giêng, tháng hai đều được.

Xem ngày cúng đất đầu năm

Ngày cúng đất đầu năm thì quý bạn có thể chọn ngày mùng 3 Tết, cúng trùng với ngày lễ hóa vàng hết Tết. Hoặc cúng tạ đất vào ngày rằm tháng Giêng (Ngày 15 tháng 1 Âm Lịch).

Nếu muốn xem ngày hoàng đạo khác thì tra cứu trên chức năng xem ngày tốt xấu trên website Vansu.net để tra cứu ngày.

Lễ cúng đất đầu năm gồm những gì?

Mâm cúng đất đầu năm gia chủ có thể tham khảo

Lễ cúng đất đầu năm cần chuẩn bị những lễ vật gì cũng là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Việc chuẩn bị lễ vật giống như một cách thể hiện sự tôn kính, lòng thành của gia chủ đối với thần linh, gia tiên của mình.

Tuy nhiên, không phải cứ lễ vật sang trọng, đắt tiền là tốt. Quan trọng vẫn nằm ở chữ tâm, sự thành tâm của gia chủ, thể hiện trong cách sắp cúng, bày biện món ăn và mâm cúng sao cho gọn gàng, đẹp đẽ.

Lễ vật cúng tạ đất quý bạn chuẩn bị gồm có phần mã (ngựa, thỏi tiền vàng), và phần các món ăn (đồ ăn chay/mặn, hoa quả, hương nhang,..) Quý bạn có thể tham khảo danh sách lễ vật cúng chi tiết tại: “lễ tạ đất gồm những gì”.

Bài văn khấn cúng đất đầu năm

Bài khấn cho gia chủ khi thắp hương khấn mâm cúng

Bài khấn cho gia chủ khi thắp hương dâng mâm cúng

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

Quan đương xứ thổ địa chính thần.

Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm…. nhằm tiết…………………………………….

Chúng con là:…………………………………………………………………………….

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí xung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần giáng án tiền nhân hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi thân, ý khẩu tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cẩn cáo!

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nội dung lễ tạ đất gồm những gì, hẹn gặp lại bạn trong những thông tin tiếp theo.