Lê Phổ

Lê Phổ được nhiều người đánh giá là một trong những họa sĩ Việt Nam vĩ đại nhất thế kỷ 20. Sau khi trở về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học tại trường Mỹ Thuật Đông Dương (cole des Beaux-Arts ở Paris), Lê Phổ đã giảng dạy và truyền cảm hứng cho một thế hệ họa sĩ mới ở Việt Nam tại trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội. Là một người tiên phong trong thế hệ của mình, cuối cùng ông đã chọn rời Việt Nam vào năm 1937 để bắt đầu một cuộc sống mới ở Paris. Cùng năm với tác phẩm Nhìn từ đỉnh đồi – View from the Hilltop được vẽ, đây là tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời và nghệ thuật của Lê Phổ, đồng thời thể hiện khát vọng nhớ về Việt Nam như một thắng cảnh đẹp và hoang sơ sâu sắc.

Khi còn là một sinh viên trẻ, năng khiếu và tài năng về nghệ thuật và giảng dạy của Lê Phổ đã vượt ra ngoài phạm vi học thuật. Công việc cốt lõi của Lê Phổ dựa trên việc tìm kiếm ý nghĩa của nghệ thuật và cuộc sống, và ông đã tích cực tìm kiếm điều này trong các loại hình nghệ thuật khác nhau mà ông tiếp xúc trong thời gian ở Paris. Tuy nhiên, cội nguồn của văn hóa và thẩm mỹ Việt Nam của ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển phong cách riêng biệt của ông. Chính sự đối đầu tích cực, mang tính xây dựng và hiệu quả giữa phương Tây và phương Đông đã tạo nên vẻ đẹp và sự xuất sắc cho tác phẩm của Lê Phổ

Người ta chấp nhận rộng rãi rằng tác phẩm của Lê Phổ có thể được chia theo ba phong cách. Phong cách đầu tiên của ông – mà đây là một ví dụ đặc biệt – có thể được tìm thấy từ thời họa sĩ sống ở Hà Nội cho đến những năm đầu tiên ở Paris. Phong cách thứ hai của ông, được gọi là thời kỳ Romanet theo tên của một chủ phòng tranh người Pháp, người đã trở thành người truyền động lực chính của Lê Phổ, kéo dài những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1960. Cuối cùng cũng đến thời kỳ Findlay của ông trong thời gian ông làm việc cùng phòng trưng bày Wally Findlay của Mỹ, người đã đặt hàng nhiều bức tranh sơn dầu được bán cho thị trường Mỹ từ năm 1963 trở đi. Sự thay đổi giữa các chất liệu và phong cách trong ba thời kỳ này là một minh chứng cho tầm nhìn và sự linh hoạt trong nghệ thuật của Lê Phổ.

Tranh Bức màn tím của hoạ sĩ Lê Phổ 

Rất ít tranh sơn dầu từ những năm 1930 còn tồn tại, và các tác phẩm kích thước lớn của ông còn ít phổ biến hơn . Một số ví dụ là các tác phẩm có ý nghĩa lịch sử như Người phụ nữ của Mandarin – Le Femme du Mandarin (1931), và Tuổi hạnh phúc – L’Age Heureux (1930). Một bầu không khí hoài cổ tràn ngập những tác phẩm này, và Lê Phổ kể câu chuyện về một thế giới cũ ngập trong vẻ hào hùng lịch sử.  Các tác phẩm này mô tả phong cảnh của vùng Bắc Kỳ ở Bắc Bộ, nơi Lê Phổ lớn lên khi còn nhỏ. Màu xanh nhẹ nhàng từ bảng màu của họa sĩ và góc nhìn độc đáo ra khung cảnh rộng lớn gợi nên sự hùng vĩ và bí ẩn bất diệt qua bút pháp của Lê Phổ.

Không giống như nhiều tác phẩm của Lê Phổ, bao gồm cả những tác phẩm mang tính biểu tượng của ông là những phụ nữ thanh lịch, trong tác phẩm Nhìn từ đỉnh đồi – View from the Hilltop, Lê Phổ giới thiệu cho chúng ta một thế giới vắng bóng người. Phong cảnh lấn át cả bức tranh, và trở nên nổi bật hiếm có khi Lê Phổ tôn vinh phong cảnh quê nhà  nơi ông sinh ra.

Bản nhạc trữ tình trong phiên đấu giá gợi nhắc  tới tác phẩm  thơ của bà  Huyện Thanh Quan – nữ nhà thơ  thế kỉ 19:

Bóng chiều tà trải dài trên bầu trời bao la. Ở đằng xa, tiếng tù và đáp lại tiếng trống.

Sột soạt, rừng thông đón những cánh chim mỏi trở về

Tác phẩm Nhìn từ đỉnh đồi – View from the Hilltop cũng thuộc sở hưũ trong bộ sưu tầm của Auguste Tholance, và được sưu tầm vì chủ đề đặc biệt của chúng, kĩ thuật điêu luyện và tầm ảnh hưởng của chúng.

Biên dịch Minh 

Biên tập: Hiếu- Huyền 

Nguồn bài viết https://www.christies.com/lot/lot-le-pho-1907-2001-view-from-the-5853141/?